Phần trắc nghiệm
Câu 1. Thể tích không khí (oxi chiếm khoảng 20%) cần và thể tích CO2 sinh ra khi đốt cháy 10 lít khí CH4 là
A. 10 lít không khí và 10 lít CO2.
B. 100 lít không khí và 10 lít CO2
C. 20 lít không khí và 20 lít CO2.
D. 30 lít không khí và 30 lít CO2.
Câu 2. Bốn bình khí có thể tích bằng nhau, mỗi bình đựng một trong những khí sau: hiđro, nitơ, oxi, cacbonic (các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?
A. Số phân tử của mỗi khí trong các bình bằng nhau.
B. Khối lượng các khí có trong các bình bằng nhau.
C. Khí hiđro nặng nhất.
D. Khí nitơ nặng nhất.
Câu 3. Dãy chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
A. H2O, KMnO4, CaCO3
B. Không khí, nước, KClO3.
C. KMnO4, KClO3.
D. CuO, KClO3, KNO3.
Câu 4. Đốt cháy sắt trong oxi. Số gam Fe, O2 cần dùng để điều chế 4,64 gam Fe3O4 lần lượt là
A. 2,52 gam và 0,96 gam.
B. 3,36 gam và 1,28 gam.
C. 1,68 gam và 0,64 gam.
D. 0,84 gam và 0,32 gam.
Câu 5. Trong các chất sau: CaO, Mn2O7, P2O5, N2O5, FeO, SiO2, CuO, H2S, NH3
Dãy chất gồm các oxit axit là
A. Mn2O7, P2O5, N2O5, SiO2.
B. CaO, Mn2O7, P2O5.
C. CuO, H2S, NH3.
D. FeO, SiO2, CuO, H2S
Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. CaCO3 \(\to\) CaO + CO2
B. CO + O2 \(\to\) CO2
C. N2O + SO2 \(\to\) H2SO3
D. NaCl + AgNO3 \(\to\) AgCl + NaN03
Phần tự luận
Điền công thức hoá học đúng và hệ số thích hợp vào các sơ đồ phản ứng sau:
1. Al + O2 \(\to\) .......................
2. P + O2 \(\to\) ......................
3. ZnS + O2 \(\to\) ..............+.............
4. CxHy + O2 \(\to\) ....CO2 +.... H2O.
5. Zn + HCl \(\to\) ZnCl2+ .......
6. 2Fe(OH)3 \(\to\) Fe2O3 + ........
Phần trắc nghiệm
Câu l. Cho các chất sau: KMnO4, KClO3, KNO3, CaCO3. Chất giàu oxi nhất là
A. CaCO3 B. KMnO4.
C. KClO3. D. KNO3.
Câu 2. Ba khí: CO, CH4, C2H2 (ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau) cùng cháy trong oxi. Khí cháy thải ra CO2 nhiều nhất là
A. CO. B. CH4.
C. C2H2. D. Khí CO2 thoát ra bằng nhau.
Câu 3. Khí nào sau đây dùng để dập tắt đám cháy?
A. O2. B. CO2. C. CH4. D. CO.
Câu 4. a gam sắt có số nguyên tử bằng số nguyên tử trong 9,6 gam magie. Giá trị của a là
A. 22,4. B. 11,2. C.224. D. 56.
Câu 5. Oxit nào sau đây được điều chế trực tiếp từ oxi?
A. Ag2O. B. SiO2.
C. Fe3O4. D. Mn2O7.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Quá trình nung đá vôi sinh ra vôi sống và khí cabonic là phản ứng hoá hợp.
B. Sự cháy là sự oxi hoá có tỏa nhiệt và phát sáng.
C. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố oxi.
D. Trong các hợp chất hoá học nguyên tố oxi có hoá trị II.
Phần tự luận
Bình gaz có chứa 12 kg khí C4H10 được nén ở áp suất cao. Tính khối lượng khí oxi cần dùng và khối lượng khí CO2 thoát ra khi ga trong bình cháy hết.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Sô mol nguyên tử Fe, S, O có trong 38 gam FeSO4 lần lượt là
A. 0,25; 0,75; 1. B. 0,25 ; 0,5 ; 0,5.
C. 0,25; 0,25; 1. D. 0,2 ; 0,2 ; 0,4.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố A có số proton bằng \({1 \over 2}\) số proton của nguyên tử silic. A là nguyên tố nào sau đây?
A. Cacbon. B. Nitơ.
C. Oxi. D. Magie.
Câu 3. Cho 1 gam nguyên tố A (hoá trị III) tác dụng hết với khí oxi thu được 1,888 gam oxit. A là nguyên tố nào sau đây?
A. Fe = 56. B. N = 14. C. P = 31. D. Al = 27.
Câu 4. Đốt cháy 14,8 gam hỗn hợp kim loại gồm đồng và sắt cần 3,36 lít khí oxi (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai oxit CuO và Fe3O4. Khối lượng hỗn hợp oxit là
A. 17,2 gam.
B. 19,6 gam.
C. 19 gam.
D. 17,8 gam.
Câu 5. Kim loại nào sau đây để ngoài không khí bị bốc cháy?
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Na.
Câu 6. Những nguyên tố có oxit ứng với công thức chung A2O3 là
A. K, Al, Fe B. Mg, P, S.
C. Al, Fe, P. D. Na, N, Cu.
Phần tự luận
Đốt axetilen trong khí oxi phản ứng tỏa nhiệt lớn, nên được dùng để hàn cắt kim loại. Với bình thép đựng 32 kg oxi có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu m3 khí axetilen ở đktc?
Phần trắc nghiệm
Câu 1. 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm khí hiđro và C2H2 (đktc) có tỉ khối so với khí nitơ là 0,5. Trong X, khí hiđro chiếm tỉ lệ % về thể tích là
A. 30%. B. 40%.
C. 50%. D. 60%.
Câu 2. Bếp than tổ ong cháy sinh ra khí
A. nitơ. B. oxi.
C. hiđro. D. cacbonic và cacbon oxit.
Câu 3. Đốt cháy 20 gam bột nhôm trong khí oxi, thu được 34 gam chất rắn A. A gồm những chất nào cho dưới đây?
A. Al2O3. B. Al2O3, Al.
C. Al. D. CO2.
Câu 4. Khối kượng KClO3 có xúc tác cần nhiệt phân để có đủ khí oxi oxi hoá hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp có cùng số mol bột Mg, Cu là
A. 612,5 gam. B. 12,25 gam.
C. 6,125 gam. D. 3,675 gam.
Câu 5. Một bình có chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Khối lượng photpho cháy hết trong bình là
A. 0,93 gam. B. 1,24 gam. C. 0,62 gam. D. 0,31 gam
Câu 6. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,4 m3 không khí, cơ thể giữ lại lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình một thể tích oxi là
A. 0,826 m3 B. 0,915 m3 C. 0,672 m3 D. 0,956 m3
(Biết các khí được đo ở đktc và thể tích khí oxi chiếm 21% trong không khí).
Phần tự luận
Câu 1
Một hỗn hợp khí gồm 16,8 lít O2 ; 17,92 lít N2 và 3,36 lít khí CO2. Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.
Câu 2.
Trong giờ thực hành thí nghiệm, để điều chế oxi người ta điện phân nước. Hỏi phải điện phân bao nhiêu thể tích nước để có 3,2 gam oxi? Biết khối lượng riêng của nước là l g/ml.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Thổi một luồng không khí khô đi qua ống đựng bột đồng dư, nung nóng ống, khí thu được sau phản ứng là
A. CO2. B. N2.
C. O2. D. Hơi nước.
Câu 2. Một oxit của nitơ có tỉ lệ khối lượng giữa nitơ và oxi là 7: 20. Công thức hoá học của oxit là
A. N2O5. B. NO.
C. NO2. D. N2O.
Câu 3. Hỗn hợp gồm khí O2 và N2 có tỉ lộ mol là 1:1 nặng hơn không khí
A. 1,50 lần. B. 1,30 lần.
C. 1,034 lần. D. 1,10 lần.
Câu 4. Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là
A. KMnO4. B. NaCl.
C. KClO3. D. không khí.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về không khí?
A. Không khí là nguyên tố hoá học.
B. Không khí là đơn chất.
C. Không khí là hợp chất.
D. Không khí là hỗn hợp gồm O2, N2...
Câu 6. Điền CTHH của các oxit có tên sau:
a) Bạc oxit:................. b) Sắt(II) oxit: ...................................
c) Lưu huỳnh đioxit: ................. d) Natri oxit: ....................................
e) Đinitơ penta oxit: ..............................
* Oxit axit là:.......................................
* Oxit bazơ là:.......................................
Phần tự luận
Câu 1.
Cần lấy bao nhiêu gam khí oxi đê có số phân tử bằng \({1 \over 2}\) số phân tử có trong 33 gam khí CO2?
Câu 2.
Đốt cháy hết 5 kg than có 90% C và 10% tạp chất không cháy. Coi thể tích khí O2 bằng \({1 \over 5}\) thể tích không khí. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là bao nhiêu m3? (Biết N =14; C = 12; O = 16.)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Thể tích khí oxi, thể tích không khí (đktc) để đốt cháy 3,1 gam phốt pho lần lượt là
A. 1,12 và 5,6 lít.
B. 2,8 lít và 14 lít
C. 2,24 lít và 11,2 lít.
D. 11,2 lít và 56 lít.
Câu 2. Dãy oxit nào sau đây gồm toàn các oxit bazơ?
A. MgO, SO2, Na2O, Al2O3.
B. BaO, Fe2O3, MgO, K2O.
C. CaO, BaO, Na2O, P2O5.
D. Na2O, SO3, MgO, CO2.
Câu 3. Chọn từ, CTHH thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân...................
Thu khí oxi bằng cách đẩy ........................................ trong ống nghiệm vì oxi ...................... không khí. ống nghiệm phải đặt ở tư thế ...........................................
Câu 4. Một hỗn hợp gồm khí O2 và CO2, để có O2 tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp qua
A. nước muối.
B. nước tự nhiên.
C. axit HCl.
D. nước vôi trong.
Câu 5. Oxit nào dưới đây có % về khối lượng oxi cao nhất?
A. N2O5. B. NO.
C. N2O. D. NO2.
Câu 6. Công thức hoá học của oxit kim loại hoá trị II chứa 40% oxi là
A. CuO. B. FeO.
C. CaO. D. MgO.
Câu 7. Viết CTHH của các oxit có tên sau:
a) Nhôm oxit:................................
b) Nitơ đioxit: .........................................
c) Bari oxit:................. ..................
d) Magie oxit:........................................
* Oxit bazơ là ......................................
* Oxit axit là ........................................
Phần tự luận
Câu 1.
Đốt cháy 2 lít khí CH4 trong 20 lít không khí (có 1/5 thể tích là khí oxi). Sau phản ứng có bao nhiêu lít khí CO2?
Câu 2.
Hỗn hợp khí gồm (N2, O2) có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp. Hỗn hợp khí đó nặng hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
(Biết Cu = 64 ; Fe = 56 ; Ca = 40 ; Mg = 24 ; N = 14)