C. Hoạt động ứng dụng - Bài 2A: Văn hiến nghìn năm

Giải bài 2A: Văn hiến nghìn năm phần hoạt động ứng dụng trang 20 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lời giải

Câu 1

Nói với người thân những điều em biết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Gợi ý:

Em dựa vào kiến thức được học trong bài và kiến thức tìm hiểu được từ bên ngoài.

Trả lời:

Một vài thông tin về Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

- Văn Miếu: Là nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa

- Quốc Tử Giám: Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

- Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

- Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

- Đây cũng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một minh chứng cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

Câu 2

Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

Gợi ý:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân mình để hoàn thành bài tập.

Trả lời:

1/ Truyện về Hai Bà Trưng

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. (Giao Chỉ là tên nước ta theo cách gọi của nhà Hán)

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

 2/ Truyện về Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời vua Trần Nhân Tông. Ông là người có công trong Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện “ Bóp nát quả cam” về Trần Quốc Toản. Lúc ấy, Trần Quốc Toản mới chỉ là một thiếu niên, mắt thấy giặc Nguyên cho sứ giả mượn đường xâm chiếm nước ta, nghênh ngang đi lại, Trần Quốc Toản vô cùng căm tức.

Vào một buổi sáng, Trần Quốc Toản nghe tin vua cho họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng liền quyết đợi được vua để nói hai tiếng “Xin đánh”. Vậy nhưng đợi từ sáng đến trưa vẫn chưa thể gặp được vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản liều chết xô mấy người lính rồi xăm xăm bước xuống thuyền Rồng. Lính gác thấy thế ập đến ngăn lại, Trần Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng rút gươm quát lớn : “

- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại!

Vừa lúc đó, cuộc họp dưới thuyền Rồng tạm nghỉ, vua cùng các quan đại thần bước ra mui thuyền. Thấy vậy, Trần Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước, xin bệ hạ cho đánh!

Sau đó, Trần Quốc Toản tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua truyền Trần Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng ta thấy ngươi còn nhỏ mà đã có lòng yêu nước, ta có lời khen.

Sau đó ban cho Trần Quốc Toản một quả cam. Trần Quốc Toản tạ ơn vua, bước lên bờ mà lòng vẫn ấm ức vì bị vua xem là trẻ con, không cho dự bàn việc nước.Nghĩ đến việc quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, ông nghiến răng, hai bàn tay siết chặt. Lúc ông trở ra, mọi người đều ùa đến hỏi thăm, Trần Quốc Toản xòe tay ra cho mọi người xem quả cam quý vua ban thì nó đã nát từ bao giờ. Sau đó, ông trở về huy động gia nô và người dân sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”