Đề bài
a) Vẽ góc \(\widehat {xOy} = {44^\circ}.\)
b) Vẽ tia phân giác \(Oz\) của góc ấy.
Hướng dẫn: Cách 1: Dùng thước đo góc
Cách 2: Gấp giấy.
Đề bài
a) Vẽ góc bẹt \(xOy\).
b) Vẽ tia \(Ot\) sao cho \(\widehat {xOt} = {30^o}\)
c) Vẽ tia \(Oz\) sao cho \(\widehat {y{\rm{O}}z} = {30^o}\) (\(Ot\) và \(Oz\) cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ \(xy\))
d) Vẽ tia phân giác \(Om\) của góc \(tOz\);
e) Vì sao tia \(Om\) cũng là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) ?
Đề bài
a) Cắt hai góc vuông rồi đặt lên nhau như hình 13.
b) Vì sao có \(\widehat {xOz} = \widehat {y{{O}}t}\) ?
c) Vì sao tia phân giác của \(\widehat {y{{O}}z}\) cũng là tia phân giác của \(\widehat {xOt}\) ?
Đề bài
Cho hai tia \(Oy, Oz\) cùng nằm trong nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) sao cho \(\widehat {xOy} = 80^\circ ,\widehat {xOz} = 30^\circ \). Gọi \(Om\) là tia phân giác của góc \(yOz\). Tính \(\widehat {xOm}\).
Đề bài
Vẽ \(\widehat {xOy} = 50^\circ \). Vẽ tiếp góc \(yOz\) kề bù với góc \(xOy\). Vẽ tiếp \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOy\). Vẽ tiếp \(On\) là tia phân giác của góc \(yOz\).
Dùng giả thiết trên cho các bài số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sau đây. Hãy chọn kết quả đúng.
Bài 6.1
Số đo của góc \(xOn\) bằng
(A) \(25° ;\) (B) \(115°;\)
(C) \(90°; \) (D) \(65°\)