Câu 1. Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?
A. i > r
B. khi i tăng thì r cũng tăng
C. khi i tăng thì r giảm
D. khi i = 00 thì r = 00
Câu 2. Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm
A. trong mặt phẳng tới
B. trong cùng mặt phẳng với tia tới
C. tromg mặt phẳng phân cách của hai môi trường
D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.
Câu 3. Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. ảnh thật, cùng chiều với vật
B. ảnh thật, ngược chiều với vật
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật
D. ảnh ảo, ngược chiều với vật
Câu 4. Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ như thế nào ?chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau?
A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật
B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật
D. Một câu trả lời khác.
Câu 5. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính hội tụ?
A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm
C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo
D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo.
Câu 6. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính phân kỳ ?
A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.
C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.
D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.
Câu 7: điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ảo ở vô cực
C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.
Câu 8: chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. góc khúc xạ có độ lớn là:
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
Câu 9: vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoàng OA cho ảnh ảo A’B’ cùng chiều và cao bằng hai lần vật AB.
Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 10. Một vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là
A. 40cm
B. 30cm
C. 20cm
D. 10cm
Câu 1. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A. i > r
B. i < r
C. i = r
D. i = 2r
Câu 2. Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương hợp với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn 00. Góc tới là :
A. 900
B. 600
C. 300
D. 00
Câu 3. Chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm F của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló?
A. Chùm song song với trục chính của thấu kính
B. Chùm hội tụ tại tiêu điểm F’ của thấu kính
C. Chùm phân kỳ
D. Chùm tia bất kỳ
Hãy chọn câu phát biểu đúng.
Câu 4. A’B’ là ảnh ảo của vật AB qua thấu kính hội tụ. Ảnh và vật như thế nào? chọn câu trả lời đúng?
A. ảnh và vật nằm cùng một phía đối với thấu kính
B. ảnh cùng chiều với vật
C. ảnh cao hơn vật
D. cả 3 câu trả lời A, B, C đều đúng.
Câu 5. Tia sáng nào sau đây truyền sai khi qua thấu kính hội tụ ?
A. tia tới khi qua quang tâm, tia ló truyền khúc xạ xuống dưới.
B. tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm F’
C. tia tới đi qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính
D. tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.
Câu 6. Điều nào dưới dây là không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. vật đặt ở rất xa, cho ảnh ở tiêu điểm F
B. vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo
C. vật đặt trong, ngoài khoảng OF cho ảnh ảo hay ảnh thật tùy vị trí
D. vật đặt ở khoảng 2F cho ảnh thật.
Câu 7: chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau?
A. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh thật
B. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn lớn hơn vật
C. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn ngược chiều với vật
D. vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 8: chiếu một tia sáng từ không khí sang nước với góc tới là 600. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 600
B. Góc khúc xạ r = 40030’
C. Góc khúc xạ r = 00
D. Góc khúc xạ r = 700
Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoàng OA cho ảnh ảo A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB.
Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 10. Đặt vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
A. 8cm
B. 16cm
C. 32cm
D. 48cm
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một tia sáng đi từ không khí vào 1 môi trường trong suốt. khi góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ bằng 200. Ngược lại khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới là 200 thì góc khúc xạ có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Lớn hớn 300
B. Nhỏ hớn 300
C. Bằng 300
D. Một giá trị khác.
Câu 2. Chiếu 1 tia sáng từ thủy tinh ra không khí dưới góc tới i = α. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 00
B. Góc khúc xạ r < α0
C. Góc khúc xạ r = α0
D. Góc khúc xạ r > α0
Câu 3. Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló:
A. Cũng là chùm song song
B. Là chùm hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
C. Là chùm phân kỳ
D. Là chùm tia bất kỳ.
Câu 4. A’B’ là ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ , ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng nhất?
A. ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
B. ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật
C. ảnh là thật, lớn hơn vật ngược chiều với vật
D. ảnh là ảo và luôn bằng vật.
Câu 5. Một vật đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. ảnh cách vật 32cm. tiêu cự của thấu kính là
A. 24cm
B. 16cm
C. 35cm
D. 29cm
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Xác định quang tâm và tiêu điểm khi các tia tới và tia ló trên hình vẽ
Câu 7: cho biết vị trí vật AB, ảnh A’B’ và trục chính ∆
Xác định vị trí thấu kính, loại ảnh (hình vẽ)
Câu 1. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước chếch 600 so với mặt nước. có hiện tượng gì xảy ra đối với tia sáng khi truyền qua mặt nước, hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?
Câu 2. Cho thấu kính hội tụ, vẽ tia tới cho các tia ló trong hình vẽ.
Câu 3. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm cho một ảnh ảo cách thấu kính là 30cm. hỏi vật đặt cách thấu kính bao xa?
Câu 1. Vẽ ảnh của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ ở hình vẽ
Câu 2. Vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ cho 1 ảnh ảo cao 9cm và cách vật 10cm. tìm tiêu cụ của thấu kính.
Câu 1. Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào
A. Phồng lên làm tiều cự của nó giảm
B. Xẹp xuống làm tiều cự của nó tăng
C. Phồng lên làm tiều cự của nó tăng
D. Xẹp xuống làm tiều cự của nó giảm
Câu 2. Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ được 1 các vật cách mắt từ 100cm trở lại.Mắt này bị tật gì và phải đeo kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
Câu 3. Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?
A. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật
B. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật
C. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. Tạo ta ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 4. Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị ?
A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm
B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm
C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm
D. Kính phân kì có tiêu cự 50cm
Câu 5. Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật qua kính có đặc điểm gì?
A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật
D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật
Câu 6. Dùng máy ảnh để trụp ảnh của một người cao 1,6m đứng cách máy 4m. biết phim đặt cách thấu kính 5cm.Chiều cao của ảnh là
A. 3,5cm
B. 2,5cm
C. 2cm
D. 4cm
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng, kính lúp là một thấu kính
A. Hội tụ có tiêu cự dài
B. Hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Phân kì có tiêu cự dài
D. Phân kì có tiêu cụ ngắn
Câu 8: điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp
A. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn
B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Mỗi kính lúp có 1 độ bội giác, độ bội giác càng lớn tiêu cự càng nhỏ
D. Kính lúp có bộ bội giác, quan sát vật sẽ thấy ảnh lớn
Câu 9: Một người cận thị có điển cự viễn cách mắt 100cm.hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 100cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=25. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt xa hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt gần hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5 cm
D. Tiêu cự f = 1cm; phải đặt gần hơn 1cm
Câu 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hoặt động của mắt.
A. Trong quá trình điều tiết thủy tinh thể co dãn, phồng lên hoặc dẹp xuống để anhtrên màng mắt được rõ nét
B. Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ gọi là điểm cực viễn.
C. Điểm mà ảnh hiện lên đó mà ta không thể nhìn thấy gọi là điểm vàng.
D. Điểm gần nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ gọi là điển cực cận
Câu 2. Mắt của một người chỉ nhìn rõ đuợc các vật cách mắt từ 50cm trở lên, mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
Câu 3. Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật ?
A. Từ điểm cực cận đến mắt.
B. Từ điển cực viễn đến vô cùng
C. Từ điểm cực viễn đến mắt
D. Điểm cực viễn đến điểm cực cận
Câu 4. Những biểu hiện của tật cận thị ?
A. Chỉ nhìn được rõ những vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt
B. Chỉ nhìn được rõ những vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt
C. Chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng cách từ điển cực cận đến điển cực viễn
D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt
Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt lão?
A. Mắt lão nhìn được những vật ở xa nhưng không nhìn được những vật ở gần.
B. Để nhìn rõ vật ở xa, mắt lão phải đeo thấu kính phân kì thích hợp
C. Điểm cực cận của măt lão xa hơn bình thường
D. Mắt lão là thấu kính hội tụ, mắt lão phải đeo kính đó để nhìn rõ các vật ở gần
Câu 6. Các vật đặt vuông góc với với trục chính cả một thấu kính hội tụ của máy ảnh , cách thấu kính 120cm tiêu cự của thấu kính là 2cm. Ảnh cách thấu kính là?
A. 24cm
B. 2cm
C. 18cm
D. 20cm
Câu 7: phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng nhất khi nói về kính lúp?
A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật nhỏ
B. Kính lúp thực chất là thấu kính hội tu có tiêu cự ngắn
C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh của những vật nhỏ
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng
Câu 8: một người quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để ảnh của vật là
A. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
B. ảnh thật cùng chiều lớn hơn vật
C. ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật
D. ảnh ảo cùng chiều nhỏ nhơn vật
Câu 9: Một người cận thị có điển cự viễn cách mắt 200cm. Hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 200cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 200cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm
Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=10. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt gần hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt gần hơn 2,5cm
D. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt xa hơn 2,5 cm
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 80cm trở lại. mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
Câu 2. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị?
A. Là mặt chỉ nhìn được các vật rất lớn
B. Chỉ nhìn được các vật ở xa
C. Ta phải đèo thấu kính hội tụ thích hợp
D. Chỉ nhìn được các vật ở gần, điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần hơn mắt bình thường.
Câu 3. Muốn quan sát vật qua kính lúp phải đặt vật ở đâu và ta được ảnh gì , chọn đáp án đúng.
A. Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh ảo
B. Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh thật
C. Đặt vật ở ngoài khoảng OF, ta thu được một ảnh thật
D. Tùy theo người quan sát, có thể đặt vât bất kì đâu miễn là đặt mắt ở vị trí thích hợp.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng kho so sánh mắt và máy ảnh
A. Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh
B. Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt
C. Tiêu cự của thể tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
Câu 5. Một người được trụp ảnh đứng cách máy ảnh d=2m. biết người ấy cao h = 1,5m.phim cách vật kính d’ = 5cm. Ảnh h’ của người ấy trên phim cao là
A. h’ = 0,6cm
B. h’ = 3,75cm
C. h’ = 3,75cm
D. một kết quả khác
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Một người chỉ có thể nhìn rõ vật khi đặt cách mắt 12cm đến 50cm. hỏi người đó bị tật gì ? tiêu cự bao nhiêu ?
Câu 7: Độ bội giác của một kính lúp là 5, tiêu cự của kính lúp có giá trị bao nhiêu ?
Câu 1. Thấu kính nào có thể dùng làm kính lúp. Ảnh của vật thu được qua kính lúp là ảnh gì, có đặc điểm như thế nào?
Câu 2. 1 người đứng cách máy ảnh 4m. vật kính máy ảnh có tiêu cụ 2cm. Phải điều chỉnh phim cách vật kính bao nhiêu?
Câu 3. Cột điện cao 10m cách người đứng 1 khoảng 40m. nếu khoảng cách từ thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì độ cao h’ của ảnh cột điện trong mắt có giá trị bao nhiêu?
Câu 1. Nêu cấu tạo của một máy ảnh ? Ảnh của vật thu được trên phim của một máy ảnh có đặc điểm gì ?
Câu 2. 1 người đứng cao 1m50 đứng cách máy ảnh 3m, từ vật kính đén phim là 5cm. Tính chiều cao ảnh người này trên phim ?
Câu 3. Bạn của hùng quan sát một cây cột điện cao 5m, cách chỗ đứng 25m. Cho rằng mạng lưới của mắt cách thủy tinh 2cm. Hãy tính chiều cao ảnh của cây cột điện trong mắt.
Câu 1. Quan sát 1 con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?
A. Phản xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Luôn truyền thẳng
D. Không tuân theo hiện tượng nào.
Câu 2. Nhìn một ngọn đèn phát ra ánh sáng xanh qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy gì?
A. Màu gần như đen
B. Màu xanh
C. Màu đỏ
D. Màu trắng.
Câu 3. Các tấm lọc màu có tác dụng gì?
A. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua
B. Trộn màu ánh sáng truyền qua
C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua
D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng ?
A. Hiện tượng cầu vồng
B. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng
C. Màu trên lớp váng dầu
D. Ánh sáng qua lớp nước.
Câu 5. Chiếu ánh sáng đỏ vào toàn bộ bề mặt của tờ giấy trắng thì tờ giấy có màu nào dưới đây?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Trắng
D. Gần như đen
Câu 6. Chọn câu sai trong các câu sau?
A. Vật màu trắng tán xạ tốt với mọi ánh sáng
B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng
C. Vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng
D. Vật có màu nào (trừ màu đen), thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
Câu 7: trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 8: các vật có màu sắc khác nhau là vì?
A. Vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu
B. Vật không tán xạ bất kỳ ánh sáng màu nào
C. Vật phát ra các màu khác nhau.
D. Vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.
Câu 9: chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau?
A. Vật màu đen không tán xạ bất kỳ ánh sáng nào
B. Ta “nhìn thấy” vật màu đen là do vật đó đặt giữa những vật sáng khác.
C. Chiếu ánh sáng trắng lên vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền đến mắt ta.
D. Vật màu đen tán xạ mạnh ánh sáng màu đen.
Câu 10. chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau?
A. Các vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh nhất
B. Các vật màu trắng hấp thụ năng lượng ánh sáng ít nhất
C. Các vật có màu sắc khác nhau thì khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng kháC nhau.
D. Các vật nói chung không hấp thụ năng lượng ánh sáng
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặt 1 vật màu xanh lục dưới ánh sáng màu đỏ, ta sẽ thấy ánh sáng màu gì?
A. Màu đen
B. Màu trắng
C. Màu xanh lục
D. Màu đỏ.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây chùm ánh sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?
Cho chùm ánh sáng trắng
A. Qua lăng kính
B. Phản xạ trên gương phẳng
C. Phản xạ trên mặt đĩa CD
D. Phản xạ vào bong bóng xà phòng
Câu 3. Khi nhìn thấy vật màu xanh lục thì có ánh sáng nào đi từ vật đến mắt ta?
A. Màu đỏ
B. Màu lam
C. Màu xanh lục
D. Màu trắng.
Câu 4. Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng màu:
A. Đỏ
B. Trắng
C. Xanh
D. Tất cả ánh sáng màu.
Câu 5. Chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu vàng, ánh sáng thu được có màu gì?
A. Màu da cam
B. Màu vàng
C. Màu đỏ
D. Thấy tối, không có màu đỏ hoặc vàng.
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Có thể phân tích ánh sáng trắng bằng những phương pháp nào?
Câu 7: có thể coi cách dùng các tấm lọc màu như 1 phương pháp phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu được được không?
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ánh sáng mặt trời đi qua vật nào dưới đây không bị tách ra các màu?
A. Giọt nước đọng trên lá cây
B. Bong bóng xà phòng
C. Tấm thủy tinh mỏng
D. Váng dầu, mỡ.
Câu 2. Chọn câu đúng?
A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng màu đỏ
B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng
C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen
D. Chiếc bút màu xanh để trong phòng tối cũng thấy màu xanh.
Câu 3. Nguồn sáng nào sau đây không phát ra ánh sáng trắng?
A. Bóng đèn pin đang sáng
B. Bóng đèn ống thông dụng
C. Bóng đèn LED vàng
D. 1 ngôi sao.
Câu 4. Chọn câu nói đúng trong các câu nói sau:
Ánh sáng trắng phát ra từ:
A. Mặt trời
B. Các bóng đèn có dây tóc
C. Đèn pin
D. Cả 3 câu A, B, C
Câu 5. Trong các công việc sau đây, công việc nào tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Cây quang học nhờ ánh sáng mặt trời
B. Làm muối ngoài đồng muối
C. Thỉnh thoảng đưa trẻ ra tắm nắng vào buổi sáng
D. Cơ chế tạo máy tính bỏ túi dùng ánh sáng mặt trời.
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Khi chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp qua lăng kính ta sẽ thu được ánh sáng nào? Từ đó cho biết công dụng của lăng kính?
Câu 7: khi nhìn thấy vật màu đen thì có ánh sáng nào từ vật đến mắt ta?
Câu 1. Chiếu chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha của ô tô vào tấm kính lọc màu đỏ.
a) phía sau kính lọc ta thu được ánh sáng màu gì?
b) tiếp tục cho ánh sáng trên qua thêm tấm lọc màu xanh (đặt sau tấm lọc màu đỏ), ta thu được ánh sáng màu gì?
Câu 2. Trả lời những câu hỏi sau:
a) Nhìn vào vàng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng. Ta có thể thấy những màu gì?
b) Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là trắng hay ánh sáng màu?
c) Có thể coi đây là 1 cách phân tích ánh sáng hay không?tại sao?
Câu 3. Vật màu trắng và màu đen có khả năng tán xạ ánh sáng màu như thế nào?
Câu 1. Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào?
Câu 2. Có hai tấm lọc màu, tấm A (màu đỏ), tấm B (màu xanh)
a) Nếu nhìn 1 tờ giấy trắng qua tấm lọc kính màu đỏ A, ta sẽ thấy tờ giấy màu gì?
b) Nếu nhìn 1 tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc A và B, ta sẽ thấy tờ giấy màu gì?
Câu 3. Nếu chiếu ánh sáng trắng vào tấm lọc màu vàng, phía sau tấm kính đặt tờ giấy trắng, ta sẽ thấy ánh sáng có màu gì? Nếu thay giấy trắng bằng tờ giấy màu xanh, ta thấy tờ giấy màu gì?