Bình luận về nỗi lo và sự rèn luyện, tu dưỡng - Ngữ Văn 12

Không lo là không có địa vị mà chỉ lo là mình không có tài năng; không lo là không ai biết, ai hiểu mình mà chỉ lo tài đức mình không nổi trội, nên chẳng ai đoái hoài đến

Lời giải

Không lo là không có địa vị mà chỉ lo là mình không có tài năng; không lo là không ai biết, ai hiểu mình mà chỉ lo tài đức mình không nổi trội, nên chẳng ai đoái hoài đến.

Điều quan trọng của mọi người là phải không ngừng rèn đức luyện tài, nâng cao bản lĩnh sống. A dua, đua đòi, khinh bạc, khoe khoang sao được!

Tri thức, học vấn. trình độ, nhân cách bản lĩnh... đều do học tập, rèn luyện, tu dưỡng mà có. Mọi sự khen, chê đều căn cứ vào tốt/ xấu; thiện/ ác...

Cho nên sự rèn luvện và tu dưỡng là bài học muôn thuở cho bất cứ ai.

Con đối với cha mẹ phải hiếu thảo, vợ chồng phải thủy chung, bạn hữu phải sắt soi tình nghĩa; đối với Tổ quốc và dân tộc phải trung, đối với mọi người phải nhân ái. Trung hiếu, nhân ái, thủy chung... tuy mỗi thời kì có màu sắc khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện tâm hồn Việt Nam, tính cách Việt Nam, đạo lí của dân tộc ta qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước. Bất cứ con người Việt Nam nào dù trẻ hay già, dù địa vị nào, Việt kiều sinh sống ở nơi xa hay đồng bào trên mọi miền quê đất nước đều phải tu dưỡng, rèn luyện, phải sống đẹp theo chuẩn mực ấy.

Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta rơi lệ trước thảm họa của dân tộc dưới ách thống trị của quân “cuồng Minh”', ta “lo” nỗi lo, ta “giận” trước nỗi giận của Lê Lợi và các nghĩa sĩ Lam Sơn thuở “bình Ngô".

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

      Căm giặc nước thề không cùng sống.

                   Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,

                Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Từ xưa đến nay, bất cứ người nào cũng cần phải rèn luyện, tu dưỡng. “Bác học cũng phải học”, phải đọc sách thâu canh, phải làm thí nghiệm suốt đêm này qua đêm khác; nhà lai tạo giống cùng nông dân một nắng hai sương qua
nhiều ngày tháng mới sáng tạo ra giống lúa mới giàu năng suất. Sĩ tử xưa nay đều phải “thập niên đăng hỏa”, phải “dùi mài kinh sử” mới nên ông Nghè, ông Cống, mới ghi tên vào bảng vàng, mới chiếm được một chỗ ngồi sang trọng trong các trường đại học.

Mọi thành công ở đời đều có giá; cái giá của mồ hôi, nước mắt và máu; cái giá của sự rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, gian khổ.

Mài sắt mới nên kim. Ngọc càng mài càng sáng; vàng càng luyện càng trong. Đó là chân lí, là bài học về sự rèn luyện tu dưỡng.

Thế hệ trẻ phải sống có chí hướng, có lí tưởng, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. học vấn, tài năng để bước vào đời phục vụ Tổ quốc, và ngẩng cao đầu trước thiên hạ.

 


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1. Chọn câu trả lời sai

Một tàu cánh ngầm đang lướt sóng trên biển. Ta nói:

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.

B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.

D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.

Câu 2. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật môc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên   

C. Cột đèn bên đường đứng yên     

D. Mặt đường đứng yên

Câu 3. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài s = 3,6km, trong thời gian t = 40 phút. Vận tôc trung bình của người đó là

A. 19,44m/s                 B. 15m/s.               

C. 1,5m/s.                     D. \(\dfrac{2 }{ 3}\) m/s.

Câu 4. Vận tốc của ô tô là 36km/h, cùa người đi xe máy là 34000m/h và của tàu hỏa là 12m/s. sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

A. tàu hỏa - ô tô - xe máy.        

B. ô tô - tàu hỏa - xe máy.

C. ô tô - xe máy - tàu hỏa.      

D. xe máy - ô tô - tàu hỏa.

Câu 5. Chuyển động của trái bida đăng lăn trên mặt bàn nhẵn bóng là chuyển động

A. nhanh dần đều.                 B. tròn đều.

C. chậm dần đều.                  D. thẳng.

Câu 6. Một người đi xe môtô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20 km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t\(_2\)  = 20 phút. Quãng đường ABC dài là

A. 40 km             B. 30 km             

C. 20 km.            D. l0km

Câu 7. Trên các xe thường có đồng hồ đo tốc độ. Khi xe chạy, kim đồng hồ chỉ

A. tốc độ lớn nhất của xe trên đoạn đường đi.

B. tốc độ lớn nhất mà xe có thể đạt đến.

C. tốc độ trung bình của xe.

D. tốc độ của xe vào lúc xem đồng hồ.

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng.

Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài l km hết 1,4 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là.

A. 45 km/h           B. 12 m/s            

C. 0,0125 km/s    D. 0,0125 km/h

Câu 9. Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu nào dưới đây mô tả đứng chuyển động của hòn bi?

 

A. Hòn bi chuyền động đều trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.

D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.

Câu 10. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi ngược chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là \(v_1\), \(v_2\) . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có:

A. \(s = (v_1 + v_2 ).t \)                      

B. \(v_1 t = s + v_2 .t\)

C. \(s = (v_1 - v_2 ).t\)                           

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 11. Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình là 40km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1 h 15 phút. Quãng dường từ ga A đến ga B là :

A. 60km                       B. 46km                

C. 50km                       D. 75km

Câu 12. Một người khởi hành từ nhà lúc 6h30 phút và tới nơi làm việc lúc 7h. Quãng đường từ nhà tới cơ quan là 5,4km. Dọc đường người đó dừng lại bơm xe mất 5 phút, sau đó mua báo hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 21,6km/h                  B. 36m/phút

C. 10,8km/h                  D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13. Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái bóng. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực

A. làm biển dạng trái bóng và biến đổi chuyển động của nó.

B. chỉ làm biến đổi chuyển động của trái bóng.

C. chỉ làm biến dạng trái bóng.

D. cả A, B, C đều sai.

Câu 14. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực \(\overrightarrow P \) của Trái Đất với lực ma sát \(\overrightarrow F \) của mặt bàn.

B. Trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

C. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

D. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  của mặt bàn cân bằng với hợp lực của trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất và phản lực \(\overrightarrow N \)  của mặt bàn.

Câu 15. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là \(\overrightarrow {{F_1}}  = 80N\), \(\overrightarrow {{F_2}}  = 60N\)

và \(\overrightarrow {{F_3}}  = 20N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A. \(\overrightarrow {{F_1}} \), \(\overrightarrow {{F_2}} \) cùng chiều nhau và ngược chiều với hai lực trên.

B.\(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

C.\(\overrightarrow {{F_2}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

D. \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \)  đều được.

Câu 16. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?

A. Không thay đổi               

B. Chỉ có thể tăng dần

C. Chỉ có thể giảm dần               

D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần

Câu 17. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:

A. ma sát trượt.                         

B. ma sát nghỉ,

C. ma sát lăn.                            

D. quán tính

Câu 18. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhât:

A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng.

C. Hòn bi năm yên trên mặt phẳng nghiêng.

D. Hòn bi vừa lăn. vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Câu 19. Ma sát nào dưới đây có hại nhất?

A .Ma sát giữa dây và ròng rọc.      

B. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.

C Ma sát giữa đế giày và nền nhà.      

D. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.

Câu 20. Chọn câu trả lời sai

Một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.

A. Không có lực nào tác dụng vào cỗ xe.

B. Tổng tất cả các lực tác dụng vào cỗ xe triệt tiêu nhau.

C. Trọng lực tác dụng lên cỗ xe cân bằng với phản lực của mặt đường tác dụng vào nó.

D. Lực kéo của ngựa cân bằng với lực ma sát của mặt đường tác dụng lên cỗ xe.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1. Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này :

A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên.

B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động

C. Mặt Trời và Trái Đẩt đều chuyển động.

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

Câu 2. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây?

A. Bờ sông.                  

B. Dòng nước

C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.     

D. Ca nô

Câu 3. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng.

B. tròn.

C. cong.

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

Câu 4. Chọn câu trả lời sai

Đường từ nhà Thái tới trường dài 4,8km. Nếu đi bộ Thái đi hết l,2h. Nếu đi xe đạp Thái đi hết 20 phút.

A. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 4km/h.

B. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 14,4m/s.

C. Vận tốc đi xe đạp trung bình cùa Thái là 4m/s.

D. Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là 14,4km/h.

Câu 5. Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây?

A. 36m/s.             B. 100m/s.          

C. 36000m/s.        D. 10m/s

Câu 6. Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 0) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc :

A. Giảm dần.                                          

B. Tăng dần.

C. không đổi

D. Giảm rồi tăng dần

Câu 7. Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 510m hết 1phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là:

A. 45km/h.            B. 8.5m/s.          

C. 0,0125km/s.     D. 0,0125km/h.

Câu 8. Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 2 thời gian đầu là 30 km/h và trong 2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường là :

A. 42km/h             B. 22,5km/h       

C. 36km/h.            D. 54km/h

Câu 9. Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động :

A. Đều.                  B. Không đều. 

C. Chậm dần.         D. Nhanh dần

Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ …………..

A. chuyển động đều.                     

B. đứng yên.

C. chuyển động nhanh dần.   

D. chuyển động tròn.

Câu 11. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là \(F_1  = 20 N\), \(F_2  = 60 N\) và \(F_3  = 40 N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A. \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ,\(\overrightarrow {{F_2}} \)   cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)   ngược chiều với hai lực trên.

B. \(\overrightarrow {{F_1}} \) ,\(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

C. \(\overrightarrow {{F_2}} \) ,\(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

D. \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \)  đều được.

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng

Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe đứng lại, người ta dùng cái phanh (thắng) xe để

A .tăng ma sát trượt       C. tăng ma sát lăn.

B. tăng ma sát nghỉ.       D. tăng trọng lực.

Câu 13. Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu 14. Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính :

A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

C. Vật chuyển động theo đường cong.

D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu 15. Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là :

A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.

B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

C. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn.

C. Thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính.

Câu 16. Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do :

A. Ma sát.           B. Quán tính.       

C. Trọng lực.      D. Lực đẩy.

Câu 17. Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với vận tốc 12km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 3km/h thì xà lan đến B sớm hơn dự định 10 phút. Quãng đường AB là:

A. 5km.                       B. 10km                   

C. 15km.                     D. 20km

Câu 18. Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều :

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Câu 19. Trong hình vẽ, dưới tác dụng của các lực, vật nào sau đây có vận tốc không đổi?

A . Hình a             B. Hình b             

C. Hình c              D. Hình d

 

Câu 20. Một chiếc xe đang đứng yên khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ

A . chuyển động đều     

B. chuyển động nhanh dần

C . đứng yên     

D. chuyển động tròn

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 8

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhât sẽ :

A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai.

B. Đứng yên so mặt đường.

C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai.

D. Chuyển động ngược lại.

Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?

A. Mặt Trời         B. Một ngôi sao   

C. Mặt Trăng       D. Trái Đất

Câu 3. Khi nói đển vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, xe lửa, máy bay., người ta nói đên :

A. Vận tốc tức thời.

B. Vận tốc trung bình.

C. Vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. Vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Câu 4. Ầm thanh truyền trong không khí với vận tốc 330m/s. Quãng đường âm thanh truyền đi được trong 0,5 phút là :

A. 165m                        B. 660m                 

C. 1 lm.                         D. 9,9km

Câu 5. Lực tác dụng lên xe (ở hình vẽ) có giá trị:

A 444N                B. 160N.             

C. 240N.              D. 120N 

Câu 6. Chọn câu trả lời sai

Một bạn học sinh đi xe đạp quanh bờ một hồ bơi hình tròn với vận tốc 2 m/s. Biết chu vi hồ bơi là 0,72km. Thời gian bạn đó đi hết một vòng quanh hồ là :

A. 360 s.                      B. 6 phút                  

C. 0,1 h.                       D. 5 phút 30 giây

Câu 7. Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 90° thì :

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

C. Toàn bộ lực tác động sẽ bị tiêu phí.

D. Tùy theo là lực đẩy hay kéo mà sẽ làm vật di chuyển hay bị tiêu phí.

Câu 8. Ba lực cùng phuơng có cường độ lần lượt là \(F_1  = 10N\), \(F_2  = 40N\) và \(F_3 = 50N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A. \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \) , cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

B. \(\overrightarrow {{F_1}} \) ,\(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

C. \(\overrightarrow {{F_2}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

D. \(\overrightarrow {{F_1}} \) ,\(\overrightarrow {{F_2}} \)   ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \)  đều được.

Câu 9. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.

B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.

C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.

D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

Câu 10. Chiều của lực ma sát:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Tín hiệu do một trạm rađa phát ra gặp một máy bay và phản hồi về trạm sau 0,32s. Tính khoảng cách từ máy bay đên trạm rađa. Biêt răng vận tốc của tín hiệu bằng với vận tốc của ánh sáng V = 3.10\(^8\) m/s. 

Câu 12. Đồ thị nào mô tả chuyển động đều?

Câu 13. Tuyến đường sắt từ Hà Nôi đến TP Hồ Chí Minh dài 1730km. Tàu hoả đi trên tuyến đường này mất 32 giờ.

a) Tính vận tốc trung bình của tàu hỏa trên tuyến đường này.

c) Chuyển động của tàu trên đoạn đường này có phải là chuyển động đều không? Tại sao.

Câu 14. Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên người đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường và cả đường dốc đó.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 8

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo dường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa :

A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng.

B. Rơi theo đường chéo về phía trước.

C. Rơi theo đuờng chéo về phía sau.

D. Rơi theo đường cong.

Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc?

A. Trái Đất          B. Quả núi.         

C. Mặt Trăng       D. Bờ sông

Câu 3. Nếu vận tốc di chuyển của một con rùa là 0,055m/s thì trong 1 giờ con rùa đó di chuyển được bao nhiêu km?

A. l,98km            B. 0,0198km        

C. 0,198km          D. 0,002km

Câu 4. Mai anh em Tú và Hùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tú đi trước với vận tốc 12 km/h. Hùng xuất phát sau Tú l0phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tú. Quãng đường từ nhà Tú và Hùng đến trường là:

A. 3km.                           B. 6km                

C. 8km                            D. 10km

Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình?

A. Tốc độ cửa ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng.

B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga.

C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích.

D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất.


Câu 6. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình dưới đây là đúng?

A. Hai lực này là hai lực cân bằng.

B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau.

C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.

D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.

Câu 7. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã nhào về phía trước?

A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc

B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải

C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc

D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái

Câu 8. Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v\(_0\)  thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là:

A. Lực ma sát trượt.  

B. Lực ma sát lăn.

C. Lực ma sát nghỉ.    

D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Câu 9. Thạch sùng có thể di chuyển dễ dàng trên tường nhà là nhờ có :

A. Quán tính. 

B. Ma sát.

C. Trọng lực.  

D. Lực đẩy Ác-si-mét.

Câu 10. Khi treo một vật có khối lượng 500g vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đút và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được

A .lớn hơn 5000N.     

B. lớn hơn 5N.

C. nhỏ hơn 5N.          

D. nhỏ hơn 500N.

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Đồ thị nào sau đây mô tả:

A. Chuyển động đều.

B. Chuyển động có vận tốc tăng dần.

C. Chuyển động có vận tốc giảm dần.

Câu 12. Một người đi trên quãng đường đầu dài 2km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài l,5km người đó đi hết 0,4 giờ. Tính vận tốc trung bình cùa người đó trên cả hai quãng đường theo đơn vị m/s.

Câu 13. Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1.

a. Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc (chỉ rõ các đại lượng).

b.Một xe mô tô chuyển động với vận tốc 36km/h, con số đó cho biết : điều gì ? Sau 2 giờ 15 phút, mô tô đi được quãng đường bao nhiêu ?

Câu 2. Hãy chọn giá trị vận tốc cho phù hợp:

Đối tượng

Vận tốc

1. Người đi bộ

a. 340 m/s

2. Xe đạp lúc xuống dốc

b. 300.000 km/s

3. Vận tốc tối đa của xe mô tô tại nơi đông dân cư

c. 5 km/h

4. Vận tốc âm thanh trong không khí

d. 40 km/h

5. Vận tốc của ánh sáng trong chân không

e. 42,5 km/h

 

Câu 3. Một xe mô tô chuyển động có vận tốc mô tả trong đồ thị sau:

a) hãy cho biết tính chất của chuyển động trong từng giai đoạn.

b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong giai đoạn vật có vận tốc lớn nhất

Câu 4. Một người đi bộ và một ngưòi đi xe đạp trên cùng một quãng đường AB. Biết thời gian người đi xe bằng 2 thời gian người đi bộ. Vận tốc trung bình của người đi bộ so với người đi xe là bao nhiêu ?

Câu 5. Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? Em hãy cho ví dụ minh họa

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1. Chuyển động cơ học là gì? Độ lớn cùa vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó?

Câu 2. Em hãy chọn đơn vị vận tốc phù hợp cho các chuyển động sau:

Đối tượng

Vận tốc

a. Vận tốc bò của ốc sên

1. km/s

b. Vận tốc của tên lửa

2. m/h

c. Vận tốc của gió

3. m/s

Câu 3. Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s; đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,5h.

a. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s .

b. Đổi tốc độ tính được ở câu trên ra km/h.

Câu 4. Cứ sau 20s người ta lại ghi quãng đường chạy của một vận động viên điền kinh chạy 1000m như trong bảng :

b) Tính tốc độ trung bình của vận động viên trên cả đoạn đường ra m/s và km/h.a) Tính tốc độ trung bình của vận động viên sau khi chạy được 60s và 120s; vận tốc độ trung bình từ giây thứ 60 đến 120 và từ giây thứ 120 đến 180.

Câu 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng năm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi

A. khoảng cách của vật chuyến động so với vật mốc.

B. vận tốc của vật.

C. vị trí của vật so với vật mốc.

D. phương chiều của vật.

Câu 2. Một xe ôtô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là :

A. \(\dfrac{2 }{ 3}\) h                           B. 1,5 h                

C. 75 phút                     D. 120 phút

Câu 3. Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động cỏ vận tốc:

A. Giảm dần.      B. Tăng dần.           

C. Không đổi.     D. Tăng dần rồi giảm.

Câu 4. Chọn câu trả lời sai

Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:

A. Thay đổi vận tốc.         

B. Thay đổi trạng thái,

C. Bị biến dạng.             

D. Không thay đổi trạng thái.

Câu 5. Chọn câu trả lời sai

Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.

B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

C.Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng.

 D. Chỉ A, B sai.

Câu 6. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là

A. ma sát trượt.                        

B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.                         

D. quán tính

Câu 7. Gọi \(\overrightarrow F \) là lực ép tác dụng vuông góc với bề mặt bị ép có diện tích S; A là công củùa lực \(\overrightarrow F \)  tác dụng làm di chuyển vật quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính áp suât

A. \(P = F.S\)                          B. \(P = T\)           

C. \(P=\dfrac{F }{ S}\)                              D. \(P = \dfrac{S }{ F}\)

Câu 8. Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.10\(^5\)  Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04m thì phải tác dụng một lực bằng :

A. 628N.                    B. 314N                  

C. 440N.                   D. 1256N

Câu 9. Khi thợ lặn lặn xuống biển :

A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng.

B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm.

C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu.

D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn càng xa bờ càng lớn.

Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 200m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\)  = 10\(^5\)  N/m\(^2\) . Khối lượng riêng của nước biên là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là :

A. 2,06.10\(^6\)  N/m\(^2\)                         

B. l,96.10\(^6\) N/m\(^2\)

C. 2,16.10\(^6\) N/m\(^2\)                     

D. 2,96.10\(^6\)  N/m\(^2\)

Câu 11. Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao ?

A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao.

B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao.

C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó.

D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó.

Câu 12. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng ỉuợng của vật (F\(_A\)  = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây?

A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng.

B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng.

C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng.

D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng.

Câu 13. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật có thể tích bằng:

A. 2.10\(^{ - 4}\) m\(^3\)     

B. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)       

C.2.10\(^{ - 2}\))m\(^3\)       

D.2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

 Câu 14.Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lòng có trọng lượng riêngd\(_1\) , d\(_2\) , d\(_3\) . So sánh độ lớn của d\(_1\) , d\(_2\)  và d\(_3\)  sau đây, so sánh nào đúng?

A. d\(_1\) > d\(_2\) > d\(_3\)  

B. d\(_2\) > d\(_1\) > d\(_3\)    

C. d\(_3\) > d\(_2\) > d\(_1\)    

D. d\(_2\) > d\(_3\) > d\(_1\)

 

Câu 15. Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi

A. Khối lượng chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.

C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học?

A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống.

B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường.

D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga.

Câu 17. Trong đời sống hàng ngày, để di chuyến trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì?

A. Công               B. Thời gian.       

C. Đường đi.        D. Lực.

Câu 18. Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m\(^3\) . Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m\(^3\) . Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng:

A. 1800g.            B. 850g               

C. 1700g.            D. 1600g

Câu 19. Một vật nặng 50kg đang nổi 1 phần trên mặt chất lỏng. Lực Ác-si-mét tác dụng lên vật:

A. Lớn hơn 500N.               

B. Nhỏ hơn 500N.

C. Bằng 500N.                   

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

Câu 20. Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ trong trường hợp nào dưới đây?

A. Vật rơi từ trên cao xuống.

B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.

C.Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.

D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau khác nhau.

B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so vật khác.

C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.

D. Dạng quỹ đạo chuyển động cũa vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.

Câu 2. Một ôtô chuyển động thẳng đều trên đọan đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ôtô lên 1,5 lần thì:

A. Thời gian t giảm \(\dfrac{2 }{ 3}\) lần

B. Thời gian t tăng \(\dfrac{4 }{3}\) lần.

C. Thời gian t giảm \(\dfrac{3 }{ 4}\) lần

D. Thời gian t tăng \(\dfrac{3}{ 2}\) lần.

Câu 3. Tốc độ của một ô tô là 54km/h, nó tương ứng với

A. 36000m/s.                       B. 15m/s.

C. 18m/s.                             D. 36m/s.

Câu 4. Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc

A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 5. Lực là nguyên nhân làm:

A. Thay đổi vận tốc của vật.

B. Vật bị biến dạng,

C. Thay đổi dạng quỹ đạo của vật.

D. Các tác động A, B,C.

Câu 6. Hai lực cân bằng là hai lực :

A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.

B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.

C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.

D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.

Câu 7. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

A. Ma sát.                       B. Quán tính.

C. Trọng lực.                   D. Đàn hồi.

Câu 8. Phát biểu nào về áp suất sau đây là không đúng

A . Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng.

B . Áp suất là áp lực tính trên một đơn vị diện tích bị lực ép.

C. Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.

D. Khi áp lực như nhau tác dụng lên một mặt, mặt có diện tích càng nhò thì chịu áp suất càng lớn.

Câu 9. Đơn vị đo áp suất không phải là :

A. N/m\(^2\)                                 B. Pa

C. kPa                                   D. N

Câu 10. Có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S (m\(^2\) ) và chiều cao là h (m ). Chất lỏng có trọng lượng riêng là d (N/m\(^3\) ). Áp suất tác dựng lẻn đáv bình là:

A. \(p =\dfrac{d }{ h}\)                     

B. \(p=d.h\)

C. \(p= d.S.h \)   

D. \(p=\dfrac{{d.h} }{S}\)

Câu 11. Trong hình vẽ sau, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựnu nước pha muối. Gọi p\(_1\) , p\(_2\) ,p\(_3\) là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3.

 

Biểu thức nào dưới đây đúng?

A. p\(_3\) > p\(_2\) > p\(_1\)

B. p\(_2\) > p\(_3\) > p\(_1\)

C. p\(_1\) > p\(_2\) > p\(_3\)

D. p\(_3\) > p\(_1\) > p\(_2\)

Câu 12. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.

C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.

D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.

Câu 13. Khi đặt một áp kế dùng chất lỏng ở nơi có áp suất khí quyển bằng 9,6.10\(^4\) Pa, cột chất lỏng có độ cao bằng 80cm. Trọng lượng riêng của chất lỏng trong áp kế bằng :

A. 76800 N/m\(^3\)

B. 1,2.10\(^5\) N /m\(^3\)

C. 7680 N/m\(^3\) .

D. 1,2.10\(^4\) N/m\(^3\)

Câu 14. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m\(_1\) = 2m\(_2\) được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi \(\overrightarrow {{F_1}} \) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, \({F_2}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2.

Biểu thức nào dưới đây đúng?

A. \(F_2 = 2F_1\)                             

B. \(F_1= 2F_2\)

C. \(F_1= F\)                                   

D. \(F_1 = 4F_2\)

Câu 15. Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chât lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng:

A. 2m\(^3\) .                                  B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

C. 2. 10\(^{ - 2}\) m\(^3\)                         D.2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)

Câu 16. Lực đẩy Ác-si-mét có chiều:

A. Hướng theo chiều tăng của áp suất.

B. Hướng thẳng đứng lên trên.

C. Hướng xuống dưới.

D. Hướng theo phương nằm ngang.

Câu 17. Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi?

A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước.

B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh.

C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên.

D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên.

Câu 18. Khối lượng riêng của nước sông bằng 1 g/cm\(^3\) và của nước biển bằng 1,03 g/cm\(^3\) . Trên sông, con tàu sẽ nổi :

A. Nhiều hơn so với trên biển.

B. Như trên biển.

C. ít hơn so với trên biển.

D. Nhiều hơn, bằng hoặc ít hơn so với trên biển tùy theo kích thước của con tàu.

Câu 19. Trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học ?

A. Vận động viên maratông đang chạy trên đường đua.

B. Vận động viên nhào lộn đang đứng trên cầu nhảy.

C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trong một trận cầu.

D. Quả nặng đang được rơi từ trên cần của một bủa máy xuống.

Câu 20. Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn nghèo rất dài để :

A. Giảm quãng đường.

B. Giảm lực kéo của ôtô.

C. Tăng ma sát.

D. Tăng lực kéo của ôtô.

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Chương 1 - Vật lí 8

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Câu 2. Đường từ nhà Lan tới nhà Hùng dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi là l m/s thì thời gian Lan đi từ nhà mình tới nhà Hùng là :

A. 0,5 h.                       B. 1 h         

C. 1,5 h                        D. 2 h

Câu 3. Một chiếc máy bav mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630km. Vận tốc trung bình của máy bay là:

A. 2km/phút                        B. 120km/h

C. 33,33 m/s                       D. Tất cả các giá trị trên đều đúng.

Câu 4. Khi có các lực tác động lên một vật thì độ lớn vận tốc của vật

A. luôn luôn tăng.

B. luôn luôn giảm.

C. luôn luôn không đổi.

D. có thể tăng, giảm hoặc không đổi.

Câu 5. Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng cùa hai lực cân bằng?

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động .

B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.

C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.

D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu 6. Khi cán búa lỏng người ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất. Đó là dựa vào tác dụng của:

A. Lực ma sát.     B. Lực đàn hồi.    

C. Trọng lực.       D. Quán tính.

Câu 7. Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.10\(^4\) N/m\(^2\) . Diện tích của một tâm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm\(^2\) . Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là

A.40kg.                        B.80kg.                 

C.32kg.                        D. 64kg.

Câu 8. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và

A. thể tích của vật.                    

B. trọng lượng riêng của chất lỏng đó.

C. thể tích của chất lỏng đó.                

D. trọng lượng riêng của vật.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây không có sự bảo toàn cơ năng của vật ?

A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống dưới.

B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nhẵn.

D. Một con bò đang kéo xe.

Câu 10. Khi vật nổi 1 phần trên mặt chất lỏng thì nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.

C. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật.

D. Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Hãy lựa chọn chuyển động dưới đây là loại chuyển động nào trong các loại: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn cho phù hợp:

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

2. Chuyển động của thang máy.

3. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ.

4. Chuyển động tự quay của Trái Đất.

Câu 12. Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 50 km/h.

a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.

b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô.

Câu 13. Một bình có dung tích 500cm đựng nước tới \(\dfrac{4 }{ 5}\)  chiều cao của bình. Thả một vật A bằng kim loại vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra là l00cm\(^3\)  . Nếu treo vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 15,6N.

a) Tính thể tích vật A.

b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m\(^3\)

c) Tính trọng lượng riêng của vật.

Câu 14. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là bao nhiêu?

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Chương 1 - Vật lí 8

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy, hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

A. đứng yên.                   

B. Chạy lùi ra sau.

C. Tiến về phía trước.       

D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.

Câu 2. Một canô chuyển động đều từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h thì hết 45 phút. Quãng đường từ A đến B dài :

A. 22,5km              B. 45km                 

C.135km.               D. 15km

Câu 3. Một người di xe đạp trên đoạn đường OPQ. Biết trên đoạn đường OP người đó đi với vận tốc 18km/h, trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường PQ người đó đi với vận tốc 30km/h, trong thời gian t\(_2\)  = 30 phút. Quãng đường OPỌ dài:

A. 15km.                        B. 16km                 

C. 18km                         D. 20km

Câu 4. Quán tính của một vật là:

A. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.

B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

C. Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.

D. Tất cả các tính chất trên.

Câu 5. Câu nào dưới đây nói về áp suất là đúng?

A. Áp suất là lực tác dụng lên mặt bị ép.

B. Áp suất là lực ép vuông góc với mặt bị ép.

C. Ảp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.

D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 6. Bên trong một bình chứa chất lỏng có hai vật A,B như hình vẽ. So sánh trọng lượng riêng của A (d\(_A\) ), B (d\(_B\) ) và trọng lượng riêng của chất lỏng (d\(_\ell \) ).

A. d\(_B\) = d\(_\ell \) = d\(_A\)                                             

B. d\(_B\) = d\(_\ell \) < d\(_A\)

C. d\(_B\) > d\(_\ell \) > d\(_A\)                                           

D. d\(_A\) > d\(_B\) > d\(_\ell \)                      

 

Câu 7.  Hình vẽ nào sau đây không phù hợp tính chất của bình thông nhau?

 

Câu 8. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.

B. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm,

C. Càng giảm vì nhiêt độ không khí giảm.

D. Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng.

Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng chiếm chỗ.

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. Trọng lượng của vật và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 10. Một vật lần lượt nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình 10). Gọi lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng 1 tác dụng lên vật là F\(_1\) , của chất lỏng 2 tác dụng lên vật là F\(_2\) . So sánh nào dưới đây đúng?


A.F \(_1\) > F\(_2\)                   B.F\(_1\) < F\(_2\)            

C. F\(_1\) = F\(_2\)                   D. F\(_1\) \( \ge \) F\(_2\)

B. TỰ LUẬN

Câu ll. Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Mành khách trên xe sẽ như thế nào? Vì sao?

Câu 12. Đặt một bao gạo 50kg lên một cái ghế bốn chân. Biết rằng, ghế có khối lượng 4kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghê là 8cm\(^2\) . Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

Câu 13. Một vật có khối lượng m = 810g và khối lượng riêng D = 2,7g/cm\(^3\)  được thả vào một chậu nước (d\(_n\)  = 10000N/m\(^3\) ). Chứng minh rằng vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Câu 14. Đổ đưa một vật khối lượng l00kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là bao nhiêu ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 11 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1.. Khi nói về chuyển động hai bạn Lan và Tuấn quan niệm như sau:

Lan: Khi vị trí của vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.

Tuấn: Khi khoảng cách giữa vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.

Theo em ý kiến nào chính xác, ý kiến nào chưa chính xác, tại sao?

Câu 2. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tổ nào ? Viết công thức tính áp suất, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo cùa các đại lượng trong công thức đó.

Câu 3. Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 4 chân, tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông cạnh 2cm. Xem khối lượng của tủ phân bố đều.

a) Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền nhà.

b) Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu một áp suất tối đa 31,25 N/cm3  mà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền để giữ cho mặt nền không bị hư hại.

Câu 4. Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm.

a) Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Hãy tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệmế

b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiều để tạo một áp lực như trên ?

Câu 5. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 360kJ.

a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu ?

b) Tính vận tốc chuyển động của xe.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 12 - Chương 1 - Vật lí 8

Câu 1.. Để nhận biết một ôtô chuyển động trên đường, có thể làm thế nào? Tìm ví dụ để chứng tỏ trạng thái chuyổn động và đứng yên của xe là tương đối.

Câu 2. Thể nào là hai lực cân bằng ? Hộp phấn đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào hộp phấn cân bằng nhau là các lực nào?

Câu 3. Cứ trong một phút, tàu hòa chuyển động đều và đi được 180m Tính:

a. Vận tốc cùa tàu ra m/s và km/h.

b. Thời gian để tàu đi được 2,7km.

c. Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.

Câu 4. Đổ đưa một vật lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 15 kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?

Câu 5. Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là 1.104 N/m3, của đá bằng 2,4.10N/m3. Tính lực đẩy của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”