Câu hỏi và bài tập ôn tập chương V

Bài Tập và lời giải

Câu 49 trang 220 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm đạo hàm của các hàm số sau :

a. \(y = {{{x^4}} \over 2} + {{5{x^3}} \over 3} - \sqrt {2x}  + 1\)

b. \(y = {{{x^2} + 3x - {a^2}} \over {x - 1}}\) (a là hằng số)

c. \(y = \left( {2 - {x^2}} \right)\cos x + 2x\sin x\)

d. \(y = {\tan ^2}x + \tan {x^2}\)

Xem lời giải

Câu 50 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

a. Chứng minh rằng \({\left( {{1 \over {{x^n}}}} \right)'} =  - {n \over {{x^{n + 1}}}},\) trong đó n ϵ N*

b. Với x ≠ 0 và n ϵ N*, ta đặt \({x^{ - n}} = {1 \over {{x^n}}}.\) Từ đó hãy so sánh đẳng thức trong câu a với công thức \(\left( {{x^n}} \right)' = n{x^{n - 1}}\) và nêu nhận xét.

Xem lời giải

Câu 51 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm đạo hàm đến cấp được nêu kèm theo của các hàm số sau (n ϵ N*)

a. \(y=\sin x,\;y'''\)  

b. \(y = \sin x\sin 5x,{y^{\left( 4 \right)}}\)

c. \(y = {\left( {4 - x} \right)^5},{y^{\left( n \right)}}\)

d. \(y = {1 \over {2 + x}},{y^{\left( n \right)}}\)

e. \(y = {1 \over {2x + 1}},{y^{\left( n \right)}}\)

f. \(y = {\cos ^2}x,{y^{\left( {2n} \right)}}\)

Xem lời giải

Câu 52 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tính vi phân của hàm số \(y = {1 \over {{{\left( {1 + \tan x} \right)}^2}}}\) tại điểm \(x = {\pi  \over 6}\) ứng với \(\Delta x = {\pi  \over {360}}\) (tính chính xác đến hàng phần vạn).

Xem lời giải

Câu 53 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Gọi (C) là đồ thị của hàm số \(f\left( x \right) = {x^4} + 2{x^2} - 1\). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) trong mỗi trường hợp sau :

a. Biết tung độ tiếp điểm bằng 2

b. Biết rằng tiếp tuyến song song với trục hoành

c. Biết rằng tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng \(y =  - {1 \over 8}x + 3\)

d. Biết rằng tiếp tuyến đi qua điểm A(0 ; -6)

Xem lời giải

Câu 54 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm một điểm trên đồ thị của hàm số \(y = {1 \over {x - 1}}\) sao cho tiếp tuyến tại đó cùng với các trục tọa độ tạo thành một tam giác có diện tích bằng 2.

Xem lời giải

Câu 55 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Đồ thị (P) của một hàm số bậc hai y = P(x) đã bị xóa đi, chỉ còn lại trục đối xứng ∆, điểm A thuộc (P) và tiếp tuyến tại A của (P) (h. 5.8). Hãy tìm P(x) và vẽ lại đồ thị (P).

Xem lời giải

Câu 56 trang 221 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho parabol (P) : \(y = {x^2}.\) Gọi M1 và M2 là hai điểm thuộc (P), lần lượt có hoành độ là x1 = -2 và x2 = 1.

Hãy tìm trên (P) một điểm C sao cho tiếp tuyến tại C song song với cát tuyến M1M2. Viết phương trình của tiếp tuyến đó.

Xem lời giải

Câu 57 trang 222 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Một chất điểm chuyển động có phương trình \(S = {t^3} - 3{t^2} - 9t + 2,\) ở đó, t > 0, t tính bằng giây (s) và S tính bằng mét (m)

a. Tính vận tốc tại thời điểm t = 2

b. Tính gia tốc tại thời điểm t = 3

c. Tính gia tốc tại thời điểm vận tốc bằng 0

d. Tính vận tốc tại thời điểm gia tốc bằng 0.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”