I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Đáp án
|
D
|
D
|
B
|
D
|
Câu
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Đáp án
|
A
|
C
|
D
|
C
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Ta có: \({n_{KOH}} = 0,1 \times 0,1 = 0,01(mol)\)
Và \(pH = 1 \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = 0,1M \)
\(\Rightarrow \left[ {{H_2}S{O_4}} \right] = 0,05M\)
\(\Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,005(mol)\)
Tỉ lệ: \(\dfrac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}} = \dfrac{{0,01}}{{0,005}} = \dfrac{2}{1}\) nên chỉ xảy ra phản ứng \(\begin{array}{l}2KOH + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + 2{H_2}O\\0,01\;\;\; \to {\rm{ \;\;\; 0,005 \;\;\;\;\;\;\; 0,005 \;\;\; }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Vậy \(\left[ {{K_2}S{O_4}} \right] = \dfrac{{0,005}}{{0,2}} = 0,025M\)
Câu 10.
Ta có: \({n_{HCl}} = 0,1 \times 1 = 0,1\left( {mol} \right);\)
\({n_{NaOH}} = 0,4 \times 0,375 = 0,15\left( {mol} \right)\)
Phản ứng: \(NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Từ (1) \( \Rightarrow \) nNaOH dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)
\( \Rightarrow {C_{M\left( {NaOH} \right)}} = \left[ {O{H^ - }} \right] \)\(\,= \dfrac{{0,05}}{{\left( {400 + 100} \right){{.10}^{ - 3}}}} = 0,1M\)
Vậy \(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{{10}^{ - 1}}}} = {10^{ - 13}}M\)
\(\, \Rightarrow pH = 13\)
Câu 11.
Cách 1: Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Cho dung dịch axit dư lần lượt vào ba dung dịch, khuấy nhẹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó nhỏ tiếp dung dịch BaCl2 vào từng dung dịch vừa thu được.
+ Lọ không xuất hiện kết tủa là dung dịch X: \(\begin{array}{l}NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\\KHC{O_3} + HCl \to KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\\{K_2}C{O_3} + 2HCl \to 2KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\end{array}\)
+ Lọ xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Y, Z: \(\begin{array}{l}{K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)
Cho dung dịch BaCl2 dư vào 2 dung dịch Y và Z, lọc lấy nước lọc cho tác dụng với axit HCl. Phần nước lọc có khí thoát ra, đó là nước lọc từ dung dịch Y, còn lại là dung dịch Z.
+ Dung dịch Y: \({K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\)
Nước lọc chứa: NaHCO3 và KCl \(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
+ Dung dịch Z: \(\begin{array}{l}{K_2}C{O_3} + BaC{l_2} \to BaC{O_3} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)
Nước lọc chỉ chứa NaCl và KCl.
Cách 2: Trích mỗi dung dịch X, Y, Z một ít làm mẫu thử.
Cho dung dịch BaCl2 dư vào 3 dung dịch trên thì cả ba dung dịch đều tạo kết tủa trắng. \(\begin{array}{l}{K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\\{K_2}C{O_3} + BaC{l_2} \to BaC{O_3} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)
Lọc kết tủa rồi cho tác dụng với HCl dư.
+ Kết tủa nào tan hoàn toàn là sanrphaamr của dung dịch X vì chứa BaCO3. \(BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
+ Kết tủa nào không tan là sản phẩm của dung dịch Y vì chỉ có chứa BaSO4.
+ Kết tủa tan một phần là sản phẩm của dung dịch Z vì chứa BaCO3 và BaSO4.