Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương IV - Giải tích 12

Câu 1. Hai số phức  \({z_1} = 2 + xi\,,\,\,{z_2} = y - 2i\) là liên hợp của nhau khi :

A. \(x = 2,\,y =  - 2\). 

B. \(x = 2,\,y = 2\).

C. \(x =  - 2,\,y =  - 2\).

D. \(x =  - 2,\,y = 2\).

Câu 2. Gọi A, B là các điểm biểu diễn của các số phức \({z_1} =  - 1 + 2i,\,{z_2} = 2 + 3i\). Khi đó, độ dài đoạn thẳng AB là:

A. \(\sqrt {26} \). 

B. 10                              

C. \(\sqrt 5  + \sqrt {13} \)  

D. \(\sqrt {10} \)

Câu 3. Số phức w là căn bậc hai của số phức z nếu:

A. \({z^2} = w\).                

B. \({w^2} = z\).

C. \(\sqrt w  = z\).      

D. \(z =  \pm \sqrt w \).

Câu 4. Mệnh đề nào sau đây sai ?

A. \(|\overline z | = 0\,\, \Leftrightarrow \,\,z = 0\).

B. Hai số phức bằng nhau khi và chỉ khi phần thực và phần ảo tương ứng bằng nhau.

C. \({z_1} = {z_2}\,\,\, \Leftrightarrow \,\,|{z_1}| = |{z_2}|\).

D. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn điều kiện \(|z| = 1\) là đường tròn tâm O, bán kính R=1.

Câu 5. Cho biểu thức \(B = {i^{11}} + {i^{12}} + ... + {i^{109}} + {i^{110}} + {i^{111}}\). Giá trị của B là :

A. B =  - i.                    B. B = i.

C. B = - 1 .                   D. B = 0.

Câu 6. Cho \({z_1},\,{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({z^2} + 2iz + i = 0\). Chọn mệnh đề đúng :

A. \({z_1} + {z_2} = 2i\).   

B. \({z_1}.{z_2} =  - 2i\).

C. \({z_1}.{z_2} = 2i\)               

D. \({z_1} + {z_2} =  - 2i\).

Câu 7. Cho số phức z = 2 + 5i. Tìm số phức \(w = iz + \overline z \).

A. w = 7 – 3i.                  

B. w = -3 – 3i .

C. w = 3 + 7

D. w = - 7 – 7i.

Câu 8. Trong mặt phẳng phức gọi A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức \({z_1} = 3 + 2i,\,\,{z_2} = 3 - 2i,\)\(\,\,{z_3} =  - 3 - 2i\).Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. B và C đối xứng với nhau qua trục tung.

B. trọng tâm tam giác ABC là \(G = \left( {1;\dfrac{2}{3}} \right)\).

C. A và B đối xứng với nhau qua trục hoành.

D. A, B, C nằm trên đường tròn tâm tại gốc tọa độ và bán kính bằng \(\sqrt {13} \).

Câu 9. Phương trình \({z^2} + 4z + 5 = 0\) có các nghiệm là :

A. \(2 \pm i\).                   B. \( - 2 \pm i\).

C. \(4 \pm i\).                   D. \( - 4 \pm i\).

Câu 10. Tìm số phức z biết \(|z| + z = 3 + 4i\).

A. z = - 7 + 4i.

B. \(z =  - \dfrac{7}{6} - 4i\).

C. \(z =  - \dfrac{7}{6} + 4i\).  

D. \(z = \dfrac{7}{6} + 4i\).

 

Lời giải

1

2

3

4

5

B

D

B

C

A

6

7

8

9

10

D

B

B

B

C

Câu 1.

Hai số phức \({z_1} = 2 + xi\,,\,\,{z_2} = y - 2i\) là liên hợp của nhau khi \(x = 2,\,y = 2\)

Chọn đáp án B.

Câu 2.

Hai điểm biểu diễn của số phức là \(A\left( { - 1;2} \right),B\left( {2;3} \right)\)

Ta có: \(AB = \sqrt {{{\left( {2 + 1} \right)}^2} + {1^2}}  = \sqrt {10} \)

Chọn đáp án D.

Câu 3.

Số phức w là căn bậc hai của số phức z nếu: \({w^2} = z\)

Chọn đáp án B.

Câu 4.

Mệnh đề sai: \({z_1} = {z_2}\,\,\, \Leftrightarrow \,\,|{z_1}| = |{z_2}|\)

Chọn đáp án C.

Câu 5.

Ta có: \(B = {i^{11}} + {i^{12}} + ... + {i^{109}} + {i^{110}} + {i^{111}}\)

\( = {i^{11}}\left( {1 + {i^2}} \right) + {i^{12}}\left( {1 + {i^2}} \right) +  \ldots  + \)\(\,{i^{108}}\left( {1 + {i^2}} \right) + {i^{111}}\)

\( = {i^{110}}.i =  - i\)

Chọn đáp án A.

Câu 6.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1}{z_1} = i\\{z_1} + {z_2} =  - 2i\end{array} \right.\)

Chọn đáp án D.

Câu 7.

Ta có: \(w = iz + \overline z  = i\left( {2 + 5i} \right) + 2 - 5i \)\(\,= 2 - 5 - 3i =  - 3 - 3i\)

Chọn đáp án B.

Câu 8.

Các điểm biểu diễn lần lượt là: \(A\left( {3;2} \right),B\left( {3; - 2} \right),C\left( { - 3; - 2} \right)\)

+ B và C đối xứng với nhau qua trục tung.

+ Trọng tâm của tam giác ABC là \(G\left( {1; - \dfrac{2}{3}} \right)\)

Chọn đáp án B.

Câu 9.

Ta có: \({z^2} + 4z + 5 = 0 \Leftrightarrow z =  - 2 \pm i\)

Chọn đáp án B.

Câu 10.

Ta có: \(|z| + z = 3 + 4i\)

\(\Rightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}}  + a + bi = 3 + 4i\)

\( \Leftrightarrow a - 3 + \sqrt {{a^2} + {b^2}}  + \left( {b - 4} \right)i = 0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 4\\a - 3 + \sqrt {{a^2} + 16}  = 0\end{array} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 4\\a =  - \dfrac{7}{6}\end{array} \right.\)

Chọn đáp án C.

 


Bài Tập và lời giải

Bài 32 trang 67 SGK Toán 7 tập 1
a) Viết toạ độ các điểm \(M, N,P,Q \) trong hình.b) Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm \(M\) và \(N\); \(P\) và \(Q\).

Xem lời giải

Bài 33 trang 67 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Vẽ một hệ trục toạ độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A\left( {3;\dfrac{{ - 1}}{2}} \right);B\left( { - 4;\dfrac{2}{4}} \right);C\left( {0;2,5} \right).\)

Xem lời giải

Bài 34 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?

Xem lời giải

Bài 35 trang 68 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật \(ABCD\) và của hình tam giác \(PQR\) trong hình \(20.\)

Xem lời giải

Bài 36 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A(-4; -1); B(-2; -1), C(-2; -3);\) \( D(-4; -3).\) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?

Xem lời giải

Bài 37 trang 68 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Hàm số \(y\) được cho trong bảng sau:

x

0

1

2

3

4

y

0

2

4

6

8

a) Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng \((x;y)\) của hàm số trên.

b) Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của \(x\) và \(y\) ở câu a.

Xem lời giải

Bài 38 trang 68 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (h.21). Hãy cho biết:

a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Cho điểm \(A(5;3)\). Đánh dấu vị trí của điểm A và của điểm B đối xứng với điểm A qua trục Ox  và xác định tọa độ của điểm B.

Bài 2: Cho các điểm \(A(2;7); B(3;4); C(2;-7); D(-3;-4); \)\(\;E(-2;7).\)

a)  Xác định các cặp điểm đối xứng với nhau qua gốc tọa độ.

b)  Xác định các cặp điểm đối xứng nhau qua trục tung, trục hoành.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Cho các điểm trên hình vẽ.

Xác định tọa độ của A, B, C, D, E.

 

Bài 2: Cho các điểm \(A(2;-2); B(1;1); C(-3;2).\)

Đánh dấu vị trí các điểm A, B, C và các điểm \(A';B';C'\)  đối xứng thứ tự với A, B, C

Qua trục Oy.  Xác định tọa độ của \(A';B';C'\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Đánh dấu vị trí các điểm \(A(5;0); B(-5;3) C(0;3); D(-3;1);\)\(\; E(4;2)\). Xác định tọa độ của các điểm đối xứng với A; B; C; D; E qua gốc tọa độ.

Bài 2: Cho ba đỉnh của hình vuông ABCD là \(A(1;2); B(4;2); C(4;5)\). Vẽ hình vuông ABCD. Tìm tọa độ của đỉnh D.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Vẽ tam giác ABC, biết \(A(-3;2); B(3;2); C-1;0).\)

Bài 2: Đánh dấu vị trí của các điểm \(A(5;4); B(2;1); C(-3;2); D(-4;-4)\) và các điểm đối xứng của A, B, C, D qua trục Ox và xác định tọa độ của chúng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Trên hình vẽ, hãy cho biết tọa độ của A, B, C, D.

Bài 2: Đánh dấu vị trí các điểm \(A(-2;0)\); \(B(-2;3); C(0;3)\) và dựng hình chữ nhật có ba đỉnh liên tiếp ABC. Tìm tọa độ đỉnh thứ tư.

Bài 3: Vẽ đường phân giác của góc phần tư thứ I và III.

a) Đánh dấu điểm A trên đường phân giác và có hoành độ -3

b) Tìm tung độ của điểm A. Đánh dấu điểm B trên đường phân giác và có tung độ 2. Tìm hoành độ của B.

Xem lời giải