Câu 1: Động lượng là đại lượng véc tơ:
A. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc
B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
C. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
D. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc \(\alpha \)bất kỳ.
Câu 2: Một viên đạn khối lượng m = 10g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là:
A. 2000N B. 8000N
C. 4000N D. 6000N
Câu 3: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
A. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín làm khí nóng lên, nở ra đẩy pít-tông di chuyển
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình hở
C. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn
Câu 4: Động năng của vật sẽ giảm khi vật chuyển động
A. Chậm dần đều. B. Tròn đều.
C. Thẳng đều. D. Nhanh dần đều.
Câu 5: Trên đồ thị (p,T), đường đẳng tích là đường:
A. đường thẳng có phương qua O.
B. đường thẳng vuông góc với trục T.
C. đường thẳng vuông góc với trục p.
D. đường hyperbol.
Câu 6: Tính khối lượng hơi nước có trong phòng thể tích 100 m3 ở nhiệt độ 25 0C và độ ẩm tương đối là 65%. Biết độ ẩm cực đại ở 25 0C là 23 g/m3.
A. 0,230 kg. B. 2,300 kg.
C. 1,495 kg. D. 14,95 kg.
Câu 7: Một phòng có kích thước 8 m x 5 m x 4 m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10 0C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C) là 1,29 kg/m3.
A. 1,6m3; 206,4 kg
B. 1,6m3; 204,3kg
C. 2,6m3; 206,4 kg
D. 2,6m3; 204,3 kg
Câu 8: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức \(\Delta \)U = A + Q phải có giá trị nòa sau đây ?
A. Q > 0, A > 0. B. Q < 0, A < 0.
C. Q < 0, A > 0. D. Q > 0, A < 0.
Câu 9: Hiện tượng mao dẫn:
A. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn
B. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống
C. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng
D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng
Câu 10: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. \(\frac{{{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{V_2}}}\)
B. p1V1 = p2V2.
C. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_2}}}{{{V_1}}}\)
D. pV = const.
Câu 11: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây là của chất rắn vô định hình ?
A. Có dạng hình học xác định.
B. Có cấu trúc tinh thể.
C. có tính dị hướng.
D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là
A. 0,9 m. B. 1,8 m.
C. 3 m. D. 5 m.
Câu 13: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
B. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 14: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50mm được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Tính lực F để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước. Hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3N/m.
A. F = 1,13.10-2N
B. F = 0,226N
C. F = 2,26.10-2N
D. F = 7,2.10-2N
Câu 15: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 2 kg nước ở 20 0C. Biết nhiệt độ sôi, nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 100 0C, 4200 J/kg.K và 2,3.106 J/kg.
A. 2,636.106 J. B. 26,36.106 J.
C. 5,272.106 J. D. 52,72.106 J.
Câu 16: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
B. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
C. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 17: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100 m/s thì phụt tức thời ra phía sau một lượng khí có khối lượng mo = 1 tấn với vận tốc v1 = 400 m/s đối với tên lửa. Sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa có giá trị là:
A. 225 m/s B. 180 m/s
C. 250 m/s D. 200 m/s
Câu 18: Chọn phát biểu sai.
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
C. Nhiệt lượng là số đo nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 19: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì
A. thế năng của người tăng và động năng giảm.
B. thế năng của người giảm và động không đổi.
C. thế năng của người tăng và động năng không đổi.
D. thế năng của người giảm và động năng tăng.
Câu 20: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. nở ra lớn hơn.
C. liên kết lại với nhau.
D. có tốc độ trung bình lớn hơn.
Câu 21: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng lò xo k = 100 N/m, thế năng của lò xo là
A. 0,25 J B. – 0,125 J
C. 0,125 J D. – 0, 25 J
Câu 22: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 1,25 lần thì thể tích của nó thay đổi 4 lít . Thể tích ban đầu của khối khí bằng:
A. 5 lít. B. 20 lít.
C. 15 lít . D. 10 lít .
Câu 23: Một vật nặng khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l = 1m, đầu trên của sơi dây cố định. Kéo vật tới vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật nặng khi nó về qua vị trí cân bằng là:
A. 2,4m/s B. 2,76m/s
C. 3,14m/s D. 1,58m/s
Câu 24: Một khối khí lý tưởng đang ở áp suất 2atm thì được nung nóng đến khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 2 lần và thể tích tăng lên 2,5 lần. Áp suất của khối khí sau khi nung là:
A. 1,6atm. B. 1,4atm.
C. 2,5atm. D. 2,8atm.
Câu 25: Một toa xe khối lượng 2 tấn đang đứng yên thì bị một đầu máy khối lượng 3 tấn chuyển động với vận tốc 20 m/s va vào. Sau va chạm, hai vật móc vào nhau và chuyển động với tốc độ
A. 33 m/s; B. 30 m/s;
C. 13 m/s. D. 12 m/s;
Câu 26: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 270C, áp suất 3atm thì được nung nóng đẳng tích cho đến nhiệt độ 470C. Áp suất của khối khí sau khi nung nóng bằng:
A. 1,72atm. B. 2,81atm.
C. 5,22atm. D. 3,20atm.
Câu 27: Hệ thức DU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?
A. Nhận công và nội năng giảm.
B. Nhận công và tỏa nhiệt.
C. Nhận nhiệt và sinh công.
D. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
Câu 28: Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40J. Độ biến thiên nội năng của khí là
A. 60J và nội năng giảm.
B. 140J và nội năng tăng.
C. 60J và nội năng tăng.
D. 140J và nội năng giảm.
Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
B. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = l.m ; trong đó l là nhiệt nóng chảy riêng, m là khối lượng của vật.
C. Các vật rắn có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
Câu 30: Gọi là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực là công cản nếu
A. a =. B. 0 £ a < .
C. a = 0. D. < a £ p.
Câu 31: Một thanh thép ở 0 0C có độ dài 0,5 m. Tìm chiều dài thanh ở 20 0C. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10- 6K-1
A. 0,62 m. B. 0,512 m.
C. 501,2 m. D. 500,12 mm.
Câu 32: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì có động năng là:
A. 500kJ B. 450kJ
C. 600kJ D. 300kJ
Câu 33: Người ta bơm không khí ở áp suất khí quyển (p0 = 1atm) vào một quả bóng cao su, mỗi lần bơm đưa được 100cm3 không khí vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí. Biết rằng sau khi bơm bóng có thể tích 2,5 lít và áp suất không khí trong bóng là 3atm. Số lần cần bơm bóng là:
A. 100 lần. B. 25 lần.
C. 50 lần. D. 75 lần.
Câu 34: Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc \(\vec v\) được tính bằng công thức :
A. \(\vec p\) = m.\(\vec v\) B. \(\vec p = \dfrac{1}{2}m.{v^2}\)
C. \(\vec p\)=\(\dfrac{1}{2}\)m.v D. \(\vec p\) = m.v
Câu 35: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng:
A. 4 ,82.104W B. 2,53.104W
C. 5,82.104W D. 4,53.104W
Câu 36: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi độ ảm tuyệt đối của không khí càng lớn.
D. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
Câu 37: Một người nhấc một vật có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đó thực hiện là
A. 1800J. B. 1860 J.
C. 60 J. D. 160 J.
Câu 38: Cơ năng là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
B. Véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không
C. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
D. Véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không
Câu 39: Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đơn tinh thể?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 40: Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?
A. A = m+ m.
B. A = mv2 – mv1.
C. A = m - m .
D. A = m- m.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong qúa trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức \(\Delta U = A + Q\) phải có giá trị nào sau đây?
A. Q > 0 và A> 0 . B. Q < 0 và A > 0.
C. Q > 0 và A < 0 . D. Q < 0 và A < 0.
Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng : Đơn vị của động lượng
A. kg/m.s B. kg.m.s
C. kg m.s2 D. kg.m/s
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình
A. không có cấu trúc tinh thể.
B. có nhiệt động nóng chảy xác định.
C. có tính đẳng hướng.
D. khi bị nung nóng vật mềm dần và chuyển sang lỏng.
Câu 4: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 1,0 m. B. 10 m.
C. 0,1 m. D. 32 m.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg ở nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là
A. 40 cm3. B. 20 cm3.
C. 10 cm3. D. 30 cm3.
Câu 6: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn kết tính?
A. Thủy tinh. B. Nhựa đường
C. Kim loại. . D. Cao su
Câu 7: Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do đang chuyển động và được xác định theo công thức:
A. \({{\rm{W}}_d} = 2m{v^2}\)
B. \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}mv\)
C. \({{\rm{W}}_d} = m{v^2}\)
D. \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Câu 8: Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động lượng của:
A. xe A lớn hơn xe B.
B. B. không so sánh được.
C. xe B lớn hớn xe A.
D. xe A bằng xe B.
Câu 9: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. \(pV \sim T\)
B. \(\dfrac{{pT}}{V} = \)hằng số
C. \(\dfrac{{pV}}{T} = \)hằng số
D. \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?
A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc.
B. Nước theo rễ cây lên nuôi lá.
C. Bấc đèn hút dầu.
D. Giấy thấm hút mực.
Câu 11: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. \(\dfrac{J}{{kg.K}}\)
B. \(\dfrac{J}{{kg}}\)
C. \(J\)
D. \(\dfrac{J}{K}\)
Câu 12: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôilơ – Mariốt ?
A. \(pV = \) hằng số.
B. \(\dfrac{V}{p} = \) hằng số.
C. \(\dfrac{p}{V} = \) hằng số.
D. \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hai thanh kim loại, một bằng sắt một bằng nhôm ở 00C có chiều dài ban đầu bằng nhau và bằng l0, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1,3 mm. Tìm chiều dài l0. Biết hệ số nở dài của sắt là \({\alpha _1} = {11.10^{ - 6}}\;{K^{ - 1}}\) và của nhôm là \({\alpha _1} = {24.10^{ - 6}}\;{K^{ - 1}}\).
Câu 2: Một vật có khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính động năng, thế năng, của vật ở mặt đất và ở vị trí có độ cao cực đại?
b) Tính độ cao cực đại?
c) Ở độ cao nào thế năng của vật bằng 1/3 động năng của nó?
\({\ell _{02}} - {\ell _{01}} = 1,3\;\left( {mm} \right)\)
\( \Rightarrow 0,0013{\ell _0} = 1,3 \Rightarrow {\ell _0} = 1000\,\left( {mm} \right)\)
Câu 2.
a) Ở mặt đất:
\({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = 50\;\left( J \right)\)
\({{\rm{W}}_t} = 0\)
Ở độ cao cực đại:
Wđ = 0
Wt = 50 (J)
b) Tại độ cao cực đại:
\({{\rm{W}}_t} = mg{h_{\max }} = 50\;\left( J \right)\)
\(\Rightarrow {h_{\max }} = 5\;\left( m \right)\)
c) Ta có:
\({{\rm{W}}_d} = 3{W_t} \Rightarrow {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{4}{\rm{W}} = 12,5\;\left( J \right)\)
(W là cơ năng của vật)
Độ cao: \(h = \dfrac{{{{\rm{W}}_t}}}{{mg}} = \dfrac{{12,5}}{{10}} = 1,25\;\left( m \right)\)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 4J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là là:
A. 0,2m B. 1 m
C. 0,5 m D. 0,32m
Câu 2: Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 10 lít, thể tích lượng khí đó ở nhiệt độ 5460C khi áp suất khối khí không đổi là:
A. 20 lít. B. 10 lít.
C. 5 lít. D. 15 lít.
Câu 3: Một vật có khối lượng m ở độ cao 3m có thế năng 12J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khối lượng m có giá trị
A. 0,4kg. B. 4kg.
C. 40kg. D. 2,5kg.
Câu 4: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Chọn kết luận đúng?
A. Trọng lực sinh công âm.
B. Lực kéo của động cơ sinh công âm.
C. Lực ma sát sinh công dương.
D. phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương.
Câu 5: Nén khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khối khí là:
A. không thay đổi.
B. giảm 2,5 lần.
C. tăng 2,5 lần.
D. tăng gấp đôi.
Câu 6: Một khối khí ở nhiệt độ 00C có áp suất là 700mmHg và thể tích không đổi. Ở 300C thì áp suất của khối khí trên là:
A. 767mmHg.
B. 700mmHg.
C. 677mmHg
D. 777mmHg.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?
A. Vật chuyển động trong chất lỏng.
B. Vật rơi tự do.
C. Vật chuyển động thẳng đều từ dưới lên trên.
D. Vật rơi trong không khí.
Câu 8: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương thẳng đứng góc 300. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt được 20m bằng:
A. 2400J. B. Đáp án khác
C. 2866J D. 2598J.
Câu 9: Động năng của một vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không thay đổi nhưng vận tốc của vật giảm đi 3 lần:
A. không đổi B. giảm 9 lần.
C. giảm 6 lần D. tăng 3 lần
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là :
A. 8 (m/s) B. 2 (m/s)
C. 4 (m/s) D. 16 (m/s)
Câu 11: Một vật có khối lượng 1(kg), khi động lượng của vật có giá trị 10kg.m/s thì vật có vận tốc là:
A. 10m/s B. 1m/s
C. 6m/s D. 9m/s
Câu 12: Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng công thức:
A. F.s.sinα B. mgh
C. F.s.cosα D. F.s
Câu 13: Trong sự rơi tự do đại lượng nào sau đây được bảo toàn:
A. Thế năng B. Động lượng
C. Động năng D. Cơ năng
Câu 14: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm:
A. 40,50C. B. 1470C.
C. 870C. D. 4200C.
Câu 15: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Nhiệt độ tuyết đối.
B. Khối lượng.
C. Thể tích.
D. Áp suất.
Câu 16: Một vật có khối lượng 1(kg), chuyển động với vận tốc 2m/s thì động năng của vật là:
A. 1J B. 6J
C. 4J D. 2J
Câu 17: Hệ thức nào sau đây là đúng với định luật Bôi lơ – Ma ri Ốt?
A. \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)
B. \(\dfrac{p}{V} = \)Hằng số
C. \(pV = \) Hằng số
D. \(\dfrac{V}{p} = \) Hằng số
Câu 18: Công thức nào sau đây là công thức tính động lượng của vật?
A. \(\dfrac{1}{2}{(mv)^2}\).
B. m.v.
C. m.g.z
D. \(\dfrac{1}{2}mv\).
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Từ mặt đất, một vật có khối lượng 100g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 20 m/s, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
1/ Bỏ qua sức cản của không khí, hãy tính:
a. Cơ năng của vật lúc bắt đầu ném vật.
b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
c. Độ cao của vật so với mặt đất mà tại đó động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó?
2/ Nếu lực cản của không khí tác dụng lên vật khi chuyển động là 0,25 N, thì độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là bao nhiêu?.
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có
A. vận tốc. B. động lượng.
C. động năng. D. thế năng.
Câu 2: Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
B. Đường thẳng kéo dài, không đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
D. Đường hypebol.
Câu 3: Một thanh ray đường sắt có độ dài là 12,5 m khi đó nhiệt độ là 100C khi nhiệt độ ngoài trời tăng đến 400C. Thì độ nở dài Δl của thanh ray này là. Cho α = 12.10-6K-1.
A. 4,5 mm. B. 0,45mm.
C. 0,60mm. D. 6,0mm.
Câu 4: Công thức nào dưới đây diễn tả không đúng quy luật nở dài của vật rắn khi bị nung nóng?
A. \(l = {l_0}(1 + \alpha \Delta t).\)
B. \(\dfrac{{\Delta l}}{{{l_0}}} = \dfrac{{l - {l_0}}}{{{l_0}}} = \alpha \Delta t.\)
C. \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha l\Delta t.\)
D. \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t.\)
Câu 5: Người ta truyền cho khí trong một xi-lanh nhiệt lượng 110 J. Chất khí nở ra thực hiện công 75 J đẩy pittong lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là
A. \(\Delta U = \) -185 J.
B. \(\Delta U = \) -35 J.
C. \(\Delta U = \)35 J.
D. \(\Delta U = \)185 J.
Câu 6: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
A. \({W_t} = - \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
B. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
C. \({W_t} = - \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
D. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
Câu 7: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 500 W. B. 5W.
C. 50W. D. 0,5 W.
Câu 8: Một vật trọng lượng 1,0 N, có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 1.45 m/s. B. 4,47 m/s.
C. 1,04 m/s. D. 0,45m/s.
Câu 9: Hệ nhận nhiệt và sinh công thì A & Q trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A >0.
B. Q > 0 và A < 0.
C. Q > 0 và A >0.
D. Q < 0 và A < 0
Câu 10: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. tăng gấp 4 lần.
B. không đổi.
C. tăng gấp 2 lần
D. giảm 2 lần.
Câu 11: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 100 kg.km/h.
B. p = 360 N.s.
C. p = 360 kgm/s.
D. p = 100 kg.m/s.
Câu 12: Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ
A. tăng vận tốc, đi số lớn.
B. giảm vận tốc, đi số lớn.
C. giảm vận tốc, đi số nhỏ.
D. tăng vận tốc, đi số nhỏ.
Câu 13: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.
A. \(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\) B. \(\dfrac{p}{T} = \)hằng số.
C. p ~ T. D. p ~ t.
Câu 14: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
A. Đẳng áp. B. Đoạn nhiệt.
C. Đẳng tích. D. Đẳng nhiệt.
Câu 15: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là
A. p2 = 2.105 Pa.
B. p2 = 3.105 Pa.
C. p2 = 4.105 Pa.
D. p2 = 105. Pa.
Câu 16: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.
B. Áp suất.
C. Khối lượng.
D. Nhiệt độ tuyệt đối.
PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1. Một bình kín chứa 0,002 kg khí lý tưởng ở 200C được đun nóng đẳng tích để áp suất khí tăng lên 2 lần.
a. Tính nhiệt độ của khí sau khi đun.
b. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí, cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích khí là \(12,{3.10^3}\)J/kg.K
Bài 2. Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật có khối lượng 2 kg được ném theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí, chọn gốc thế năng tại mặt đất và lấy g = 10m/s2.
a. Tính cơ năng của vật lúc ném.
b. Xác định độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất.
c. Xác định vận tốc khi vật chạm đất.
A. Trắc nghiệm (20 câu x 0,25 điểm = 5 điểm)
1. Biểu thức tính công đúng nhất là:
A. A=FSsina
B. A=PSsina
C. A=FScosa
D. A=NScosa
2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh
3. Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là
A. 15000 W
B. 22500 W
C. 20000 W
D. 1000 W
4. Khi 1 tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm đi một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi
B. Giảm 2 lần
C. Tăng gấp 4 lần
D. Tăng gấp 2 lần
5. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:
A. W = mgz
B. W = \(\dfrac{1}{2}\) mgz
C. Wt = 2 mg
D. Wt = \(\dfrac{1}{2}\) mv2
6. Tìm phát biểu SAI:
A. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng
B. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất
C.Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó
D. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng
7. Một vật có khối lượng 10kg rơi từ trên cao xuống. Biết tại vị trí vật cao 10m thì vận tốc là 36km/h. Tìm cơ năng tại vị trí đó. Cho g=9,8m/s2.
A. 990J B. 1480J
C. 1415J D. 1421J
8. Viên đạn m1=50g bay theo phương ngang với vận tốc v0=20m/s đến cắm vào vật m2=450g treo ở đầu sợi dây dài L=2m. Tính góc lớn nhất mà dây treo lệch so với phương thẳng đứng khi viên đạn cắm vào m2.
A. 500 B. 360
C. 300 D. 260
9. Khi một lượng khí lí tưởng dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ là:
A. tăng tỷ lệ nghịch với áp suất
B. giảm tỷ lệ thuận với áp suất
C. tăng, không tỷ lệ với áp suất
D. không thay đổi
10. Một ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ, làm cột không khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài 56mm, làm cột thủy ngân dâng lên h=748mmHg, áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg. Thay đổi áp suất khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống, coi nhiệt độ không đổi, tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h’=734mmHg.
A. 760mmHg B. 756mmHg
C. 750mmHg D. 746mmHg
11.Trong quá trình đẳng tích, khi tăng nhiệt độ lên 3 lần thì áp suất sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên 3 lần B. Giảm đi 3 lần
C. Tăng lên 6 lần D. Không thay đổi
12. Áp suất khí trơ trong bóng đèn tăng lên bao nhiêu lần khi đèn sáng, biết nhiệt độ đèn tắt là 250C, khi cháy sáng là 3300C.
A. 10,5lần
B. 0,1 lần
C. 13,2 lần
D. 15,2 lần
13. Trong quá trình đẳng áp thì biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_1}}}\)
B. \(\dfrac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
C. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
D. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
14. Đồ thị nào sau đây là đồ thị của quá trình đẳng áp:
Câu 15. Biểu thức nào sau đây là đúng với phương trình trạng thái khí lí tưởng:
A \(\dfrac{{{P_2}{V_1}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{P_1}{V_2}}}{{{T_1}}}\). \(\)
B. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
C. \(\dfrac{{{V_1}{T_1}}}{{{P_1}}} = \dfrac{{{V_2}{T_2}}}{{{T_2}}}\)
D. \(\dfrac{{{P_1}{T_1}}}{{{V_1}}} = \dfrac{{{P_2}{T_2}}}{{{V_2}}}\)
Câu 16: Một khối khí có thể tích là 10 lít, áp suất 2atm ở nhiệt độ 270C. Tính thể tích sau khi nung khối khí, biết sau khi nung khối khí có áp suất tăng gấp đôi và nhiệt độ lúc sau tăng lên \(\) lần.
A. 6,025 lít B. 9,652 lít
C. 10,012 lít D. 5,225 lít
Câu 17: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 1420C vào một cốc đựng nước ở 200C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 420C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.
A. 0,1 kg B. 0,2 kg
C. 0,5 kg D. 0,8 kg
Câu 18: Trong quá trình chất khí nhả nhiệt và nhận công thì A, Q trong biểu thức ∆U=Q+A sẽ có đấu như thế nào?
A. Q>0, A=0 B. Q>0, A>0
C. Q<0, A>0 D. Q<0, A<0
Câu 19: Một vật rắn hình trụ có chiều dài ban đầu lo, hệ số nở dài α. Gọi Δt là độ tăng nhiệt độ của thanh, độ tăng chiều dài của vật được tính bằng công thức
\(\begin{array}{l}A.\,\,\Delta l = \alpha \dfrac{{\Delta t}}{{{l_0}}}\\B.\,\,\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\\C.\,\,\Delta l = \alpha \dfrac{{{l_0}}}{{\Delta t}}\\D.\,\,\Delta l = \alpha \Delta t\end{array}\)
Câu 20:Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài 24.10-6K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài 20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì chiều dài của vật là
A. 20,0336 m. B. 24,020 m.
C. 20,024 m. D. 24,0336 m.
B. Tự luận
Câu 1: Hãy nêu các cách làm thay đổi nội năng. Nêu ví dụ (1 điểm)
Câu 2: Vật có khối lượng 2,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g=10m/s2
a. Tính động năng lúc chạm đất(1 điểm)
b. Ở độ cao nào Wđ = 5Wt(1 điểm)
Câu 3: Một lượng khí oxi ở 1300C dưới áp suất 105N/m2 được nén đẳng nhiệt đến áp suất 1,3.105 N/m2.
a. Cần làm lạnh đẳng tích khí đến nhiệt độ nào để áp suất giảm bằng lúc đầu. (1,25 điểm)
b. Biểu diễn quá trình biến đổi trên trong các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (V,T) (0,75 điểm)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một lượng khí lý tưởng biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) có nhiệt độ không đổi. Gọi D1, P1, D2, P2 lần lượt là khối lượng riêng và áp suất của khí ở trạng thái (1) và trạng thái (2). Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và áp suất là:
A. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{D_1}}}{{{D_2}}}\)
B. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{D_2}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{D_1}}}\)
C. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \)\(\dfrac{{{D_2}}}{{{D_1}}}\)
D. P1P2 = D1D2.
Câu 2. Trong hệ toạ độ (P,V) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp.
A. Đường hypebol.
B. Đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng song song với trục P và cắt trục V tại điểm V = V0.
D. Đường thẳng song song với trục V và cắt trục P tại điểm P = P0.
Câu 3. Chọn câu sai. Chuyển động của phân tử trong chất khí là
A. chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng cố định.
B. chuyển động hỗn loạn.
C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
D. chuyển động không ngừng.
Câu 4. Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp là:
A. P.V=hs
B. \(\dfrac{P}{T}\)=hs
C. \(\dfrac{P}{V}\)=hs
D. \(\dfrac{V}{T}\)=hs
Câu 5. Có một lượng khí lý tưởng đựng trong một xylanh. Áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần, còn nhiệt độ tuyệt đối giảm đi một nửa.
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng gấp đôi.
C. Giảm sáu lần.
D. Không thay đổi.
Câu 6. Một lượng khí lý tưởng biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2), rồi sang trạng thái (3) như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi trạng thái của lượng khí trên trải qua hai quá trình nào sau đây:
A.(1) đến (2) đẳng tích, (2) đến (3) đẳng nhiệt
B. (1) đến (2) đẳng áp, (2) đến (3) đẳng nhiệt
C. (1) đến (2) đẳng tích, (2) đến (3) đẳng áp
D. (1) đến (2) đẳng áp, (2) đến (3) đẳng tích
Câu 7. Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Áp suất của không khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên đến 390C là
A. 2,5.104 Pa.
B. 2,5.105 Pa.
C. 5,2.104 Pa.
D. 5,2.105 Pa.
Câu 8. Trong quá trình đẳng tích áp suất của một lượng khí ở 2730K là 1,2. 105 Pa. Ở 300C áp suất của lượng khí đó là :
A. 2,66. 107 Pa.
B. 2,66. 104 Pa.
C. 1,33. 105 Pa.
D. 1,33. 106 Pa.
Câu 9. Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không đổi. Áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm là
A. 2,25.105Pa B. 2,25.104Pa
C. 25.105Pa D. 22,5.105Pa
Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng.
A. Đơn vị của nội năng là J.
B. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.
C. Nội năng là tổng động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
D. Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
Câu 11. Một viên đạn bằng bạc đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn ngay sau va chạm sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? Cho nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/kg.K.
A. 85,470. B. 58,470.
C. 1000. D. 8,150.
Câu 12. Công thức tính nhiệt lượng mà một lượng chất ( rắn hoặc lỏng) tỏa ra hay thu vào khi nhiệt đô thay đổi:
A. Q = m.∆t B. Q = mc
C. Q = c.∆t D. Q = m.c.∆t
Câu 13. Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, hệ thức diễn tả quá trình nung nóng khí đẳng tích là
A. DU=A với A<0.
B. DU=A với A>0.
C. DU=Q với Q<0.
D. DU=Q với Q>0.
Câu 14. Người ta cung cấp cho chất khí trong xi lanh một nhiệt lượng 150J. Chất khí nở ra đẩy pít tông lên và thực hiện công 100J. Khi đó nội năng của chất khí
A. tăng 250J. B. tăng 50J.
C. giảm 50J. D. giảm 250J.
Câu 15. Khi truyền nhiệt lượng 2.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pittông lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,25 m3. Biết áp suất của khí là 4.106 N/m2 và coi áp suất không đổi trong quá trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là
A.\(\Delta U = \)3.106 J
B.\(\Delta U = \)4.106 J
C.\(\Delta U = \)106 J
D.\(\Delta U = \)6.106 J
Câu 16. Phân loại chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Câu 17. Ký hiệu: V0 là thể tích ở 00C, V là thể tích ở t0C, β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở t0C là :
A. V = V0(1 + βt).
B. V = V0 + βt.
C. V = V0 – βt.
D.V = \(\dfrac{{{V_0}}}{{1 + \beta .t}}\)
Câu 18. Trong hiện tượng nở vì nhiệt của vật rắn, hệ số nở dài có độ lớn
A. phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật liệu.
B. không phụ thuộc vào bản chất, phụ thuộc kích thước vật liêu.
C. phụ thuộc vào bản chất của vật liệu.
D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 19. Hai thanh một bằng sắt, một bằng kẽm dài bằng nhau ở 00C, còn ở 1000C thì chênh lệch nhau 10mm. Tìm chiều dài của hai thanh đó ở 00C. Biết hệ số nở dài của sắt là 11,4.10-6K-1, của kẽm là 34.10-6K-1.
A. 424,5m. B. 4,425m.
C. 442,5mm. D. 342mm.
Câu 20. Chiều dài mỗi thanh ray đường sắt ở 00C là 12,5 m. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 2.10-5 K-1.
Khi nhiệt độ tăng lên đến 500 C thì khoảng cách cần thiết để hở giữa các thanh ray là
A. 0,25 cm B. 1,25 mm
C. 2,5 cm D. 1,25 cm
Câu 21. Một khối sắt ở 00C có thể tích là 1000 cm3. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 11.10-6 K-1
Thể tích của khối sắt đó ở 1000C là
A. 1003,3 cm3.
B. 1006,6 cm3.
C. 1336,6 cm3.
D. 1333,6 cm3.
Câu 22. Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia bằng hai bình thông nhau.
Câu 23. Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
A. \(f = \dfrac{l}{\sigma }\).
B. \(f = \dfrac{\sigma }{l}\).
C. \(f = 2\pi \sigma .l\)
D. \(f = \sigma .l\)
Câu 24. Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống.
Hiện tượng mực chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống gọi là hiện tượng…………….
A. căng bề mặt.
B. dính ướt.
C. mao dẫn.
D. không dính ướt.
Câu 25. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực tối thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của Glixerin ở 20 °C là 64,3 mN. Hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này là
A. 0,0073N/m B. 0.73 N/m
C. 0,098 N/m D. 0.073 N/m
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là quá trình đảng tích? Tìm một ví dụ về quá trình này.
Câu 2: Một lượng khí lí tưởng chứa trong xilanh có thể tích V=240 \(cm^3\) được giữ bởi pittông như hình vẽ, diện tích pittông S=30cm2, áp suất khí p=105Pa.
1. Kéo chậm pittông sang phải một đoạn 2cm, giữ nhiệt độ không đổi. Tính áp suất khí trong xilanh khi đó.
2. Nung nóng khí trong xilanh để nhiệt độ tăng thêm \(\dfrac{1}{5}\) nhiệt độ ban đầu, áp suất khí là 2.105 Pa. Hỏi pittông dịch chuyển như thế nào so với ban đầu.
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đơn vị của động lượng là
A. kg.m/s². B. kg.m/s.
C. kg.m.s. D. kg.m.s².
Câu 2. Công cơ học là một đại lượng
A. vector. B. luôn dương.
C. luôn âm. D. vô hướng.
Câu 3. Khi vận tốc của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. không thay đổi.
D. Giảm đi 2 lần.
Câu 4. Thế năng trọng trường của một vật
A. luôn dương vì độ cao của vật luôn dương.
B. có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. không thay đổi nếu vật chuyển động thẳng đều.
D. không phụ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 5. Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào đúng?
A. Thế năng không đổi.
B. Động năng không đổi.
C. Cơ năng không đổi.
D. Lực thế không sinh công.
Câu 6. Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí?
A. \(\dfrac{V}{T}\) = const.
B. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)
C. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
D. V1T2 = V2T1.
Câu 7. Đối với một lượng khí lý tưởng, khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ
A. tăng lên 6 lần.
B. giảm đi 6 lần.
C. tăng lên 1,5 lần
D. giảm đi 1,5 lần
Câu 8. Nguyên lý I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức: ΔU = Q + A, với quy ước
A. Q > 0: hệ truyền nhiệt
B. A < 0: hệ nhận công.
C. Q < 0: hệ nhận nhiệt.
D. A > 0: hệ nhận công.
Câu 9.Chất rắn vô định hình có
A. cấu trúc tinh thể.
B. dạng hình học xác định.
C. nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. tính đẳng hướng.
Câu 10. Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 4 atm thì được làm lạnh đẳng tích cho đến khi áp suất còn 1,6 atm. Nhiệt độ của khối khí lúc đó bằng
A. 129°C. B. –149°C.
C. 9°C. D. 775°C.
Câu 11. Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 2cm thì thế năng đàn hồi bằng
A. 0,04 J. B. 400 J.
C. 200 J. D. 0,08 J.
Câu 12. Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng
A. 9 J. B. –9 J.
C. 15 J. D. –1,5 J.
Câu 13. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h có động lượng là
A. 105 kg.m/s. B. 7,2.104 kg.m/s.
C. 0,72 kg.m/s. D. 2.104 kg.m/s.
Câu 14. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s, v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là
A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ hai.
B. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ nhất.
C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ nhất.
D. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ hai.
Câu 15. Một khối khí lý tưởng có thể tích 8 lít đang ở áp suất 1,2 atm thì được nén đẳng nhiệt cho tới khi thể tích bằng 2,5 lít. Áp suất của khối khí đã thay đổi một lượng
A. 3,84 atm. B. 2,64 atm.
C. 3,20 atm. D. 2,67 atm
II. Tự luận
Bài 1
Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.
1. Tìm hệ số ma sat m1 trên đoạn đường AB.
2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là m2 = \(\dfrac{1}{{5\sqrt 3 }}\). Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?
3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?
Bài 2
Một mol khí lý tưởng thực hiện một chu trình 1 - 2 - 3 - 4 (hình vẽ). Biết T1=T2 = 400K, T3= T4= 200K, V1 = 40 dm3, V3= 10 dm3. Xác định p1, p2, p3, p4
Câu 1
a) Thế nào là sự nở dài vì nhiệt của vật rắn?
b) Phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học theo hai cách?
Câu 2
a) Tính động năng của một vật nặng có khối lượng 2kg đang chuyển động với tốc độ 6m/s?
b) Trên mặt sàn nhẵn nằm ngang, viên bi A đang chuyển động với tốc độ 4 m/s thì va chạm với viên bi B cùng khối lượng đang đứng yên. Ngay sau va chạm viên bi A chuyển động trên sàn với tốc độ là 2\(\sqrt 3 \) m/s theo hướng hợp với hướng chuyển động ban đầu của nó một góc 300. Tính tốc độ của viên bi B ngay sau va chạm?
Câu 3
a) Người ta nén đẳng nhiệt một khối khí ở trạng thái có thể tích 12 lít và áp suất là 3 atm đến trạng thái có áp suất 4 atm. Tính thể tích của khối khí sau khi nén?
b) Người ta thực hiện công 100J để nén một khối khí, biết trong quá trình đó khối khí truyền ra môi trường bên ngoài nhiệt lượng là 40 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí trong quá trình đó.
Câu 4
a) Một dây đồng có chiều dài 1m ở nhiệt độ 45 0C, biết hệ số nở dài
của đồng \(\alpha \) = 17.10-6 .K-1. Tính chiều dài của dây đó ở nhiệt độ 5 0C
b) Hai mol khí lý tưởng thực hiện chu trình 1-2-3-4 như hình vẽ bên:
Biết\({P_1} = 1atm\),\({T_1} = 300K\), \({T_2} = 600K\), \({T_3} = 1200K\). Xác định đầy đủ
các thông số của lượng khí đó ở mỗi trạng thái?
Câu 5
Một vật khối lượng 400 g được treo bằng một lò xo nhẹ độ cứng 100 N/m, đầu trên của lò xo được treo vào điểm cố định B tại nơi có g = 10 m/s2. Vật đang được giữ đứng yên tại vị trí lò xo nén 2cm bằng một giá đỡ thì cho giá đỡ chuyển động thẳng đứng xuống dưới nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.
a) Tính động năng của vật nặng tại vị trí lực đàn hồi có độ lớn nhỏ nhất?
b) Tính động năng lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình vật chuyển động đi xuống?
Câu 1. Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy một giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2
A. -100 J B. 100 J
C. 200 J D. -200 J
Câu 2. Chọn phát biểu sai
Động năng của một vật sẽ không đổi khi vật
A. chuyển động với gia tốc không đổi
B. chuyển động tròn đều
C. chuyển động thẳng đều
D. chuyển động với vận tốc không đổi
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. công cơ học là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số
B. công suất được dùng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một vật
C. những lực vuông góc với phương dịch chuyển thì không sinh công
D. công suất được đo bằng xông sinh ra trong thời gian t
Câu 4. Kết luận nào sau đây nói về cơ năng là không đúng ?
A. cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra
B. cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được
C. cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thể năng của vật
D. cơ năng của một vật có gái trị bằng công mà vật có thể thực hiện được
Câu 5. Một vật có khối lựng 3kg, rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Trong thời gian 1,2 s, trọng lực thực hiện một công là
A. 274,6 J B. 216 J
C. 69,15 J D. -69,15 J
Câu 6. Một người kéo một homg gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lưc đó khi hòm trượt 20 m bằng
A. 2400 J B. 2866 J
C. 2598 J D. 1762 J
Câu 7. Một vật có khối lượng 0,5 kg, trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực \(\overrightarrow F \) do tường tác dụng có độ lớn bằng
A. 1750 N B. 175 N
C. 17,5 N D. 1,75 N
Câu 8. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen ngẫu lực có độ lớn là
A. 2 N.m B. 1 N.m
C. 100 N.m D. 0,5 N.m
Câu 9. Từ một điểm M có odoj cao 0,8 m so với mặt đất, ném một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở mặt đất, cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
A. 4 J B. 1 J
C. 5 J D. 8 J
Câu 10. Chọn khẳng đinh đúng
A. một động cơ có công suất 5 kW/h, có nghĩa là động cơ thực hiện một công là 5KJ trong thời gian 5 giờ
B. công suất của một động cơ đặc trưng cho khả năng thực hiện công của động cơ ấy trong một đơn vị thời gian
C. công suất của một đại lượng véc tơ vì nó bằng tích lực và vận tốc
D. tất cả các khẳng định trên đều sai
Câu 11. Chọn khẳng định sai
A. khi vận tốc bằng vận tốc trung bình thì công suất là công suất trung bình
B. khi vận tốc bằng vận tốc tức thời thì công suất là công suất tức thời
C. vì P = Fv nên công suất có giá trị không đổi thì F và v tỉ lệ thuận với nhau
D. \(P = \dfrac{A}{t}\) , nếu A mang giá trị dương thì P mang giá trị dương
Câu 12. Chọn khẳng định sai
A. công của trọng lực phụ thuộc vào dạng quỹ đạo, luôn luôn bằng tích của trọng lực với chiều dài quỹ đạo
B. công của trọng lực là một đại lượng vô hướng, không phụ thuộc vào dạng của quỹ đạo, mà luôn bằng tích của trọng lực với hiệu hai độ cao của hai đầu quỹ đạo
C. nếu vật chuyển động từ vị trí thấp lên vị trí cao, công của trọng lực đạt giá trị âm và ngược lại
D. khi chọn hệ quy chiếu trên mặt đất so với chiều dương là chiều của véc tơ trọng lực, nếu vật chuyển động từ vị trí cao xuống vị trí thấp, công của trọng lực đạt giá trị dương và ngược lại
Câu 13. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. năng lượng và khoảng thời gian
B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C. lực và quãng đường đi được
D. lực và vận tốc
Câu 14. Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên
A. công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
B. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
C. xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0
D. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0
Câu 15. Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5N, vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy bằng
A. 25 m/s B. 7,07 m/s
C. 15 m/s D. 50 m/s
Câu 16. Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 s. Công và công suất của người ấy là
A. 1600 J; 800 W B. 800 J; 400 W
C. 1000 J; 500 W D. 1200 J; 60 W
Câu 17. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 60o. Vận tốc tương ứng của mỗi mảnh đạn là
A. \({v_1} = {\rm{ }}200{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ }}100{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 60o
B. \({v_1} = {\rm{ 4}}00{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 4}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 120o
C. \({v_1} = {\rm{ 1}}00{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 2}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 60o
D. \({v_1} = {\rm{ 10}}0{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 1}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 120o
Câu 18. Môt vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2 m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật chạm dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bằng bao nhiều ? Voi va chạm giữa hai vật là va chạm mềm
A. 3 m/s B. 2 m/s
C. 1 m/s D. 4 m/s
Câu 19. Một vật có khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,3 km/h. Động lượng của vật có giá trị là
A. 6 kg.m/s B. -3 kg.m/s
C. 21,6 kg.m/s D. 3 kg.m/s
Câu 20. Một hòn đá được nắm xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng \(\Delta \overrightarrow p \) khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản không khí)
A. 3 kg.m/s B. 4 kg.m/s
C. 2 kg.m/s D. 1 kg.m/s
Câu 21. Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động nằm ngang với vận tốc 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với vận tốc 2 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là
A. 4,9 kg.m/s B. 1,1 kg.m/s
C. 3,5 kg.m/s D. 2,45 kg.m/s
Câu 22. Một quả bóng đang bay ngang với động lượng \(\overrightarrow p \) thì đạp vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bóng bật ngược trở lại theo phương vuông góc với tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của bóng là
A. \(\overrightarrow 0 \) B. \(\overrightarrow p \)
C. \(2\overrightarrow p \) D. \( - 2\overrightarrow p \)
Câu 23. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 4 kg, có vận tốc v1 = 3 m/s; v2 = 1 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng vuông góc với nahu. Độ lớn động lượng của hệ là
A. 5 kg.m/s B. 7 kg.m/s
C. 1 kg.m/s D. 14 kg.m/s
Câu 24. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?
A. thể tích B. khối lượng
C. áp suất D. nhiệt độ tuyệt đối
Câu 25. Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và áp suất 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3.
A. 1,87 kg/m3 B. 15,8 kg/m3
C. 18,6 kg/m3 D. 15,8 kg/m3
Câu 26. Khí trong xilanh lúc đầu có áp suất 2 atm, nhiệt độ 27oC và thể tích 150 cm3. Khi pittong nén khí đến 50 cm3 và áp suất là 10 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là
A. 227oC B. 333oC
C. 500oC D. 285oC
Câu 27. Đồ thị nào sau đây không phải là quá trình đẳng nhiệt ?
Câu 28. Trên đồ thị biểu diễn đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau. Kết luận nào đúng khi so sánh các thể tích V1 và V2 ?
A. V1 = V2 B. . V1 > V2
C. V1\( \sim \)V2 D. . V1 < V2
Câu 29. Một lượng khí ở nhiệt đọ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt kí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là
A. 2,00 m3 B. 0,50 m3
C. 0,14 m3 D. 1,8 m3
Câu 30. Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pittong nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Áp suất khí trong xilanh lúc này bằng bao nhiêu ?
Coi nhiệt độ không đổi
A. 3.105 Pa B. 4.105 Pa
C. 5.105 Pa D. 2.105 Pa
Câu 1. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1; v2. Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?
A. \(\overrightarrow p = 2m{\overrightarrow v _1}\)
B. \(\overrightarrow p = 2m{\overrightarrow v _2}\)
C. \(\overrightarrow p = m{\overrightarrow v _1} + m{\overrightarrow v _2}\)
D. \(\overrightarrow p = m\left( {{{\overrightarrow v }_1} + {{\overrightarrow v }_2}} \right)\)
Câu 2. Động năng được tính bằng biểu thức nào sau đây ?
A. Wđ\( = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
B. Wđ \( = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
C. Wđ \( = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)
D. Wđ \( = \dfrac{1}{2}mv\)
Câu 3. Công thức nào sau đây là công thức tình cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi ?
A. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + 2k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
B. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mgz\)
C. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + \dfrac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\)
D. \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + 2k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Câu 4. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là
A. W = Wđ + Wt = const
B. W = Wđ - Wt = const
C. W = Wđ + Wt = mgh
D. W = Wđ + Wt = -kx
Câu 5. Quả cầu nhôm có khối lượng m1 = 800 g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu có khối lượng m2 = 200 g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu nhập làm một. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là
A. 800 m/s B. 8 m/s
C. 80 m/s D. 0,8 m/s
Câu 6. Một gàu nước khối lượng 10 k g được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất cảu lực kéo là
A. 3 W B. 4 W
C. 5 W D. 6 W
Câu 7. Một quả cầu khối lượng 500 g, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)
A. 22 m/s B. 20 m/s
C. 18 m/s D. 20 m/s
Câu 8. Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 0,9 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên tới độ cao h’ = 1,35 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua qua sự mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị bằng bao nhiêu ?
A. 3 m/s C. 3,5 m/s
C. 0,3 m/s D. 0,25 m/s
Câu 9. Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 9 cm, độ cứng là 10 N/m. Lúc lò xo bị nén chỉ còn dài 6 cm thì có thể bắn lên theo phương thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên tới độ cao h bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,5 m B. 15 m
C. 2,5 m D. 1,5 m
Câu 10. Một lượng khí có thể tích không đổi. Nếu nhiệt độ T được làm tăng lên gấp ba thì áp suất của chất khí sẽ
A. tăng gấp ba lần
B. giảm gấp ba lần
C. giảm đi sáu lần
D. tăng gấp sáu lần
Câu 11. Một khối khí biến đỏi từ trạng thái có áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối (p1, V1, T1) sang trạng thái (p2, V2, T2). Quá trình nào sau đây không thể xảy ra ?
A. p2 > p1; V2 > V1; T2 > T1
B. p2 < p1; V2 < V1; T2 < T1
C. p2 > p1; V2 = V1; T2 > T1
D. p2 < p1; V2 < V1; T2 > T1
Câu 12. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. \(\dfrac{{pV}}{T}\) = hằng số
B. \(\dfrac{{VT}}{p}\)= hằng số
C. \(\dfrac{{pT}}{V}\) = hằng số
D. \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 13. Đường nào sau đây không phải là đường đẳng nhiệt ?
Câu 14. Một lượng khí ở nhiệt độ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là
A. 2,00 m3 B. 0,50 m3
C. 0,14 m3 D. 1,8 m3
Câu 15. Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng
B. tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trinhg chuyển nhiệt và thực hiện công
C. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
D. tổng đông năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 16. Câu nào sau đây nói về tương tác phân tử là không đúng ?
A. lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau
B. lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử
C. lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử
D. lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử
Câu 17. Hệ thức nào sau đây của nguyên lí I NĐLH là đúng ?
A. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
B. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
C. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng, \(\Delta Q\) là độ nội năng của hệ, A là công
D. \(Q = \Delta U + A\) , với Q là nhiệt lượng cung cấp, \(\Delta Q\) là độ biến thiên nội năng, A là công
Câu 18. Biết 10 g chì khi truyền nhiệt 260 J, tăng nhiệt từ 15oC đến 35oC. Nhiệt dung riêng của chì là
A. 135 J/kg.K
B. 130 J/kg.K
C. 260 J/kg.K
D. 520 J/kg.K
Câu 19. Một động cơ nhiệt thực hiện công 30 kJ. Nó nhả cho nguồn lạnh nhiệt lượng 120 kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt là
A. 12 % B. 24 %
C. 40 % D. 20 %
Câu 20. Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định; vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 21. Dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn được gọi là
A. biến dạng kéo
B. biến dạng nén
C. biến dạng đàn hồi hoặc biến dạng dẻo
C. biến dạng cơ
Câu 22. Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm
D. chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông
Câu 23. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt độ nóng chảy ?
A. nhiệt độ nóng chay của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy
B. đơn vị của nhiệt nóng chảy là jun (J)
C. các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau
D. nhiệt nóng chảy tính bằng công thức \(Q = \lambda m\) , trong đó \(\lambda \) là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật
Câu 24. Nếu nung nóng không khí thì
A độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng
B. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối giảm
C. độ ẩm tuyệt đối không đổi và độ ẩm tương đối tăng
D. độ ẩm tuyệt đối tăng và độ ẩm tương đối không đổi
Câu 25. Một sợi dây bàng đồng thai dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực có 25 N thì nó dãn ra một đoàn bằng 4 mm. Suất Y – âng của đồng thau có giá trị là
A. E = 8,95.109 Pa
B. E = 8,95.1010 Pa
C. E = 8,95.1011 Pa
D. E = 8,95.1012 Pa
Câu 26. Một vòng dây kim loại có đường kình 8 cm được dìm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo đượng lực phải tác dụng thêm do lực căng bền mặt là 9,2.10-3. Hệ số căng bề mặt cảu dầu trong chậu là giá trị nào sau đây ?
A. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 3}}\,\,N/m\)
B. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 4}}\,\,N/m\)
C. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 5}}\,\,N/m\)
C. \(\sigma = 18,{4.10^{ - 6}}\,\,N/m\)
Câu 27. Ở 25oC, không khí có độ ẩm tỉ đối là 55,65%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí là
A. 17,5 g/m3; 20oC
B. 21,4 g/m3; 25oC
C. 9,2 g/m3; 10oC
D. 12,8 g/m3; 15oC
Câu 28. Một ống mao dẫn hở cả hai đầu, có bán kính r = 1 mm được nhúng thẳng đứng trong nước. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m, lấy g = 9,8 m/s2. Chiều cao cột nước dâng lên trong ống mao dẫn là
A. 150 mm B. 15 mm
C. 30 mm D. 7,5 mm
Câu 29. Chọn phát biểu sai
A. sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng
B. nhiệt độ ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy
C. nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất nhưng không phụ thuộc vào áp suất ngoài
D. chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Câu 30. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước đá lad 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 4 kg lên 20oC là
A. 16,96.10-5 J B. 16,96.102 J
C. 16,96.105 J D. 16,96.103 J
Câu 1
a) Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng của một vật
b) Hệ cô lập là gì ? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng
Câu 2
a) Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Giải thích các đại lượng trong phương trình
b) Một lượng khí trong một xilamh có pittong chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là 2 atm; 15 lít; 2oC. Khi pittong nén khí, áp suất của khí lên đến 4 atm; thể tích giảm 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén
Câu 3
a) Nội năng của một vật là gì ? Nêu các cách biến đổi nội năng
b) Nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng trong một bình kín, nội năng của khí có thay đổi hay không ? Vì sao ?
Câu 4
Một vật nhỏ có khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây không dãn có chiều dài l = 1m, khối lượng không đáng kể, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Kéo vật tới vii trí sao cho dây treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của vật tới vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.
Câu 5
Một thanh thép dài 200 cm có đường kính tiết diện là 16 mm. Thép có suất đàn hồi E = 2,16.1011 Pa.
a) Xác định hệ số đàn hồi của thanh thép
b) Khi chịu tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) , thanh thép dài thêm 1,5 mm. Hãy xác định độ lớn của lực kéo \(\overrightarrow F \)
Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng có đơn vị là Kg.m/s2.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. J/s B. HP
C. kW.h D. W
Câu 3: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi.
B. động năng tăng gấp 4
C. động năng tăng gấp 8
D. động năng tăng gấp 6
Câu 4: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s
C. 15s D. 10s
Câu 5: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
B.Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.
C.Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz
D. Khi tính thế nănng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng
Câu 6: Một khẩu súng có khối lượng 4kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là:
A. 2m/s B. 6 m/s
C. 10 m/s D. 12 m/s
Câu 7: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu?
A. 0,125 J B. 2,5 J
C. 5 J D. 0,25 J
Câu 8: Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.
A. Thế năng B. Động năng
C. Cơ năng D. Động lượng
Câu 9: Ở độ cao 5m so với mốc thế năng, ném một vật có m = 0,5kg với vận tốc 2m/s, lấy g=10m/s2 . Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu?
A. 5J B. 26J
C. 45J D. 25J
Câu 10: Chọn câu sai:
A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
B. Nhiệt tự truyền từ vật này sang vật khác bất kỳ
C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
D. Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
Câu 11: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?
A. 1 m B. 0,6 m
C. 5 m D. 0,7 m
Câu 12: Chọn câu sai khi nói về cấu tạo chất:
B. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại
C. Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao
D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
Câu 13: Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4atm thì thể tích của khí là:
A. 2,5 lít B. 5 lít
C. 10 lít D. 25 lít
Câu 14: Chọn phát biểu đúng: Trong hệ toạ độ (p,V)
A. đường đẳng tích là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .
B. đường đẳng nhiệt là đường hypebol .
C. đường đẳng nhiệt là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .
D. đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục áp suất p.
Câu 15: Một bình kín chứa khí ở 300K và áp suất 2.105Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là
A. 105 Pa B. 2.105 Pa
C. 3.105 Pa D. 4.105 Pa
Câu 16: Công thức \(\dfrac{V}{T} = \)hằng số áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ?
A. Quá trình bất kì
B. Quá trình đẳng nhiệt
C .Quá trình đẳng tích
D. Quá trình đẳng áp
Câu 17: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2atm, 15 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí khi nén.
A. 420oC B. 693oC
C. 147oC D. 300oC
Câu 18: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối
B. Viên kim cương
C. Miếng thạch anh
D. Cốc thủy tinh
Câu 19: Một thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1.
A. 50oC B. 30oC
C. 45oC D. 100oC
Câu 20: Với ký hiệu: V0 là thể tích ở 00C; V thể tích ở t0C; \(\beta \) là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t0C?
A. V = V0 -\(\beta \)t
B. V = V0 +\(\beta \)t
C. V = V0 (1+ \(\beta \)t)
D. V = \(\dfrac{{{V_0}}}{{1 + \beta t}}\)
Câu 21: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
A.động năng cực đại, thế năng cực tiểu
B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại
Câu 22: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?
A. P = \(\dfrac{A}{t}\)
B. P = At
C. P = \(\dfrac{t}{A}\)
D. P = A .t2
Câu 23: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. \(\dfrac{{PV}}{T}\)= hằng số
B.\(\dfrac{{PT}}{V}\)= hằng số
C. \(\dfrac{{VT}}{P}\) = hằng số
D. \(\dfrac{{{P_1}{V_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_1}}}{{{T_2}}}\)
Câu 24: Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là \(\alpha \) = 12. 10-6 k-1 ).
A. \(\Delta l\)= 3,6.10-2 m
B. \(\Delta l\)= 3,6.10-3 m
C. \(\Delta l\)= 3,6.10-4 m
D. \(\Delta l\) = 3,6. 10-5 m
Câu 25: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?
A. có dạng hình học xác định.
B. có cấu trúc tinh thể.
C. có tính dị hướng.
D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 26: Nội năng của một vật là:
A. tổng động năng và thế năng của vật.
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 27: Một ấm bằng nhôm có khối lượng 250g đựng 1,5kg nước ở nhiệt độ 250C. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước trong ấm (1000C). Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 920J/kgK và cn = 4190J/kgK .
A. 488625J B. 688426J
C. 884626J D. 462688J
Câu 28: Người ta truyền cho khí trong xi-lanh nhiệt lượng 100 J . Chất khí nở ra thực hiện công 65 J đẩy pittông lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu?
A. 100J B. 65J
C. 50J D. 35J
Câu 29: Trong biểu thức DU = A + Q nếu Q < 0 thì :
A. vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.
B. vật nhận công từ các vật khác.
C. vật thực hiện công lên các vật khác.
D. vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác
Câu 30: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. 10.\(\sqrt 2 \) m/s B. 10 m/s
C. 5.\(\sqrt 2 \) m/s D. 5 m/s
Câu 31: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn :
A . \(\dfrac{1}{2}m.{v^2}\) B. mv2
C . \(\dfrac{1}{2}m.v\) D . m.v
Câu 32: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi :
A. Thế năng tăng
B. Động năng giảm
C. Cơ năng không đổi
D .Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất
Câu 33: Một quả bóng đang bay với động lượng \(\vec p\) thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 0 B . -2\(\vec p\)
C. 2\(\vec p\) D. \(\vec p\)
Câu 34: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng :
A. 5 J B. 8 J
C .4 J D. 1 J
Câu 35: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ?
A. 1 m B. 0,6 m
C. 5 m D. 0,7 m
Câu 36: Một khối khí được biến đổi để thể tích giảm 3 lần và nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi. Khi đó áp suất sẽ
A. tăng 1,5 lần B. giảm 1,5 lần
C. giảm 6 lần D. tăng 6 lần
Câu 37: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.
A. p ~ T.
B. p ~ t.
C. \(\dfrac{p}{T} = \)hằng số.
D. \(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 38: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi – lơ. Mariốt?
A. \(\dfrac{V}{p}\) = hằng số
B. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
C. hằng số.
D. \(\dfrac{p}{V}\)= hằng số
Câu 39: Chọn câu đúng : Biểu thức p = là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp :
A. Hai véctơ vận tốc cùng hướng
B. Hai véctơ vận tốc cùng phương ngược chiều
C. Hai véctơ vận tốc vuông góc với nhau
D. Hai véctơ vận tốc hợp với nhau một góc 600
Câu 40: Một vật có khối lượng 500g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2 . Tính độ cao h?
A. 1,2 m B. 1,6m.
C. 0,8m D. 2m.
I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Trong hệ tọa độ ( p,V) , đường đẳng nhiệt có dạng:
A. Đường parabol.
B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. Nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
D. Đường hypebol.
Câu 2: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô
A. chuyển động tròn đều.
B. giảm tốc.
C. tăng tốc.
D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 3: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?
A. P~T
B. P~t.
C. \(\dfrac{P}{T} = c{\rm{onst}}\).
D. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 4: Chọn phát biểu đúng.Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật v = const.
B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
C. vận tốc của vật giảm.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ?
A. V ~\(\dfrac{1}{P}\) B. V ~ T .
C. P ~ \(\dfrac{1}{V}\) D. P.V=const
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây nói về nội năng là sai?
A. Nội năng là nhiệt lượng.
B. Nội năng là một dạng năng lượng.
C. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.
D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Câu 7: Một ôtô lên dốc có ma sát với vận tốc không đổi. Lực đã sinh công bằng 0 là
A. lực kéo của động cơ.
B. lực ma sát.
C. trọng lực.
D. phản lực của mặt dốc.
Câu 8: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô
A. chuyển động tròn đều.
B. giảm tốc.
C. tăng tốc.
D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 9: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
A. \({W_t} = - \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
B. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
C. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
D. \({W_t} = - \dfrac{1}{2}k.\Delta l\)
Câu 10: Biểu thức mô tả quá trình nén khí đẳng nhiệt là
A. Q + A = 0 với A < 0.
B. \(\Delta U\) = Q + A với \(\Delta U\)> 0; Q < 0; A > 0.
C. \(\Delta U\)=A với A > 0.
D. \(\Delta U\) = A + Q với A > 0; Q < 0.
Câu 11: Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là
A. \(\dfrac{{PT}}{V} = c{\rm{onst}}\)
B. PV ~ T.
C. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\).
D. \(\dfrac{{PV}}{T} = c{\rm{onst}}\).
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây nói về chuyển động của phân tử là sai?
A. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
B. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
C. Các phân tử khí lí tưởng chuyển động theo đường thẳng.
D. Các phân tử chuyển động không ngừng.
II.TỰ LUẬN
Bài 1:
Một xe ô tô có khối lượng m = 4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.
a. Đường khô, lực hãm bằng 22000N, xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?
b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?
Bài 2:
Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.
Bài 3 :
Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ OoC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.