Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 11

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Hình học 11

Câu 1. Cho tứ diện EFKI. G là trọng tâm của tam giác KIE. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng ?

A. \(3\overrightarrow {FG}  = \overrightarrow {FE}  + \overrightarrow {FK}  + \overrightarrow {FI} \).

B. \(3\overrightarrow {EG}  = \overrightarrow {EF}  + \overrightarrow {EK}  + \overrightarrow {EI} \).

C. \(\overrightarrow {FG}  = \overrightarrow {FE}  + \overrightarrow {FK}  + \overrightarrow {FI} \).  

D. \(\overrightarrow {EG}  = \overrightarrow {EF}  + \overrightarrow {EK}  + \overrightarrow {EI} \).

Câu 2. Trong không gian cho hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau. Tìm mệnh đề đúng.

A. a và b chéo nhau.         

B. a và b cắt nhau.

C. a và b cùng thuộc một mặt phẳng.  

D. Góc giữa a và b bằng 900.

Câu 3. Tìm mệnh đề đúng.

A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

B. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

C. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông với mặt phẳng ấy.

D. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng song song một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

Câu 4. Cho hình chóp S. ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A, cạnh bên SA vuông góc với đáy, M là trung điểm BC, J là trung điểm BM. Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. \(BC \bot \left( {SAB} \right)\).             

B. \(BC \bot \left( {SAM} \right)\).

C. \(BC \bot \left( {SAC} \right)\).   

D. \(BC \bot \left( {SAJ} \right)\).

Câu 5. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BD, BC, CD. Bộ ba vec tơ không đồng phẳng là:

A. \(\overrightarrow {AB} \,,\,\overrightarrow {PN} \,,\,\overrightarrow {CD} \).

B. \(\overrightarrow {MP} \,,\overrightarrow {AC} \,,\,\overrightarrow {AD} \).

C. \(\overrightarrow {AB} \,,\,\overrightarrow {AC} \,,\,\overrightarrow {AD} \)   

D. \(\overrightarrow {BD} \,,\,\overrightarrow {PQ} \,,\,\overrightarrow {AC} \).

Câu 6. Cho tứ diện ABCD có AB, BC, CD đôi một vuông góc . Đường vuông góc chung của AB và CD là:

A. AC.

B. BC.

C. AD. 

D. BD.

Câu 7. Cho hình chóp S. ABCD có BACD là hình vuông và \(SA \bot (ABCD)\). Gọi O là giao điểm của AC và BD. Tam giác SOD là:

A. Tam giác thường.                  

B. Tam giác đều.

C. Tam giác cân             

D. Tam giác vuông.

Câu 8. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có tất cả các cạnh bằng nhau và \(\widehat {ABC} = \widehat {B'BA} = \widehat {B'BC} = {60^0}\). Diện tích tứ giác A’B’C’D’ là:

A. \(\dfrac{2}{3}{a^2}\).                    B. \(\dfrac{1}{3}{a^2}\).

C. \(\dfrac{4}{3}{a^2}\).                    D. \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\).

Câu 9. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bằng a và góc giữa cạnh bên với mặt phẳng đáy bằng \(\alpha \). Tan của góc giữa  mặt bên và mặt đay bằng:

A. \(\tan \alpha \).                   B. \(\cot \alpha \).

C. \(\sqrt 2 \tan \alpha \).             D. \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{{2\tan \alpha }}\).

Câu 10. Cho hình tứ diện ABCD có AB, BC, CD đôi một vuông góc . Mặt phẳng (ABD) vuông góc với mặt phẳng nào cua tứ diện ?

A. (ACD).                      

B.(ABC).

C. (BCD).     

D. Không có mặt phẳng nào .

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 3 - Hình học 11

Câu 1. Cho hình hộp MNPQ.M’N’P’Q’. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. \(\overrightarrow {NQ'}  = \overrightarrow {NM}  + \overrightarrow {NP'}  + \overrightarrow {NQ} \).

B. \(\overrightarrow {NQ'}  = \overrightarrow {NM'}  + \overrightarrow {NP}  + \overrightarrow {NP'} \).

C. \(\overrightarrow {NQ'}  = \overrightarrow {NM}  + \overrightarrow {NQ}  + \overrightarrow {NP'} \). 

D. \(\overrightarrow {NQ'}  = \overrightarrow {NM}  + \overrightarrow {NP}  + \overrightarrow {NN'} \).

Câu 2. Cho tứ diện ABCD, O là trọng tâm tam giác BCD. Tìm mệnh đề đúng.

A. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {OA} \).  

B. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD}  = 2\overrightarrow {AO} \).

C. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD}  = 3\overrightarrow {AO} \). 

D. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AO} \).

Câu 3. Cho hai đường thẳng phân biệt a, b và mặt phẳng (P) , trong đó \(a \bot \left( P \right)\). Mệnh đề nào sau đây là sai ?

A. Nếu \(b \bot a\) thì b \( \bot \)(P).  

B. Nếu b // (P) thì \(b \bot a\).

C. Nếu \(b \bot \left( P \right)\) thì b // a. 

D. Nếu b // a thì \(b \bot \left( P \right)\).

Câu 4. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

B. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì vuông góc với nhau.

C. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng vuông góc với nhau thì song song với đường thẳng còn lại.

D. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại.

Câu 5. Điều kiện cần và đủ để ba vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \,,\,\overrightarrow c \) không đồng phẳng là:

A. Ba đường thẳng chứa chúng không cùng một mặt phẳng .

B. Ba đường thẳng chứa chúng cùng thuộc một mặt phẳng .

C. Ba đường thẳng chứa c húng không cùng song song với một mặt phẳng.

D. Ba đường thẳng chứa chúng cùng song song với một mặt phẳng.

Câu 6. Cho hình chóp S. ABCD có ABCD là hình chữ nhật. SA vuông góc với (ABCD), AH và AK lần lượt là đường cao của tam giác SAB và SAD. Hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) vuông góc là vì:

A. Góc của (SAB) và (SBC) là góc \(\widehat {ABC}\) và bằng 900.

B. Góc của (SAB) và (SBC) là góc \(\widehat {BAD}\) và bằng 900.

\(C.\,AB \bot BC\,,\,\,AB \subset (SAB)\,,\,\,BC \subset (SBC).\)

D. \(BC \bot (SAB)\) do \(BC \bot AB\,,\,\,BC \bot SA\).

Câu 7. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng (A’BD) là:

A. Trung điểm của BD.  

B. Trung điểm của A’B.

C. Trung điểm của A’D. 

D. Tâm O của tam giác BDA’.

Câu 8. Cho hình chop S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, \(SA = a\sqrt {3\,} ,\,SA \bot BC\). Tính góc giữa hai đường thẳng SD và BC?

A.900                                B. 600

C. 450                               D. 300.

Câu 9. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

A.Hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau và cắt nhau theo giao tuyến d. Với mỗi điểm A thuộc (P) và mỗi điểm B thuộc (Q) thì ta có AB vuông góc với d.

B. Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) cùng vuông góc với mặt phẳng (R) thì giao tuyến của (P) và (Q) nếu có cũng sẽ vuông góc với (R).

C. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.

D. Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng thuộc mặt phẳng này sẽ vuông góc với mặt phẳng kia.

Câu 10. Cho hình chóp S. ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, \(SA \bot (ABC)\,,SA = \dfrac{a}{2}\).Từ A kẻ \(AH \bot SM\) với M là trung điểm của của BC. Khi dđó góc giữa hai vec tơ \(\overrightarrow {SA} \,,\overrightarrow {AH} \) bằng:

A. 400                        B. 450 

C. 900                        D. 1500.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Hình học 11

Câu 1. Cho hai vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\,\overrightarrow b \) không cùng phương và vec tơ \(\overrightarrow c \). Điều kiện cần và đủ để ba vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \,,\,\overrightarrow c \) đồng phẳng là:
A. Có cặp số m, n duy nhất sao cho \(\overrightarrow c  = m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b. \)

B. Có cặp số m, n sao cho \(\overrightarrow c  = m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b \).

C. Có số m duy nhất sao cho \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = m\overrightarrow c \).

D. Có số m sao cho \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = m\overrightarrow c \).

Câu 2. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ . Tìm mệnh đề đúng.

A. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow {AD} \).   

B. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow {AB'} \).

C. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow {AC'} \).

D. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow {AD'} \).

Câu 3. Cho hình lập phương ABCDEFGH, thực hiện phép toán \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {CD}  + \overrightarrow {CG} \).

A. \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {GE} \).          B. \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CE} \).

C. \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CH} \).          D. \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {EC} \).

Câu 4. Trong các mệnh đê sau đây, tìm mệnh đề đúng.

A. Nếu mp \(\left( \alpha  \right)\) song song với mp \(\left( \beta  \right)\) và đường thẳng \(a \subset \left( \alpha  \right)\) thì a song song \(\left( \beta  \right)\).

B. Nếu mp \(\left( \alpha  \right)\) song song với mp \(\left( \beta  \right)\) và đường thẳng \(a \subset \left( \alpha  \right)\), đường thẳng \(b \subset \left( \beta  \right)\) thì a song song với b.

C. Nếu đường thẳng a song song với mp \(\left( \alpha  \right)\) và đường thẳng b song song \(\left( \beta  \right)\) thì a song song song với b.

D. Nếu đường thẳng a song song với đường thẳng b và \(a \subset \left( \alpha  \right)\,,\,\,b \subset \left( \beta  \right)\) thì \(\left( \alpha  \right)\,,\,\left( \beta  \right)\) song song với nhau.

Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD , với O là giao  điểm của AC và BD. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu ABCD là hình bình hành thì \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD} \).

B. Nếu SA + SC = SB + SD thì ABCD là hình bình hành.

C. Nếu ABCD là hình bình hành thì \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = \overrightarrow 0 \).

D. Nếu \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = 4\overrightarrow {SO} \) thì ABCD là hình bình hành.

Câu 6. Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a. Tang của góc giữa AC và mặt phẳng (ABD) bằng:

 

A.\(\sqrt 5 \)                         

B. 1                                 

C. Không xác định.    

D. \(\dfrac{{\sqrt {51} }}{{17}}\).

Câu 7. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

A. Hai đường thẳng không cắt nhau, không song song thì chéo nhau.

B. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song.

D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.

Câu 8. Chọn câu sai.

A. Qua một điểm O cho trước có duy nhất một mặt phẳng (P) vuông góc với đường thẳng a.

B. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh cắt nhau của một ngũ giác trong mặt phẳng thì đường thẳng đó vuông góc với ba cạnh còn lại.

C. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của một tứ giác trong một mặt phẳng thì nó cũng vuông góc với hai cạnh còn lại

D. Trong một tam giác ABC, một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của một tam giác thì nó vuông góc với cạnh còn lại.

Câu 9. Cho tứ diện ABCD. Các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Không thể kết luận được điểm G là trọng tâm của tứ diệnABCD trong trường hợp nào sau đây ?

A. GM = GN.

B. \(\overrightarrow {GM}  + \overrightarrow {GN}  = \overrightarrow 0 \).

C. \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = \overrightarrow 0 \).

\(D.\overrightarrow {PG}  = \dfrac{1}{4}\left( {\overrightarrow {PA}  + \overrightarrow {PB}  + \overrightarrow {PC}  + \overrightarrow {PD} } \right)\)  với P là điểm bất kì.

Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi BACD cạnh A có góc \(\widehat {BAD} = {60^0}\) và SA = SB = SD =\(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). Xác định số đo góc giữa hai mặt phẳng (SAC) và (ABCD) là:

A.300                                    B. 600  

C. 450                                   D. 900

AC và mặt phẳng (ABD) bằng:

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 3 - Hình học 11

Câu 1. Trong không gian có ba đường thẳng phân biệt a, b, c. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Nếu a và b cùng nằm trong một mặt phẳng và cùng vuông góc với c thì \(a \bot b\).

B. Nếu a // b và \(c \bot a\) thì \(c \bot b\).

C. Nếu a , b và c đồng phẳng và a , b cùng vuông góc với c thì a // b.

D. Nếu  a // b thì góc giữa a và c bằng góc giữa b và c.

Câu 2. Cho chóp S. ABCD có \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và đáy là hình vuông . Từ A kẻ \(AM \bot SB\). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(SB \bot \left( {MAC} \right)\).         B. \(AM \bot \left( {SAD} \right)\).

C. \(AM \bot \left( {SBD} \right)\).        D. \(AM \bot \left( {SBC} \right)\).

Câu 3. Cho hình chóp S. ABCD có ABCD là hình bình hành tâm O. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?

A. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 2\overrightarrow {SO} \).          

B. \(\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  + \overrightarrow {OD}  = \overrightarrow 0 \).

C. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SD} \).  

D. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD} \).

Câu 4. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Véc tơ nào sau đây là véc tơ chỉ phương của đường thẳng AB ?

A. \(\overrightarrow {A'C'} \).                   B. \(\overrightarrow {A'C} \).

C. \(\overrightarrow {A'B'} \).                   D. \(\overrightarrow {A'B} \).

Câu 5. Cho hình tứ diện ABCD có AB , BC, CD đôi một vuông góc . Điểm cách đều bốn điểm A, B, C, D là:

A. Trung điểm J của AB.  

B. Trung điểm I của BC.

C. Trung điểm M của AD.

D. Trung điểm N của CD.

Câu 6. Mệnh đề nào sua đây sai?

A. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song hoặc trùng nhau.

B. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Câu 7. Cho tứ diện ABCD có AB, AC, AD đôi một vuông góc với nhau. Khi đó góc giữa AB và CD bằng:

A. 450                           B. 600

C. 900                           D. 300.

Câu 8. Cho hình chóp S. ABCD có đáy là tam giác đều cạnh a, \(SA \bot (ABC)\,,SA = \dfrac{a}{2}\). Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng:

A. 00                           B. 450

C. 600                         D. 900.

Câu 9. Cho hình chóp tam giác đều S. ABC và đường cao SH. \(SA \bot BC\) vì:

\(A. SA \bot (SBC)\,\, \supset \,\,BC\,\,(\,\,SA \bot AM\,\,,\,\,SA \bot NC)\)

\(B. SA \bot (SBC)\,\, \supset \,\,BC\,\,(\,\,SA \bot SB\,\,,\,\,SA \bot SC)\)

\(C. BC \bot (SAM) \supset \,\,SA\,\,(\,\,BC \bot AM\,,\,\,BC \bot SH)\)

\(D. BC \bot (SAM)\,\, \supset \,\,BC\,\,\,\,(do\,BC \bot SH)\)

Câu 10.  Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh a, góc nhọn bằng 600 và cạnh SC vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SC =\(\dfrac{{a\sqrt 6 }}{3}\).Góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (SAC) bằng:   

A. 300                        B. 450

C. 600                        D. 900

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 3 - Hình học 11

Câu 1. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Nếu đường thẳng \(d \bot \left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với hai đường thẳng trong \(\left( \alpha  \right)\).

B. Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì \(d \bot \left( \alpha  \right)\).

C. Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với bất kì đường thẳng nào nằm trong \(\left( \alpha  \right)\).

D. Nếu \(d \bot \left( \alpha  \right)\) và đường thẳng a // d thì \(d \bot a\).

Câu 2. Cho hình bình hành ABCD tâm I, S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (ABCD). Tìm mệnh đề sai .

A. \(\overrightarrow {SA}  - \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SD}  - \overrightarrow {SC} \).

B. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD} \).

C. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 2\overrightarrow {SI} \).     

D. \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SD} \).

Câu 3. Cho chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm I, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Điểm cách đều các đỉnh của hình chóp là:

A. Trung điểm SB.

B. Trung điểm SC.

C. Trung điểm SD.

D. Điểm nằm trên đường thẳng d // SA và không thuộc SC.

Câu 4. Cho hình lập phương ABCDEFGH, góc giữa hai đường thẳng AB và GH là:

A. 00                         B. 450

C. 1800                     D. 900.

Câu 5. Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ . Mặt phẳng (ACC’A’) vuông góc với mặt phẳng nào sau đây:

A. (ABCD).           B.(CDD’C’).

C. (BDC’).             D. (A’BD).

Câu 6. Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có tất cả các cạnh bằng nhau. Điều nào sau đây sai?

A. \(AC \bot B'D'\).     

B. ACC’A’ là hình thoi.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7. Cho ba đường thẳng a, b, c phân biệt cùng đi qua điểm O. Tìm câu trả lời đúng.

A. Nếu c vuông góc với a và b thì hai trong ba đường thẳng a, b, c cùng phương.

B. Nếu c vuông góc với a và b thì a, b, c không cùng nằm trong một mặt phẳng .

C. Nếu c vuông góc với a và b thì a, b, c cùng nằm trong một mặt phẳng .

D. Cà A, B, C đều sai.

Câu 8. Cho hình chóp S. ABCD có đáy là tam giác đều cạnh a, \(SA \bot (ABC)\,,SA = \dfrac{a}{2}\). Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) bằng:

A. 00                          B. 450

C. 600                        D. 900.

Câu 9. Trong không gian cho hai hình vuông ABCD và A’B’C’D’ có chung cạnh AB và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau, lần lượt có tâm O và O’. Tứ giác CDD’C’ là hình gì?

A.Hình bình hành.     

B. Hình vuông.

C. Hình thang.     

D. Hình chữ nhật.

Câu 10. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ với G là trọng tâm của tam giác A’B’C’. Đặt \(\overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow a ,\,\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow b ,\,\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow c \) . Vec tơ \(\overrightarrow {B'C} \)  bằng:

A.\(\overrightarrow a  - \overrightarrow b  - \overrightarrow c \) .

B.\(\overrightarrow c  - \overrightarrow a  - \overrightarrow b \) .

C.\(\overrightarrow b  - \overrightarrow a  - \overrightarrow c \) .

D.\(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  + \overrightarrow c \) .

 

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”