I.TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Chọn chỉ một chữ cái đúng trước phương án trả lời đúng.
Câu 1. Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua các cặp điểm ?
A.2 ; B. 4 ; C. 6 ; D. 8.
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thì ba điểm A, B, C thẳng hàng?
A.AB = 3,1cm ; BC = 2,9 cm ; AC = 5cm.
B. AB = 3,1cm ; BC = 2,9 cm ; AC = 6cm.
C. AB = 3,1cm ; BC = 2,9cm ; AC = 7cm.
D. AB = 3,1cm ; BC = 2,9 cm ; AC = 5,8cm.
Câu 3. Cho hình a. Kí kiệu nào sau đây đúng ?
A.A∉ d ; B. B ∉ d ;
C. C ∈ d ; D. C ∉ d.
Câu 4. Hình vẽ sau đây chỉ hai tia OA, OB đối nhau ?
A.Hình 1 ; B. Hình 2 ;
C. Hình 3 ; D. Hình 2 và hình 3.
Câu 5. Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 6cm, AC = 10cm. Gọi I là trung điểm của AB. Độ dài đoạn thẳng CI là
A.7cm ; B. 8cm ; C. 9cm ; D. 4m.
Câu 6. Cho 3 điểm A, B, C. Biết AB = 5cm ; AC = 4cm ; BC = 3cm. Ta có
A.điểm C nằm giữ hai điểm A và B ;
B. điểm B nằm giữa hai điểm A và C ;
C. điểm A nằm giữa hai điểm B và C ;
D. không có điểm nào giữa hai điểm còn lại.
Câu 7. Cho hình vẽ bên. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A.Mx và Ny là hai tia đối nhau ;
B. MN và NM là hai tia đối nhau ;
C. Mx và My là hai tia đối nhau ;
D. My và Nx là hai tia đối nhau.
Câu 8. Cho 3 điểm A, M, B phân biệt, với điều kiện nào thì điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB ?
A.AM = MB ; B. AM + MB = AB ;
C. AM + MB = AB và AM = MB ; D. AM + MB = AB và AM= AB.
II. TỰ LUẬN
Bài 2.
a) Vẽ hình theo diễn đạt dưới đây :
- Vẽ đường thẳng AB.
- Lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB.
- Lấy điểm N thuộc tia AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB>
- Lấy P thuộc tia đối của tia BN nhưng không thuộc đoạn thẳng AB.
b) Trong ba điểm A, B, M thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
c) Trong ba điểm M, N, P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
Bài 3.
Vẽ hình theo diễn đạt sau : Cho đoạn thẳng MN có độ dài 10cm.
Trên tia MN lấy điểm P sao cho MP = 5cm.
a) Điểm P có nằm giữa hai điểm M và N không ?
b) So sánh MP và PN ?
c) Điểm P có là trung điểm của đoạn thẳng MN không ?
d) Gọi I là trung điểm của PN. Tính độ dài MI ?
Bài 4.
Cho 2 điểm trong đó có 5 điểm thẳng hàng. Cứ qu 2 điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng ?
Bài 1.
Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Vẽ hình thỏa mãn đồng thời các yêu cầu sau :
+ Điểm E nằm giữa hai điểm A và B ;
+ Điểm E nằm giữa hai điểm C và D ;
+ Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
Bài 2.
Cho 3 điểm A, B, C sao cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Gọi M là điểm nằm giữa A và C ; N là điểm nằm giữa C và B.
a) Chứng tỏ rằng điểm C nằm giữa M và N.
b) Kể tên các tia trùng nhau gốc C.
c) Kể tên các tia trùng nhau gốc C.
Bài 3.
Trên tia Ox lấy ba điểm A, B, C sao cho OA = 2cm, OB = 12cm, OC = 10cm.
a) Chứng tỏ rằng điểm C nằm giữa hai điểm O và B.
b) So sánh OA và BC.
c) Gọi M là trung điểm của OB. Tính độ dài đoạn AM. Chứng minh M là trung điểm của AC.
I.TRẮC NGHIỆM
Chọn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.
Câu 1. Hai tia đối nhau là
A.hai tia tạo thành đường thảng ;
B. hai tia có chung gốc ;
C. hai tia có chung gốc và tạo thành đường thẳng ;
D. hai tia chỉ có môt điểm gốc chung.
Câu 2. Qua 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng
A.Chỉ vẽ được 1 đường thẳng ;
B. vẽ được 3 đường thẳng phân biệt ;
C. vẽ được 2 đường thẳng phân biệt ;
D. vẽ được 4 đường thẳng phân biệt.
Câu 3. Cho AM = MB ta có
A.điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB ;
B. điểm A trùng với điểm B ;
C. điểm M nằm giữa hai điểm A và B ;
D. điểm M là trung điểm của AB khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Câu 4. Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng.
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua ha điểm trong các điểm trên ?
A.8 ; B.6 ; C. 4 ; D. 10.
Câu 5. Cho AB = 10cm, điểm C nằm giữa A và B, P là trung điểm AC và Q là trung điểm CB. Độ dài đoạn PQ là
A.5cm ; B. 3cm ;
C. 4cm ; D. 6cm.
Câu 6. Cho hình 1. Câu nào sau đây không đúng ?
A.Ba điểm F, O, E thẳng hàng ;
B. Ba điểm M, O, N thẳng hàng ;
C. Ba điểm M, E, N không thẳng hàng ;
D. Ba điểm M, F, N thẳng hàng.
Câu 7. Cho MN = 6dm ; NP = 3dm ; MP = 9dm, ta có
A.ba điểm M, P, N không thẳng hàng ;Hình 1
B. điểm M nằm giữa hai điểm N và P ;
C. điểm N nằm giữa hai điểm M và P ;
D. điểm P nằm giữa hai điểm N và M.
Câu 8. Hình 2 biểu diễn
A.tia AB ;
B. tia BA ;
C. đường thẳng AB ;
D. đoạn thẳng AB.
II. TỰ LUẬN
Bài 2. Vẽ ba đường thẳng a, b, c sao cho giữa chúng
a) không có giao điểm nào.
b) chỉ có một giao điểm.
c) có ba giao điểm.
Bài 3. Vẽ hình sau : Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho :
OA = 1cm ; OB = 7cm.
a)Tính độ dài đoạn thẳng AB.
b) Trên tia BA lấy điểm C sao cho BC = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng AC.
c) Gọi M là trung điểm AC. Chứng tỏ rằng C là trung điểm của MB.
Bài 1. Vẽ hình sau và dùng kí hiệu để chỉ rõ những điểm thuộc và không thuộc đường thẳng a trên hình vẽ.
Bài 2 Cho 4 điểm thẳng hàng A, B, C, D theo thứ tự đó.
a) Vẽ hình.
b) Kể tên các tia trùng nhau gốc A trên hình vẽ.
c) Kể tên các cặp tia đối nhau gốc C trên hình vẽ.
d) Hai tia AD và DA có phải là hai tia trùng nhau không ; có phải là hai tia đối nhau không ? Vì sao ?
e) Kể tên các đoạn thẳng trên hình vẽ.
Bài 3. Trên tia Ax lấy B, C sao cho AB = 10cm, AC = 5cm.
a) Vẽ hình.
b) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
c) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
d) Hãy chứng tỏ điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Bài 1.
Vẽ đường thẳng xy. Trên xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự đó.
a) Kể tên các tia có trên hình vẽ ? (Các tia trùng nhau chỉ kể một lần).
b) Hai tia Ay và By có phải là hai tia trùng nhau không ? Vì sao ?
c) Kể tên các tia trùng nhau gốc C trên hình vẽ.
Bài 2.
Trên tia Ax lấy đoạn thẳng AB = 12cm và M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM – MB = 6cm.
a) Tính AM và MB.
b) Trên tia đối của MB lấy điểm N sao cho M là trung điểm NB. Tính độ dài đoạn AN.
c) Chứng minh điểm N nằm giữa hai điểm A và B.
d) Điểm N có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao ?
Bài 3.
Cho 3 điểm A, B, C biết AB = 5cm, BC = 3,5cm, AC = 10cm. Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
I.TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Cho hình vẽ dưới đây. Hãy đánh dấu nhân (x) thích hợp vào ô trống.
STT |
Khẳng định |
Đúng |
Sai |
1 |
Hai tia IA và IB đối nhau. |
|
|
2 |
Hai tia AB và AI trùng nhau. |
|
|
3 |
Đoạn thẳng CD cắt đường thẳng AB. |
|
|
4 |
Tia CD cắt tia IB. |
|
|
Bài 2. Điền vào chỗ trống để được khẳng định đúng.
Trên tia Ex vẽ hai đoạn thẳng EF = 4cm và EI = 2cm.
1) Điểm …. Nằm giữa hai điểm … và …
2) … + … = …
3) IF = … cm
4) Điểm … là trung điểm của đoạn thẳng …
Bài 3. Đánh dấu x thích hợp vào ô trống.
STT |
Khẳng định |
Đúng |
Sai |
1 |
Nếu AM + AB = MB thì điểm M nằm giữa A và B. |
|
|
2 |
Nếu AM = MB =\({{AB} \over 2}\) thì M là trung điểm của AB. |
|
|
3 |
Nếu điểm A không nằm giữa B và C thì tia AB và AC đối nhau. |
|
|
4 |
Nếu điểm M thuộc đoạn AB thì M thuộc tia AB. |
|
|
II. TỰ LUẬN
Bài 4. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Điểm C thuộc đoạn AB và AC = 3cm.
1) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
2) Trên tia BA lấy điểm D sao cho BD = 11cm. Tính độ dài đoạn thẳng AD.
3) Chứng minh A là trung điểm của đoạn CD.
4) So sánh hai đoạn thẳng CD và CB.
I.TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Chọn chỉ một chữ cái đứng trước phương án đúng.
Câu 1. Câu nào sau đây không đúng ?
A.Góc vuông nhỏ hơn góc bẹt ;
B.Góc nhọn nhỏ hơn góc tù ;
C. Góc vuông lớn hơn góc nhọn nhỏ hơn góc tù ;
D. Góc tù nhỏ hơn góc vuông.
Câu 2. Cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Biết \(\widehat {xOy} = {65^o}\)và \(\widehat {xOz} = {35^o}\).Số đo của \(\widehat {yOz}\)bằng
A.30o ; B. 100o ;
C. 30o hoặc 100o ; D. 15o.
Câu 3. Hình 1 có
A.6 tam giác ; B. 5 tam giác ;
C. 4 tam giác ; D. 3 tam giác.
Câu 4. Hình gồm các điểm M cách điểm O một khoảng 3cm là
A,Đường tròn tâ O đường kính 3cm ;
B. Hình tròn tâm O bán kính 3cm ;
C. Đường tròn tâm O đường kính 3cm ;
D. Hình tròn tâm O đường kính 3cm.
Câu 5. Cho hình 2. Câu nào dưới đây sai ?
A. \(\widehat {BAC}\)và \(\widehat {ABC}\) là hai góc của \(\Delta ABC\);
B. \(\widehat {BAI}\)và \(\widehat {IAC}\)là hai góc kề nhau ;
C. \(\widehat {AIB}\)và \(\widehat {AIC}\)là hai góc kề bù ;
D. \(\widehat {BAI}\)và \(\widehat {AIC}\)là hai góc của \(\Delta ABI.\)
Câu 6. Số đo góc A là bao nhiêu nếu góc A và góc B là hai góc bù nhau và \(4\widehat A = 5\widehat B.\)
A.100o ; B. 95o ; C. 90o ; D. 85o.
Bài 2.Đánh dấu x thích hợp vào ô trống.
STT |
Khẳng định |
Đ |
S |
1 |
Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng AB, BC, AC gọi là \(\Delta ABC.\) |
|
|
2 |
Góc bẹt có hai tia phân giác. |
|
|
3 |
Nếu góc \(\widehat {xOy} = \widehat {yOz} = {1 \over 2}\widehat {xOz}\)là hai tia phân giác của góc \(\widehat {xOz}\) |
|
|
4 |
Nếu điểm A nằm trong \(\widehat {xOy}\)thì tia OA nằm giữa Ox và tia Oy. |
|
|
5 |
Nếu OB>R thì điểm B nằm trên đường tròn \(\left( {O;R} \right).\) |
|
|
6 |
Nếu \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\)thì tia Oy nằm giữa Ox và Oz. |
|
|
II. TỰ LUẬN
Bài 3. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa Ox, vẽ hai tia Oy, Ot sao cho \(\widehat {xOy}\)= 35o,\( \widehat {xOt}\)= 70o.
1)Tính \(\widehat {yOt}\). Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat {xOt}\)không ? Vì sao ?
2) Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính \(\widehat {mOt}\).
3) Gọi tia Oa là tia phân giác của \(\widehat {mOt}\). Tính \(\widehat {xOa}\).
Bài 1. (2,5 điểm) Cho bao điểm A, O, B không thẳng hàng, vẽ đường thẳng d không đi qua ba điểm A, O, B và cắt đoạn thẳng OA, OB.
a)Vẽ hình và ghi tên hai nửa mặt phẳng đối nhu bờ d.
b) Đoạn thẳng AB có cắt đường thẳng d không ? Vì sao ?
Bài 2. (4,5 điểm) Cho hai điểm A và B thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng xy (hai điểm A và B không thuộc xy). Đoạn thẳng AB cắt xy tại M.
a)Cho biết \(\widehat {AMy} = {150^o}.\) Hãy tính số đo của các góc \(\widehat {AMx}\) và \(\widehat {BMy}\).
b) Trên tia Mx lấy điểm O. Giả sử \(\widehat {AOB} = {60^o},\)\(\widehat {AOy} = {40^o}.\) Tính \(\widehat {BOx}\).
c) Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\) không ? Vì sao ?
d) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 3. (3 điểm) Cho \(\widehat {AOB}\)= 50o. Vẽ tia OC sao cho \(\widehat {AOC} = {75^o}\). Tính số đo \(\widehat {BOC}\).
Bài 1. Cho bốn điểm A, B, C, D trên đường thẳng xy và một điểm O nằm ngoài đường thẳng xy. Kẻ các tia OA, OB, OC, OD.
a)Hãy cho biết các góc đỉnh O trong hình vẽ ;
b) Kể ra các cặp góc kề bù có đỉnh là C ;
c) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 2. Cho hai tia Ox, Oy đối nhau. Hai tia Oz và Ot cùng nừm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oy, biết \(\widehat {xOz} = {50^o},\widehat {yOt} = {65^o}.\)
a)Góc kề bù với \(\widehat {xOz}\) là góc nào ? Tính số đo góc đó.
b) Trong ba tia Oz, Oy, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?
c) Tính số đo \(\widehat {zOt}\).
d) Tia Ot có phải là tia phân giác của \(\widehat {zOy}\) ? Vì sao ?
Bài 3. Trên mặt phẳng cho tia Ox. Vẽ hai tia Oy và Oz sao cho \(\widehat {xOy} = {110^o},\widehat {xOz} = {50^o}.\)
Tính số đo \(\widehat {yOz}\).
Bài 1. Gọi I là một điểm nằm giữa M và N. Lấy điểm A không thuộc đoạn thẳng MN. Vẽ ba tia AM, AN, AI.
a) Tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?
b) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 2Cho góc bẹt \(\widehat {xOy}\). Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy, kẻ hai tia Oz và Ot sao cho \(\widehat {yOz} = {60^o}\) và \(\widehat {zOt} = {90^o}\).
a) Tính số đo \(\widehat {xOt}\).
b) Gọi Om là tia đối của tia Oz. So sánh \(\widehat {xOm}\) và \(\widehat {zOy}\).
Bài 3. Cho hai góc kề bù \(\widehat {xOy}\)và \(\widehat {zOy}\). Biết \(\widehat {xOy}=120^o\). Gọi Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\).
a) Tính số đo các \(\widehat {zOy}\), \(\widehat {yOt}\).
b) Tia Oy có nằm giữa hai tia Oz, Ot không ? Vì sao ?
c) Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat {zOt}\) không ? Vì sao ?
I.TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Đánh dấu”x” thích hợp vào ô trống.
STT |
Khẳng định |
Đ |
S |
1 |
Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng AB, BC, AC gọi là tam giác ABC. |
|
|
2 |
Nếu AM = 5cm thì M nằm trên đường tròn (A ; 5cm). |
|
|
3 |
Nếu \(\widehat {xOy} = \widehat {yOz} = {1 \over 2}\widehat {xOz}\)thì tia Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\). |
|
|
4 |
Nếu \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\)thì tia Ox nằm giữa Oy và tia Oz. |
|
|
Bài 2. Chọn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Cho hai góc kề bù \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {BOC}\), biết \(\widehat {AOB} = 2.\widehat {BOC}\). Số đo \(\widehat {BOC}\)bằng
A.120o ; B.60o ; C. 90o ; D. 45o.
Câu 2. Cho hình vẽ 1, số góc có trong hình 1 là
A.6 ; B. 4 ;
C. 8 ; D. 5.
Câu 3. Cho 4 điểm, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.
Số tam giác có đỉnh là ba trong bốn điểm trên là
A.2 ; B. 6 ;
C. 8 ; D. 4.
Câu 4. Cho hình vẽ 2, tia MR nừm giữa hai tia
A.MN và MQ ;
B. MN và MQ ;
C. MP và MQ ;
D. PM và NM.
II. TỰ LUẬN
Trên cùng một nửa mặt phẳng chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy, Ot sao cho \(\widehat {xOy} = {30^o}\), \(\widehat {xOt} = {70^o}.\)
1) Tính \(\widehat {yOt}\).
2) Tia Oy có là tia phân giác của\(\widehat {xOt}\) không ? Vì sao ?
3) Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính số đo \(\widehat {mOt}\).
4) Gọi tia Oa là tia phân giác của \(\widehat {mOt}\). Tính số đo \(\widehat {aOx}\).