Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Câu hỏi (Trang 51 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Đề 1. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Đề 2. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.

Đề 3. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đề 4. Đức tính khiêm nhường.

Đề 5. Có chí thì nên.

Đề 6. Đức tính trung thực.

Đề 7. Tinh thần tự học.

Đề 8. Hút thuốc lá có hại.

Đề 9. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.

Đề 10. Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu hỏi:

a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.

b) Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự.

Trả lời:

a) Những điểm giống nhau giữa các đề:

– Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.

– Tuy vậy các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, …). Các đề còn lại không nêu yêu cầu. Nhưng dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).

b) Một vài đề bài tương tự:

– Bình luận câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

– Đoàn kết là sức mạnh.

– Có công mài sắt có ngày nên kim.

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Các em đọc kĩ phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài trong SGK để tìm hiểu cách làm bài.

III. Luyện tập

Câu hỏi – Luyện tập (Trang 55 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Lập dàn bài cho đề 7 mục I. Lưu ý: Đọc kĩ đề, tìm ý.

(Gợi ý: Giải thích rõ thế nào là tự học và cần có tinh thần tự học như thế nào).

Trả lời:

Lập dàn bài cho đề bài: Tinh thần tự học.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

– Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh…).

– Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

– Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.

– Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.

b. Thân bài:

– Giải thích :

+ “Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.

+ Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn. 

– Chứng minh: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng

– Phê phán: Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.

– Đánh giá:

+ Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới

+ Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.

+ Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.

+ “Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.

+ “Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

+ Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.

+ Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

3. Kết bài:

– Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.

– Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.

– Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”