Câu 1. Cho các chất sau: NH4Cl; AIN và Ca3N2. Viết phản ứng điều chế NH3 từ các chất trên.
Câu 2. Cho các chất sau: \({H_2}S{O_4};CaO;CuC{l_2};CuO;NaOH;\)\(\,{O_2};HCl;NaCl;C{l_2}.\) Chất nào tác dụng được với NH3 ở điều kiện thích hợp?
Câu 3. Cho phản ứng oxi hóa – khử sau:
\(Al + HN{O_3} \to Al{\left( {N{O_3}} \right)_3} + {N_2}O \uparrow \)\(\, + {N_2} \uparrow + {H_2}O\)
Nếu tỉ lệ N2O và N2 là 2 : 3 thì sau khi cân bằng tỉ lệ số mol \({n_{Al}}:{n_{{N_2}O}}:{n_{{N_2}}}\) là bao nhiêu?
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Xác định giá trị của V.
Câu 2. Cần bao nhiêu m3 khí amoniac (đktc) để sản xuất 700kg dung dịch HNO3 99%? Biết rằng có 98,56% amoniac được chuyển thành axit.
Câu 1. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Hỏi thể tích khí Y (đktc) thu được là bao nhiêu?
Câu 2. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với không khí là 0,293. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3. Cho 19,2 gam một kim loại R tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít NO (đktc). Xác định tên kim loại đem dùng.
Câu 1. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu vào 120ml dung dịch HNO3 1M thu được V1 lít khí NO (đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thì thu được V2 lít khí NO (đktc).
Xác định mối tương quan giữa V1 và V2.
Câu 2. Cho 12,8 gam đồng tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2, có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5. Tính thể tích hỗn hợp khí (đktc) thu được.
Câu 3. Có 3 ống nghiệm bị mất nhãn chứa ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3, H2SO4 và HCl. Chỉ được dùng một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch trên.