Sau một cuộc sống ngắn ngùi và không mấy may mắn, Hàn Mặc Tử để lại cho thơ Việt Nam một số lượng tác phẩm không nhỏ..
BÀI LÀM
Sau một cuộc sống ngắn ngùi và không mấy may mắn, Hàn Mặc Tử để lại cho thơ Việt Nam một số lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó có những bài thơ, người này say mê thì người kia không thích. Tuy vậy, cũng có không ít bài thơ, chẳng hạn như bài Đây thôn Vĩ Dạ, được hầu hết mọi người đọc, trải qua nhiều thế hệ, thừa nhận là tuyệt hay, góp phần tạo nên bức chân dung tuyệt đẹp của nhà thơ trong văn học sử nước nhà, ngay từ khổ đầu, Đây thôn Vĩ Dạ đã làm người đọc xúc động đến nao lòng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nghe nói Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ Hàn Mặc Tử viết đế đáp lại lời thư thăm hỏi của một cô gái xứ Huế khi nhà thơ đang vắng mặt ở Huế để về nhà chữa bệnh (năm 1938). Cũng nghe nói, cô gái Huê ấy tên là Hoàng Cúc, một người đẹp đang được Hàn Mặc Tử có nhiều cảm tình. Lúc ấy, nhà cô Hoàng Cúc ở thôn Vĩ Dạ, một vùng đất rất đẹp ở hữu ngạn sông Hương, hơi chếch phía trước kinh thành. Như người ta vẫn nói. “yêu nhau yêu cả lối đi", từ có Hoàng Cúc, cái thôn Vĩ Dạ ấy bỗng chốc trở nên tuyệt vời đối với nhà thơ. Cho nên, nghĩ đến cô Hoàng Cúc, tự nhiên là phải nghĩ đến thôn Vĩ Dạ. Cái tên gọi ấy đã bật dậy ngay trong nỗi nhớ để hiện hình thành câu thơ đầu tiên:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ là một câu hỏi. Vì sao mà đạt câu hỏi? Với người đọc thơ, câu hỏi này có giá trị như một lời mời gọi thiết tha, lời mời đến thôn Vì, “về chơi thôn Vĩ". Hẳn khi đọc được lời thơ thăm hỏi của cô gái thôn Vĩ Dạ. Màn Mặc Tử đã cảm nhận nó như một lời nhắc nhở. trách móc, một lôi mời gọi thân ái bạn bè. Trong câu thơ, nhà thơ không dùng từ “đến", “đến thăm”, mà dùng ệ,rề‘‘ và “về chơi". Những tiếng ấy đọc lên nghe đậm đà tình bạn. Huống chi, đối với nhà thơ thì thôn Vĩ là một nơi quen thuộc, đã đến. từng đến nhiều lần, lại đến trong tư cách một người bạn. Nhưng về chơi thôn Vĩ để làm gi? Câu thơ tiếp theo giống như một câu trả lời, là khá bất ngờ:
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Hóa ra về chơi thôn Vĩ không cốt đê thăm ai, mà chỉ để nhìn, nhìn... nắng. Cách nói quanh co đến ỡm ờ! Có điều gì khó nói, có điều gì cố nén lại trong tình cảm ở đây. Tuy nhiên, chính cái chỗ ỡm ờ có nên ấy đã tạo cho người đọc một khoảng thú vị, một hình ảnh tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ. Cái nét gây ấn tượng đầu tiên của thôn Vĩ khi khách từ xa đến, ấy là những hàng cau cao vút lên trời. Trong câu thơ, lần lượt trải ra từng từ cũng lần lượt trải ra từng chi tiết: nắng hàng cau - nắng mới lên Nhớ về thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc đi trong tưởng tượng đề ngắm thôn Vĩ từ xa đến gần. Xa, để nhìn thấy nắng hàng cau; đến gần để nhìn thấy một khu vườn:
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
“Vườn ai" thật phiếm chỉ, nhưng cũng thật là rõ ràng: Vườn ai? Còn vườn của ai vào đây nửa. Nếu không là cái vườn ấy, cái vườn của ngôi nhà đáng yêu ấy, có con người đáng yêu ấy? (Trong các khổ thơ sau, Hàn Mặc Tử còn phát cái từ “ai " ra đến mấy lần nữa: vườn ai, rồi thuyền ai, ai biết tình ai. Mối tình vừa thiết tha vừa kín đáo, vừa nồng nàn vừa cố nén, chứa đầy trong những từ “ai” đó). Những từ tiếp theo "vườn ai”, dành cho “vườn ai”, đều đạt độ cao nhất của tình yêu đằm thắm. Vườn, đã “mướt quá”, lại còn “xanh như ngọc”. "Mượt’’ là một từ không phổ biên lắm nhưng đầy sắc thái hơn từ “mượt”. ' Mượt” là bóng, nhẵn; nhưng '‘mướt” thì còn như loáng nước lên, lấp lánh lên. Chỉ trong tình yêu, nhờ tình yêu, thì nắng hàng cau mới có cái tươi tắn đến thế, lá cây vườn mới có cái màu xanh như thế.
Thật ra, nói đến nắng, đến hàng cau, đến vườn xanh, chú ý của Hàn Mác Tứ không để tả vườn, tả cây hay tả nắng. Cái điều muốn nói ra nhất, cái điều phải nén lại từ đầu khổ thơ, đến bây giờ nhà thơ mới có thể nói ra:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Bây giờ, người đọc đã hiếu ra rằng, tất cả những gì nhà thơ đă nói trên đây chỉ là để tạo bối cảnh cho một sự xuất hiện tuyệt đẹp: Một khuôn mặt chữ điền. Mặt chữ điền, theo cách cảm nhận của người xứ Huế ngày xưa, là ước lệ của một khuôn mặt đẹp; đẹp mà cao quý, phúc hậu, kín đáo, một vẻ đẹp có sức hấp dẫn từ bên trong. Trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, mặt chữ điền được xuất hiện trong một khung cảnh khiến cho nó trở nên thấp thoáng, như ẩn như hiện. Thật ra, trong thực tế, có cái lá trúc nào mà lại che ngang! Hiểu theo nghĩa duy lí, câu thơ có thể có nghĩa là: Có một hàng rào trúc được xén ngang tầm khuôn mặt của cô gái đứng trong vườn, che ngang hết một phần khuôn mặt ấy. Tuy nhiên, với người đọc thơ người ta văn muốn hiểu câu thơ theo một nghĩa có vẻ phi lí, rằng những chiếc lá trúc trong vườn, như một sự cố ý, đă che ngang khuôn mặt chữ điền, để tôn nó lên. khiến cho nó thêm kín đáo, thêm duyên.
Người đọc thơ ngày nay, hẳn phải biết ơn Hàn Mặc Tử vì bốn câu thơ đầu cua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nhờ ông, nhớ tình yêu đắm say của ông người đọc có được một bức tranh thiên nhiên đẹp, phải nói là tuyệt đẹp, về một miền đất nước. Hàn Mặc Tử, chỉ bằng một khổ thơ, đã làm cho một tên gọi bình thướng của một thôn nhỏ đã đi vào bất tử trong thơ.