Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 1 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi điều kiện phản ứng):

FeO \(\to\) Fe \(\to\) FeCl2 \(\to\) Fe(OH)2 \(\to\) FeSO4

Câu 2 : Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng CO thành Fe và CO2.

Tính khối lượng chất rắn thu được.

Câu 3 : Hòa tan 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với 109,5 gam dung dịch HCl. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu1: Viết các phương trình hóa học khi cho lần lượt Fe, Cu vào dung dịch AgNO3.

Câu 2 : Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 7,6 gam. Tính khối lượng Mg ban đầu (Mg = 24, Fe = 56).

Câu 3 Cho luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinhra 23,4 gam muối kim loại hóa trị I.

Xác định công thức hóa học của muối đó (Na = 23, Ag = 108, Li = 7, K = 39, Cl = 35,5).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học (ghi điều kiện phản ứng) khi:

a) Nhôm tác dụng với dung dịch HCl.

b) Sắt tác dụng với khí clo.

c) Đồng tác dụng với khí oxi.

Câu 2 : Nhúng một đinh sắt sạch vào cốc đựng 0,12 lít dung dịch CuSO4 1 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhấc đinh sắt ra rửa sạch, làm khô.

Tính độ tăng khối lượng của đinh sắt (Fe = 56, Cu = 64).

Câu 3 : Cho 11,5 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với nước thu được 5,6 lít khí hidro (đktc). Xác định tên của kim loại (Li = 7, Na = 23, K = 39, Ba = 137).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học (ghi điều kiện phản ứng) xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

a) Kẽm tác dụng với lưu huỳnh.

b) Canxi tác dụng với brom.

c) Đồng tác dụng với H2SO4 đặc, nung nóng.

Câu 2 

: Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng 12,5 gam dung dịch HCl 7,3% (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, H = 1, Cl = 35,5). Xác định tên kim loại kiềm.

Câu 3 : Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thức, thấy dung dịch không còn màu xanh, cân lại đinh sắt thì khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Tìm nồng độ mol/l dung dịch CuSO­4­ (Fe = 56, Cu = 64).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 5 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là:

A.Ag                                                   B.Cu

C.Al                                                    D.Fe

Câu 2 : Nhận xét nào sau đây sai?

A.Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo tahnhf muối.

B.Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl bao giờ cũng có khi H2 thoát ra.

C.Kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

D. Không thế xác định được độ hoạt động hóa học của đồng và bạc.

Câu 3 : Ba học sinh P, Q, R làm thì nghiệm (độc lập): cho Zn vào dung dịch CuSO4.

P nhận xét: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài Zn, màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Q nhận xét: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài Zn, khối lượng Zn không đổi.

R nhận xét: Zn không đổi màu, chỉ có màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Học sinh nhận xét đúng là:

A.P, Q                                       B. Q, R.

C.P, R                                       D.P.

Câu 4 : Tính chất nào sau đây không phải là tính cu=hất của nhôm?

A.Nhẹ, màu trắng

B.Nặng, không bị ăn mòn.

C.Dẻo, dễ dát mỏng, kéo thành sợi.

D.Có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện.

Câu 5 : Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt?

A.HCl loãng                                       

B.H2SO4 loãng

C.HNO3 đặc, nguội.                           

D, HNO3 đặc nóng.

Câu 6 : Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi. Phương trình phản ứng xảy ra là:

\(\eqalign{  & A.2Fe + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2FeO  \cr  & B.4Fe + 3{O^2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2F{e_2}{O_3}  \cr  & C.3Fe + 2{O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow F{e_3}{O_4}  \cr  & D.8Fe + 5{O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 4FeO + 2F{e_2}{O_3} \cr} \)

Câu 7 : Quặng manhetit chứa:

A.Fe2O3                       B.Fe2O3.nH2O

C.Fe3O4                       D.FeCO3.

Câu 8 : Nguyên liệu sản xuất thép là:

A.gang                                         

B.quặng hematit

C.quặng manhetit                               

D.quặng pirit.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1: Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với lưu huỳnh cho:

A.FeS2                        B.FeS

C.Fe2S2                       D.FeS hoặc FeS2.

Câu 2 : Chọn các phát biểu đúng:

(1)Vàng là kim loại có tính dẻo cao nhất.

(2) Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

(3) Không phải kim loại nào cũng có tính ánh kim.

(4) Mọi kim loại đều cháy được trong oxi.

A.(1), (2), (4).                          B.(2), (3), (4).

C.(1), (3), (4).                          D. (1), (2).

Câu 3 : Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A.Fe                                                    B.Zn

B.Cu                                                    D.Ag

Câu 4: Cho phản ứng: Fe3O4 + 8HCl \(\to\) xFeCl2 + yFeCl3+ 4H2O.

Tỉ lệ x : y phải là:

A.1 : 2                                       B.2 : 1

C. 3 : 1                                      D. 1 : 1

Câu 5  : Phản ứng sai là:

\(\eqalign{  & A.3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4}  \cr  & B.2Cu + {O_2} \to 2CuO  \cr  & C.4Ag + {O_2} \to 2A{g_2}O  \cr  & D.2Al + 3S \to A{l_2}{S_3} \cr} \)

Câu 6 : Cặp chất nào có tính hóa học tương tự nhau?

A.Mg và S                              B.Ca và O2

C.Mg và Al                              D.C và Na.

Câu 7 : Kim loại nào sau đây được dùng để nhận biết cả 3 dung dịch NaCl, CuCl2, Na­2SO4?

A.Mg                                                   B.Ba

C.Fe                                                    D.Al

Câu 8 : Cho 1 gam Na phản ứng với 1 gam khí Cl2. Khối lượng muối NaCl thu được sẽ là:

A.2 gam                              B.1 gam

C.0,5 gam                           D.1,647 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 7 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây?

A.Fe                                                    B.Cu

C.Al                                                    D.Mg

Câu 2 : Aaxit H2SO4 đặc nguội không tác dụng với chất nào sau đây?

A.Cu                                                   B.Fe

C.Ca                                                   D.Mg.

Câu 3 :Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng sản phẩm của phản ứng là:

\(\eqalign{  & A.CuS{O_4} + {H_2}S + {H_2}O  \cr  & B.CuS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O  \cr  & C.CuS{O_4} + S + {H_2}O.  \cr  & D.CuS{O_4} + {H_2}. \cr} \)

Câu 4 : Dãy kim loại nào được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học?

A.K, Na, Mg, Al, Zn.

B.Fe, H, Cu, Ag, Au.

C.Mg, Zn, Al, Fe, H, Cu.

D.Mg, Al, Fe, Zn, Cu, H.

Câu 5 : Người ta dùng dung dịch nào sau đây để tách loại bột nhôm ra khỏi hỗn hợp với bột sắt?

A.HCl dư                                            B.CuSO4

C.NaOH                                              D.NaOH dư.

Câu 6 : Sự phá hủy kim loại và …..do tác dụng….trong….được gọi là sự ăn mòn kim loại. Các chỗ trống lần lượt là:

A.hợp kim, hóa học, môi trường.

B.phi kim, hóa học, môi trường.

C.hợp kim, cơ học, môi trường

D.hợp kim, hóa học, nước.

Câu 7 : Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg có khối lượng 8 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).

Tỉ lệ theo số mol của Fe và Mg trong hỗn hợp đó là: (Fe = 56, Mg = 24)

A.2 : 1                                       B.1 : 2

C.1 : 1                                       D.1 : 3

Câu 8 : Đốt nóng một ít bootj sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa muối:

A.FeCl2                                       

B.FeCl3

C.FeCl2 và FeCl3                                

D.FeCl2 và HCl dư.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 8 – Chương 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Các phản ứng chính xảy ra trong lò cao để sản xuất gang:

\(\eqalign{  & C + {O_2} \to C{O_2}({t^0})(1)  \cr  & C{O_2} + C \to 2CO({t^0})(2)  \cr  & C + {O_2} \to 2CO({t^0})(3)  \cr  & F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}({t^0})(4) \cr} \)

Theo thứ tự sau:

A.(1) < (2) < (3) < (4).

B.(1) < (2) < (4).

C.(1) < (3) < (4).

D.(2) < (3) < (4).

Câu 2 : Hiện tượng gì xảy ra khi cho dây Cu vào dung dịch AgNO3 (thí nghiệm 1) và cho dây Ag vào dung dịch CuSO4 (thí nghiệm 2)?

A.Ở thí nghiệm 1 có chất rắn màu trắng bám vào dây Cu.

B.Ở thí nghiệm 2 có chất rắn màu đỏ bám vào dây Ag.

C. Dung dịch CuSO4 thí nghiệm 2 nhạt dần.

D. Khối lượng dây Cu ở thí nghiệm 1 giảm dần.

Câu 3 : Hỗn hợp M gồm: Fe2O3, Al, Fe. Để loại Al ra khỏi hỗn hợp M, hóa chất cần chọn là:

A.dung dịch CuSO4

B.dung dịch HCl

C.dung dịch NaOH                                       

D.dung dịch AgNO3.

Câu 4 : Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng hay H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối?

A.Cu                                                   B.Ag

C.Al                                                    D.Fe.

Câu 5 : Nhôm được sản xuất theo phương trình nào sau đây?

\(\eqalign{  & A.3Mg + 2AlC{l_3} \to 2Al + 3MgC{l_2}  \cr  & B.2A{l_2}{O_3} \to 4Al + 3{O_2}({t^0},d.p.n.c/criolit)  \cr  & C.2A{l_2}{O_3} + 3CO \to 4Al + 3C{O_2}({t^0})  \cr  & D.A{l_2}{O_3} + 3{H_2} \to 2Al + 3{H_2}O({t^0}) \cr} \)

Câu 6 : Những yếu tố nào sau đây tạo ra sự ăn mòn kim loại?

(1)Các chất trong môi trường.

(2)Nhiệt độ.

(3)Tác động cơ học.

(4)Tác dụng sinh học.

A.(1), (3), (4).

B.(1), (2), (4).

C.(2), (3), (4).

D.(1), (2).

Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam Al trong khí O2.

Khối lượng Al2O3 tạo thành là (Al = 27, O = 16)

A.5,2 gam                                           B.5,15 gam.

C.5,1 gam                                           D.5,05 gam.

Câu 8 : Cho 1 gam bột sắt tiếp xúc với oxi trong một thời gian, nhận thấy khối lượng chất rắn đã vượt quá 1,4 gam. Nếu chỉ tạo ra một oxit thì oxit đó là:

A.FeO                                 

B.Fe3O4

C.Fe2O3                         

D.không xác định được.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”