Có người cho rằng: “Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Và từ đó rút ra bài học gì cho bản thân - Ngữ Văn 12

Từ ngàn xưa, con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, trao đổi. Và đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của một xã hội, một quốc gia, nó lại càng trở nên quan trọng

Lời giải

   Từ ngàn xưa, con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, trao đổi. Và đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của một xã hội, một quốc gia, nó lại càng trở nên quan trọng. Nếu biết dùng tiền, con người sẽ làm nên sự nghiệp, còn nếu ham muôn vô độ về tiền bạc, nó sẽ đẩy chúng ta vào chỗ sa đọa tâm hồn. Đúng như vậy!

Trong cuộc sống xã hội, giá trị của tiền rất cao. Qua đồng tiền, chúng ta mua được lương thực phục vụ cho nhu cầu ăn uống cũng như mọi nhu cầu khác, chúng ta có thể buôn bán kiếm lời. Thế nhưng lại sạo lại có người nói sự ham muốn tiền bạc sẽ dẫn đến suy sụp về tinh thần, về tâm hồn?

Vậy thế nào là sự ham muốn vô độ tiền bạc? Đó chính là việc quá đề cao vai trò của đồng tiền với quan niệm “có tiền là có tất cả". Khi ấy đồng tiền trở thành người chủ đầy uy quyền. “Vô độ" chỉ sự quá mức, vượt qua giới hạn. Sự ham muốn vô độ về tiền bạc chính là sự ham muốn, đam mê không giới hạn về tiền bạc. Một người nếu đam mê quá mức về tiền bạc mà kém tài, không đạo đức thì có thể sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, thậm chí giết người, cướp của, đánh đổi cả danh dự và mạng sống của mình. Như vậy, nó sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn. Từ đó dẫn đến sự hối hận, ăn năn, đau khổ về những điều mình đã làm. Cụ thể là những người vì tiền mà hành động trái với lương tâm, một là sẽ bị đe dọa về mạng sống, hai là sẽ bị đau đớn về tinh thần, tâm hồn sẽ suy sụp.

Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán, vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại cho người khác. Chẳng hạn như Vũ Xuân Trường, vì muốn được nhiều tiền, vì quá tham lam nên ông ta đã buôn bán ma túy mà đâu có nghĩ nó gây họa một thế hệ trẻ sau này.

Đồng tiền rất có thế lực, nếu chúng ta biết cách sử dụng, không những làm cho ta phát triển tài năng mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội. Chẳng hạn như biết dùng tiền vào những mục đích kinh doanh với nước ngoài, nhờ sự đầu tư của họ sẽ giúp cho kinh tế nước nhà phát triển. Điều này hoàn toàn khác với việc lạm dụng tiền, mua chuộc cấp trên để tham nhũng, bòn rút của công. Chúng ta, ai ai cũng muốn mình có nhiều tiền, được giàu có nhưng phải kiếm tiền dựa trên sức lao động của mình, đồng thời không ham muốn vô độ. Qua thực tế đã chứng minh nhiều người tự làm hại bản thân mình khi nhắm mắt chạy theo đồng tiền. Lúc này, người làm chủ được đồng tiền chính là người có nghị lực, có tài năng và đạo đức thật sự. Đồng tiền chính đáng tự đến với họ thay vì người ta đến với đồng tiền bất chính. Ví dụ như Bill Gate, nhờ tài năng, chất xám đã nắm giữ trong tay rất nhiều tiền.

Nhưng giàu không có nghĩa tự kiêu, cho rằng mình có mọi quyền hành, muốn gì cũng được, dẫn đến việc ăn chơi sa đọa, tiêu xài phung phí. Như vậy, hậu quả cũng chẳng khác gì sự ham muốn vô độ về tiền bạc. Vì vậy, muốn trở thành người tốt, chúng ta không những phải biết tự kiềm chế mình trước mãnh lực của đồng tiền mà còn phải là người biết dùng tiền. Sử dụng tiền đúng chỗ, đúng giá trị của nó thì ta sẽ làm chủ được đồng tiền.

Câu nói trên chính là một lời khuyên, một lời chỉ bảo chúng ta về hậu quả của việc ham muốn vô độ đồng tiền. Qua đó, chúng ta đã rút ra một bài học rất hay, rất đích đáng về cách dùng tiền trong cuộc sống. Chúng ta có quyền đam mê tiền bạc, nhưng phải có giới hạn vì nếu không, nó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu không lường trước được. Đồng thời, chúng ta phải biết làm ra tiền một cách chân chính và sử dụng tiền theo mục đích tốt. Có như vậy, xã hội, đất nước mới phát triển. Như thế sẽ không hổ hẹn với bản thân mình, với mọi người.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Hóa học 8

Phần trắc nghiệm 

Câu 1. Cho các hiện tượng sau đây:

1. Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước.

2. Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.

3. Quá trình tôi vôi là cho nước vào vôi sống (CaO) được canxi hiđroxit Ca(OH)2.

4. Cô cạn nước muối được muối khan.

5. Nén khí metan vào bình thép ở áp suất cao khí metan hoá lỏng.

6. Mớ nắp đậy đèn cồn, cồn bay hơi.

7. Châm lửa cồn cháy.

8. Hiện tượng quang hợp của cây xanh.

9. Cháy rừng.

10. Khí hiđro đi qua bột đồng(II) oxit nóng, chiếm oxi sinh ra bột đồng và hơi nước.

Hiện tượng hoá học là

A. 1, 3, 5, 7, 9, 10.

B. 2, 4, 6, 8, 9, 10.

C. 1, 3, 7, 8, 9, 10. 

D. 2, 4, 5, 6, 8, 10

Câu 2. Khi nung đá vôi có 80% về khối lượng là CaCO3 thu được 88 kg cacbonic và 112 kg CaO. Khối lượng đá vôi đem nung là

A. 200 kg.                     B. 250 kg.                     C. 160 kg.                     D. 180 kg.

Câu 3. Khi hoà tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm bằng dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch muối kẽm ZnCl2, khí hiđro. Khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng:

A. Tổng khối lượng kẽm và khí hiđro.

B. Tổng khối lượng axit và khí hiđro.

C. Tổng khối lượng kẽm và dung dịch axit - khối lượng khí hiđro.

D. Khối lượng dung dịch axit.

Câu 4. Bột nhừ là chất thường dùng trong nấu ăn có công thức hoá học là NaHCO3. Khi cho bột nhừ vào nước ấm có sủi bọt khí, khí tạo thành là một hợp chất, nó chỉ có thể là khí nào sau đây?

A. Khí H2.                                                   B. Khí O2.

C. Khí CO2.                                                D. Hơi nước.

Câu 5. Kim cương và than chì là hai chất được dùng trong công nghiệp, kim cương dùng làm đầu mũi khoan, hoặc cắt thủy tinh. Than chì là chất bột dùng bôi trơn, cả hai chất có chung đặc tính

A. đều rất cứng                                            B. đều cấu tạo bởi nguyên tử C.

C. đều có màu đen.                                     D. đều là chất dẫn điện tốt.

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m (gam) chất X cần 6,4 (gam) O2 thu được 4,4 (gam) CO2 và 3,6 (gam) H2O. m có giá trị

A. 2,6.                            B. 1,5.                  C. 1,7.                  D.1,6.

Phần tự luận

Khi hoà tan hoàn toàn canxi cacbonat CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối CaCl2, nước, khí cacbonic.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.

b) Nêu cách xác định khối lượng khí cacbonic đã thoát ra sau phản ứng? Các dụng cụ cần thiết có đủ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Hóa học 8

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Cho các câu sau:

1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước là sự chuyển đổi vật lí.

2) Khi đốt nến (parafin) nóng chảy thành parafin lỏng, rồi chuyên thành hơi. Hơi parafin cháy thành khí cacbonic và hơi nước. Các quá trình trên đều có sự chuyển đổi hoá học.

3) Giũa sắt được mạt sắt, có sự chuyển đổi vật lí.

4) Rượu để uống được nấu từ gạo, ngô, sắn là sự chuyển đổi hoá học.

5) Quá trình chuyển hoá lipit (chất béo) trong cơ thể người thành glixerol và axit béo là sự chuyển đổi vật lí.

6) Đường kính làm từ mía là sự chuyển đổi vật lí.

Các câu đúng là

A. 3, 4, 6.                        B. 1, 2, 3.                        C. 2, 4, 6.                      D. 4, 5, 6.

Câu 2. Khi nung hợp chất Y thu được NH3, CO2, H2O. Y gồm các nguyên tố nào cho dưới đây?

A. C, H, O.                                   

B. C, O

C. C, H, N có thể có O.     

D. N, H.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

A. 10,8gam.                     B. 15,2gam.                     C.15gam.                       D. 1,52gam.

Câu 4. Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) sinh ra 25,4 gam muối sắt(II) clorua và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit đã phản ứng là

A. 146 gam.                     B. 14,6 gam.                    C. 29,2 gam.                  D. 23 gam.

Câu 5. Khi đốt nóng 1 gam đổng kết hợp với 1,109 gam clo tạo ra muối đồng(II) clorua, chỉ chứa 1 nguyên tử đồng. Công thức hoá học của muối đồng nói trên là

A. CuCl

B. CuCl3

C. CuCl2

D. không tính được.

Câu 6. Hai nguyên tử A kết hợp với 3 nguyên tử oxi tạo phân tử oxit. Trong phân tử, oxi chiếm 47,05% về khối lượng. A là

A. Fe = 56                               B. Al = 27

C. P = 31.                               D. N = 14.

Phần tự luận

Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.

- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.

- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 2 - Hóa học 8

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng hoá học:

Al + Fe2O3 → A12O3 + Fe

a)   Tỉ lệ số nguyên tử Al, và nguyên tử Fe là

A. 2: 1                           B. 1: 3.                 C. 1: 2.                 D. 1: 1

b)    Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. A12O3, Fe là chất phản ứng.  

B. Al, A12O3 là sản phẩm.

C. Al, Fe2O3 là chất phản ứng. 

D. Fe, Fe2O3 là sản phẩm.

Câu 2. Có các chất: O2, Al, NO2, Ca, Cl2, N2, FeO, I2, số các đơn chất và hợp chất là

A. 6 hợp chất và 2 đơn chất.

B. 5 đơn chất và 3 hợp chất,

C. 3 đơn chất và 5 hợp chất.

D. 2 hợp chất và 6 đơn chất.

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Trong phản ứng hoá học.............................. của các nguyên tố.............................

bằng tổng......................................... nguyên tố đó.................................................

Câu 4. Phản ứng hoá học giữa khí nitơ và khí hiđro ở điểu kiện thích hợp để điều chế khí amoniac NH3. Phương trình hoá học nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hoá học trên?

A.   N

+

H

 \(\to\)

NH

B.  N2

+

H2

 \(\to\)

NH3

C. N2

+

H

 \(\to\)

N2H

D. N2

+

3H2

 \(\to\)

2NH3

Câu 5. Phân tử của hợp chất gồm nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử H, nặng hơn phân tử khí hiđro 8,5 lần. Tên của nguyên tố X là

A. cacbon.                          B. nitơ.

C. lưu huỳnh.                      D. phốt pho.

Câu 6. Trong phản ứng hoá học yếu tố nào sau đây không thay đổi?

A. Các phân tử trước và sau phản ứng.

B. Liên kết giữa các nguyên tử.

C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. 

D. Các chất trước và sau phản ứng.

Phần tự luận 

Câu 1.Chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các phương trình hoá học sau:

a)  ?    +    AgNO3      \(\to\)      A1(NO3)3 +Ag

b)  ?    +    H2SO4     \(\to\)    CuSO4 + SO2 + H2O

c)  ?    +   ?    \(\to\)   FeCl3

d) CuSO4   +   NaOH  \(\to\)  Cu(OH)2    +   ?

Câu 2.  Bột nhôm cháy trong khí oxi sinh ra nhôm oxit A12O3.

- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.

- Viết công thức về khối lượng cho phản ứng hoá học trên.

- Tính khối lượng oxi đã phản ứng biết khối lượng nhôm là 54 gam, khối lượng nhôm oxit là 102 gam.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”