Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Đáp án
|
D
|
C
|
A
|
B
|
B
|
Câu
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Đáp án
|
B
|
B
|
C
|
D
|
A
|
Câu 3.
+ Se, Br cùng thuộc chu kì 4, suy ra tính axit của H2SeO4 < HBrO4
+ Cl, S cùng thuộc chu kì 3, suy ra tính axit của H2SO4 < HClO4
+ Cl, Br cùng thuộc nhóm VIIA, suy ra tính axit của HClO4 > HBrO4.
Đáp án A.
Câu 4. Số mol H2 là: \({n_{{H_2}}} = \dfrac{1,12} {22,4} = 0,05\left( {mol} \right)\)
Khi cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl, M sẽ tác dụng với H2O trong dung dịch tạo ra MOH và khí H2. Sau đó MOH mới tác dụng với dung dịch HCl. Thứ tự các phản ứng xảy ra:
Gọi kim loại kiềm cần tìm là M.
\(\eqalign{ & M + {H_2}O \to MOH + {1 \over 2}{H_2} \cr & 0,1{\rm{ }} \leftarrow {\rm{ 0,05}}\left( {mol} \right) \cr & MOH + HCl \to MCl + {H_2}O \cr} \)
Số mol kim loại kiềm M là nM = 0,1 mol
Suy ra khối lượng mol của M là: \({M_M} = \dfrac{m}{n} = \dfrac{{3,9}}{{0,1}}= 39\left( {mol} \right)\)
Suy ra kim loại kiềm cần tìm là kali (K).
Đáp án B
Câu 6: Hai nguyên tố X, Y đều thuộc nhóm IIA của 2 chu kì liên tiếp nhau nên gọi chung 2 nguyên tố đó là M
\(MC{O_3} + 2HCl \to MC{l_2} + {H_2}O + C{O_2}\)
\(\eqalign{ & {n_{C{O_2}}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2\left( {mol} \right){\rm{ }}\cr& \to {{\rm{n}}_M} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\left( {mol} \right) \cr & \to {M_{MC{O_3}}} = {m \over n} = {{18,4} \over {0,2}} = 92 \cr&\Rightarrow {M_M} = 32 \cr} \)
Do vậy, 2 nguyên tố cần tìm phải thỏa mãn \({M_x} < 32 < {M_Y}\) .
X,Y lại ở hai chu kì liên tiếp, suy ra 2 kim loại cần tìm là Mg và Ca.
Đáp án B.
Câu 8.
Ta có: \({p_X} + {p_Y} = 23 \Rightarrow \) X và Y phải ở các chu kì nhỏ.
Mặt khác X thuộc nhóm VA như vậy X có thể có cấu hình như sau
a) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^3} \Rightarrow {p_X} = 15\left( {photpho} \right) \)
\(\Rightarrow {p_Y} = 8({\rm{ox}}i) \Rightarrow \) loại vì X, Y phản ứng được với nhau.
b) \(1{s^2}2{s^2}2{p^3} \Rightarrow {p_X} = 7\left( \text{ni tơ} \right)\)
\(\Rightarrow {p_Y} = 16\left( S \right) \Rightarrow \) thỏa mãn vì X, Y không phản ứng được với nhau
Đáp án C.
Câu 10: Hợp chất của X với hiđro là \(X{H_3} \Rightarrow \) công thức oxit cao nhất là X2O5
\(\dfrac{{{m_O}}}{{{m_{{X_2}{O_5}}}}} = \dfrac{{5.16}}{{2.M + 5.16}} = \dfrac{{56,34}}{{100}} \)
\(\Rightarrow M = 31\)
Đáp án A.