Đề bài
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?
A. Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày.
B. Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng.
C. Mặt Trời.
D. Mắt con mèo trong phòng kín vào ban đêm.
Câu 2: Để nhìn thấy một vật thì:
A. Vật ấy phải được chiếu sáng.
B. Vật ấy phải là nguồn sáng.
C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt.
D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.
Câu 3. Vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Mặt trăng C. Ngọn nến đang cháv
B. Mặt trời D. Con đom đóm
Câu 4. Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng:
A. Không giao nhau.
B. Gặp nhau ở vô cực.
C. Hội tụ cũng không phân kì.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy:
A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.
B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.
C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.
D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đảy là đúng?
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Góc tới khác góc phản xạ.
C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
Câu 7. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 25°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. 30°. B. 45°.
C. 50°. D. 25°.
Câu 8. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 120°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. 90° B. 75°
C. 60° D. 30°
Câu 9. Chiếu một tia tới SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như hình 9. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng thẳng đứng xuống dưới?
A Gương quay sang trái và nghiêng một góc 45° đối với tia tới SI.
B. Gương quay sang phải 45° đối với tia tới SI.
C. Gương nghiêng sang trái 30°.
D. Gương phải nằm ngang.
Câu 10. Chọn câu đúng:
A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
D. Các câu trên đều đúng.
Đề bài
Câu 1. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A.Tờ giấy trang. B. Ngọn đèn.
c. Mặt trời. D. Ngôi sao.
Câu 2. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A.Khi vật đó được chiếu sáng. B.Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
C. Khi vật đó phát ra ánh sáng. D. Vào ban ngày.
Câu 3. Chọn câu trả lời sai?
Địa phương X (một địa phương nào đó) cổ nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt 'Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
Tia phàn xạ
A. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tớiỂ
B. và tia tới cùng nằm trong một mặt phăng.
c. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.
D. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới, về bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.
Câu 5. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì góc phản xạ là:
A. 30° B. 45° C. 60° D. 90°
Câu 6. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 5m B. 1,25m
C. 2,5m D. 1.6m
Câu 7. Ta nhìn thấy ngọn lửa trong đêm tối vì ngọn lửa đó……….. và ánh sáng đó đã truyền đến mắt ta Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
A. bập bùng C. được chiếu sáng
B. dao động D. tự phát ra ánh sáng
Câu 8. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điếm:
A. là góc vuông.
B. bằng góc tới.
c. bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.
D. bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.
Câu 9. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng cách gương 1.8 mét. Hỏi ảnh của người đó cách gương bao nhiêu
A. 5m B. 1,8m C. 1,6m D. 3,6m
Câu 10. Các chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng hội tụ (Hình 2)
A.Hình a và b B. Hình a và c.
C. Hình b và c D. Hình a, c và d.
Đề bài
Câu 1. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật trong suốt là vì:
A. vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.
B. vật không nhận ánh sáng chiếu đến.
C. vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng.
D. có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra.
Câu 2. Trong hình 3 biết góc tới i =30°. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lê trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu?
A. Sang phải một góc 30° B. Sang phải một góc 60°.
C. Sang trái một góc 60° D. Sang trái một góc 30°.
Câu 3. Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu ?
A. 1,5m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,7m
Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng?
A.Góc phản xạ bằng góc tới.
B.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
C. Tia phản xạ bằng tia tới.
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.
Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng
C. Ngọn nến đang cháy. D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.
Câu 6. a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng, cho ví dụ.
Đề bài
Câu 1. Câu trả lời nào dưới đây là sai?
Địa phương Y có nhật thực một phần khi địa phương đó :
A. nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. Ở đó người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.
B. chỉ thấy một phần Mặt Trăng.
C. chỉ thấy một phần Mặt Trời.
D. bị Mặt Trăng chắn một phần ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
Câu 2. Chọn câu sai:
A. Tia phản xạ và tia tới đối xứng với nhau qua pháp tuyến đặt tại điểm tới của mặt phản xạ.
B. Tia phản xạ nằm cùng mặt phang với tia tới.
C. Góc phản xạ bằng hai lần góc tới.
D. Khi thay đổi hướng của tia tới thì hướng của tia phản xạ cũng thav đổi theo.
Câu 3. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3m B. 1,25m C. 1,5m D. 1,6m
Câu 4. Chọn phát biểu đúng:
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tuỳ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 5. Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là
A. 80cm. B. 60cm. C. 40cm. D. 20cm.
Câu 6. Điều kiện nào thì ta nhìn thấy một vật?
Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh loại gì? Vì sao?
Đề bài
Câu 1. a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng.
Câu 2. Tia sáng tới gương phắng hợp với tia phàn xạ một góc 45°. Hỏi góc tới và góc phản xạ có giá trị bao nhiêu?
Đề bài
Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào? Tại sao nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo?
Câu 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào với góc tới nếu góc phản xạ thay đổi?
Đề bài
Câu 1. Trong hình 4. biết góc tới i = 30°.Giữ nguyên tia tới SI,muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quav một góc bao nhiêu?
A. Sang phải một góc 30°. B. Sang phải một góc 60°.
C. Sang trái một góc 60°. D. Sang trái một góc 30°.
Câu 2. Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới B. bằng góc tới
C. bằng nửa góc tới D. Tất cả đều sai
Câu 3. Độ lớn ảnh cùa một vật tạo bời gương phẳng.... độ lớn của vật.
Từ, cụm từ thích hợp ở vị trí dấu... trong câu trên là:
A.lớn hơn B. bằng
C. nhỏ hơn D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 4. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 20cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 40cm. B. 30cm. C. 20cm D. 10 cm.
Câu 5. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S' của nó qua gương một khoảng 60cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 45cm. B. 30cm. C. 15cm. D. 10cm.
Câu 6. Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi…………………ảnh tạo bới gương phẳng.
A. nhỏ hơn C. lớn hơn
B. cao bằng D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Câu 7. Sau khi quan sát ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, bổn học sinh có bốn kết luận sau dây, kết luận nào đúng?
A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo do gương lõm tạo ra nhỏ hơn vật.
C. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lõm luôn luôn bằng vật.
D. Kích thước ảnh trong gương cầu lõm khác với kích thước vật.
Câu 8. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Một điêm sáng S dịch chuyển trước một gương cầu lõm. Khi điểm sáng ở…………thì chùm tia phản xạ là một chùm sáng song song.
A. gần gương B. xa gương
C. một vị trí thích hợp D. tâm của gương.
Câu 9. Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Chọn câu sai:
A. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm.
B. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm.
C. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng.
D. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau.
Câu 10. Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoáng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Đề bài
Câu 1. Chiếu một chùm tia sáng phân kì vào bề mặt của gương phẳng, chùm tia phản xạ sẽ là
A. chùm hội tụ C. chùm song song
B. chùm phân kì D. không xác định
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây về tác dụng của một tấm kính phẳng là sai?
A. Tạo ra ảnh của một vật đặt trước nó.
B. Cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính.
C. Không tạo được ảnh của vật đặt trước nó.
D. Có cả hai tác dụng A và B.
Câu 3. Cho điểm sáng S trước gương phảng cách gương một khoảng 30cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 60cm. B. 30cm. C. 15cm. D. 10cm.
Câu 4. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 36cm. Anh S' của s tạo bời gương phẳng nàm cách điổm s một khoảng:
A. 72cm. B. 24cm. C. 18cm. D. 12cm.
Câu 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận sau dây:
Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng………. so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng bể rộng cùng vị trí đặt mắt.
A. lớn hơn C. nhỏ hơn
B. bằng nhau D. khác đi
Câu 6. Gương cầu lồi được sử dụng để làm kính chiếu hậu (kính nhìn sau) gắn trên xe mô tô vì:
A. cho ảnh bằng vật và rõ.
B. vùng quan sát phía sau qua gương rộng.
C. dễ chế tạo.
D. cho ảnh to và rõ.
Câu 7. Chọn nội dung trả lời đúng nhất.
Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ là
A. chùm sáng hội tụ, điểm hội tụ này ở trước gương.
B. chùm sáng song song.
C. chùm sáng gồm các tia sáng trực tiếp giao nhau tại một điểm.
D. chùm sáng phân kì.
Câu 8. Gương cầu lồm có cấu tạo là:
A. mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng.
B. mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng.
C. mặt cầu lõm hấp thụ tốt ánh sáng.
D. mặt cầu lồi trong suốt.
Câu 9. Chọn câu giải thích sai.
Bằng cách nào để nhận biết sự tồn tại (có thật) của ánh ảo do gương phẳng tạo ra?
A. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo.
B. Dùng màn chắn để hứng.
C. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó.
D. Dùng máy quay phim.
Câu 10. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 54cm. B. 45cm. C. 27cm D. 37cm
Đề bài
Câu 1. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng?
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
C. Tia phản xạ hằng tia tới.
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bàng góc hợp bời tia phán xạ và pháp tuyến.
Câu 2. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Góc tới là góc hợp bởi tia tới và………
A. pháp tuyến.
B. mặt gương.
C. pháp tuyến với gương tại điểm tới.
D. tia phản xạ.
Câu 3. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là.
A. 40cm. B. 30cm.
C. 20cm D. 10cm
Câu 4. Gương cầu lồi có cấu tạo là:
A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. mặt cầu lồi trong suốt.
D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 5. Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm:
A. Chóa đèn pin.
B. Chóa đèn ôtô.
C. Gương dùng đổ thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời.
D. Câu A, B, C đúng.
Câu 6:
a) Một người đứng trước 3 cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) và cách gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau?
b) Trên xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi gì?
Đề bài
Câu 1. Lấy hai viên phấn giống hệt nhau, một viên đặt trước gương phẳng, viên kia đặt trước tấm kính phẳng.
Dưới đây là các nhận xét sau khi quan sát hai ảnh, hỏi nhận xét nào sai?
A. Hai ảnh có kích thước khác nhau.
B. Kích thước hai ảnh bằng nhau, tấm kính phẳng cũng là một gương phẳng.
C. Ảnh do gương phẳng tạo ra sáng hơn, nhìn rõ hơn.
D. Ảnh do tấm kính phẳng tạo ra mờ hơn.
Câu 2. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 25cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là
A. 50cm. B. 25cm.
C. 20cm. D. 10cm.
Câu 3. Chọn câu trả lời rõ ràng nhất. Nhờ có pha đèn, mà đèn pin (đèn ôtô, xe máy) có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ, đó là vì
A. đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phàn xạ song song chiếu thẳng ra phía trước.
B. pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía trước.
C. pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm.
D. pha đèn tạo ra được chùm sáng song song.
Câu 4. Các vật nào sau đây là gương cầu lồi:
A. Kính chiếu hậu của xe máy.
B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc.
C. Gương đặt ở phía bên phải, trước ôtô để tài xế có thể quan sát các phần phía sau xe mình.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 5. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm có chùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. hội tụ. B. phức tạp.
C. phân kì D. song song.
Câu 6.
a. Trình bày đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
b. Pha của đèn pin (chóa) là loại gương nào? Vì sao?
c. Gương chiếu hậu gắn ở ô tô, mô tô,... thường dùng là loại gương nào? Vì sao?
Câu 1. Chiếu một tia sáng xuống gương phẳng, võ tia phản xạ. Giữ nguyên tia tới, quay gương phẳng một góc 30°. Em hãy vẽ lại tia phản xạ. Dùng thước đo độ, em hãy đo góc giữa hai tia phản xạ và điền vào câu kết luận sau:Nếu gương quay một góc 30° thì tia phản xạ quay một góc. Vậy nếu gương quay một góc α thì tia phản xạ quay một góc...........
Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh gì? Có đặc điểm như thế nào?
Đề bài
Câu 1. Điểm sáng S trước gương phang cho một ảnh S' cách S một khoảng 40cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là bao nhiêu?
Câu 2. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có đặc điểm như thế nào?
Câu 3. Chiếu một tia tới SI hợp với gương phẳng một góc 30° qua gương phẳng ta được tia phản xạ IK. Góc phản xạ khi đó là góc bao nhiêu độ ?