Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 1

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là: 

A. lai phân tích                 

B. lai thuận nghịch     

C. phân tích cơ thể lai      

D. lai hữu tính

Câu 2: Kiểu gene nào sau đây được xem là thể đồng hợp?     

A. AABBDd        B. AaBBDd      

C. aabbDD         D. aaBbDd 

Câu 3: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

A. Aa x aa và AA x Aa. 

B. Aa x Aa và AA x Aa.

C. Aa x Aa và Aa x aa       

D. AA x aa và AA x Aa.

Câu 4: Các gene nào sau đây được gọi là alen?

A. B, a                         B. A1, A2

C. IO, IA, d                  D. A1, A2, B3

Câu 5: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau, bằng cách nào để xác định được kiểu gene của cây quả đỏ F2?     

A. Lai phân tích

B. Lai phân tích hoặc cho tự thụ         

C. Cho tự thụ     

D. Lai phân tích rồi cho tự thụ

Câu 6: Ở ruồi giấm, gene B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gene b qui định thân đen và gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gene dị hợp. Xác suất để xuất hiện ruồi thân xám đồng hợp là: 

A. 75%                         B. 50%

C. 25%                         D. 12,5% 

Câu 7: Ở một loài, gene D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gene d qui định hoa trắng. Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là:  

A. P: DD x dd và P: Dd x dd   

B. P: dd x dd và P: DD x Dd  

C. P: Dd x dd và P: DD x dd       

D. P: Dd x dd và P: DD x DD

Câu 8: A: qui định tầm vóc thấp ; a: qui định tầm vóc cao. Bố mẹ dị hợp thì xác suất sinh 2 đứa con có tầm vóc thấp là bao nhiêu?   

A. 6.25%                      B. 46.875%   

C. 56.25%                    D. 75%

Câu 9: Người ở nhóm máu ABO do 3 gene alen IA, IB, IO quy định. Một người phụ nữ có chồng nhóm máu A sinh được một con trai có nhóm máu B và một con gái có nhóm máu A. Người con trai nhóm máu B có kiểu gene như thế nào?

A. IBIO                                  B. IBIB 

C. IBIB hoặc IBIO                     D. IAIA

Câu 10: Ở cây dạ lan, gene D: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gene d: hoa trắng. Kiểu gene dị hợp có kiểu hình hoa màu hồng. Phép lai nào sau đây không tạo ra con lai F1 có kiểu hình hoa hồng? 

A. P: DD x dd        B. P: Dd x Dd     

C. P: Dd x dd         D. P: DD x DD 

Câu 11: Điểm giống nhau giữa hiện tượng tính trội hoàn toàn với tính trội không hoàn toàn trong phép lai một cặp tính trạng với P thuần chủng về một cặp gene tương phản là: 

A. F1 là thể dị hợp     

B. F1 đồng tính trội     

C. F1 đồng tính lặn  

D. F1 đồng tính trung gian 

Câu 12: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:    

A. Kiểu gene và kiểu hình F1 

B. Kiểu gene và kiểu hình F2    

C. Kiểu gene F1 và F2     

D. Kiểu hình F1 và F2

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ     

A. 1/3       B. 2/3     

C. 3/4      D. 1/4

Câu 14: Để các alen của một gene phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?   

A. Bố và mẹ phải thuần chủng          

B. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường   

C. Số lượng cá thế lai phải lớn          

D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn

Câu 15: Đối tượng nghiên cứu của Menden là?

A. Đậu Hà Lan   

B. Ruồi giấm

C. Thỏ       

D. Cà chua

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 2

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Các gene phân li độc lập, KG AabbCCDdEE cho bao nhiêu loại giao tử?    

A. 4                             B. 8                             C. 16                            D. 32

Câu 2: KG nào sau đây tạo ra 4 loại giao tử ?     

A. AaBbDd                B. AaBbdd                 C. AAbbDd                 D. AaBBDD 

Câu 3: Nếu mỗi gene  quy định một tính trạng và các tính trội đều trội hoàn toàn thì hai phép lai nào sau đây cho kết quả KH giống nhau? 

A. AaBb x aabb và Aabb x aaBb                      B. AABB x aabb và AABb x Aabb 

C. AAbb x aaBB và AaBb x AaBb                    D. AaBb x aabb và AaBB x AaBB

Câu 4: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kết quả của phép lai AaBb x Aabb?      

A. Có 8 tổ hợp giao tử ở con lai                                           B. Tỉ lệ KH là 1:1:1:1     

C. Tỉ lệ KG là triển khai của biểu thức (1:2:1)2                  D. Có 9 KG  

Câu 5: Xét phép lai F1: AaBb x AaBb. KG nào trong 4 KG sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất ở F2    

A. AaBb      B. Aabb     C. AaBB    D. AABB

Câu 6: Phép lai nào sau đây tạo ra 8 tổ hợp ở con lai ?   

A. P: AaBb x Aabb và P: AaBb x aaBb                     B. P: Aabb x Aabb và P: aaBb x aaBb  

C. P: AABB x aabb                                                    D. P: AaBb x AaBb

Câu 7: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ   

A. 50%.                       B. 6,25%.                                  C. 12,5%.                                 D. 25%.

1. Các cặp gen phân li độc lập                        2. Tính trạng trội là trội hoàn toàn

3. Số lượng cá thể lai lớn                                4. Giảm phân bình thường

5. Mỗi gen quy định một tính trạng                6. Bố và mẹ thuần chủng

7. Các gen tác động riêng rẽ

Câu trả lời đúng?

A. 2, 3, 4, 5, 6             B. 3, 4, 5, 6, 7             C. 1, 2, 3, 5, 6             D. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Câu 9: cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là?

A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp gen

B. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các cặp alen

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử của chúng đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do cửa các cặp alen

D. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen

Câu 10: Cá thể có kiểu gen BbDdEEff giảm phân bình thường cho các loại giao tử?

A. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf                         B.  BdEf, bdEf, BdEf, bDEf

C. BbEE, Ddff, BdDd, EeFf                         D. Bbff, DdEE, BdDd, Eeff             

Câu 11: Trường hợp nào sau đây, đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

A. Liên kết gen           B. Phân li độc lập                    C. Trội hoàn toàn        D. Trội khôn hoàn toàn

Câu 12: Phép lai: AaBBddEe x aaBbDdEe cho bao nhiêu kiểu gen?

A. 24                           B. 36                                       C. 8                                         D. 16

Câu 13: Phân tích kết quả của thí nghiệm, Menđen cho rằng hình dạng và màu sắc hạt di truyền độc lập vì

A. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều là 3:1

B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

C. F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau

D. Tỉ lệ mỗi kiều hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó

Câu 14: Kiểu gen AABbDdeeFf giảm phân bình thường cho:

A. 5 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau                 B. 32 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau  

C. 6 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau                 D. 8 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau    

Câu 15: Các gen tác động riêng rẽ, mỗi gen quy định 1 tính trạng. Phép lai AaBbddEe x aaBbDDEe cho bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 16                           B. 8                             C. 6                             D. 4

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 3

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?

A. Một gen quy định một tính trạng                                       B. Một gen quy định một enzim/protein

C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit                              D. Một gen quy định một kiểu hình

Câu 2: Gen đa hiệu là

A. Gen tạo ra nhiều mARN                            B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng

C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao       D. Gen điều khiển sự hoạt động cùng 1 lúc nhiều gen khác

Câu 3: Loại tương tác thường chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là?

A. tương tác cộng gộp                                                                        B. tác động bổ sung giữa 2 gen trội

C. tác động bổ sung giữa 2 gen không alen                            D. tác động đa hiệu

Câu 4: Những tính trạng có liên quan đến năng suất thường có đặc điểm di truyền gì?

A. chịu ảnh hưởng của nhiều tính trạng khác                         B. chịu tác động bổ trợ của nhiều gen

C. chịu tác động cộng gộp của nhiều gen                               D. thuộc tính trạng Menđen

Câu 5: Một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt của mỗi gen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Chiều cao của cây cao nhất là?

A. 180cm                                B. 175cm                                 C. 170cm                                 D. 165cm

Câu 6: Các gen không alen có những kiểu tương tác nào?

1.  Alen trội át hoàn toàn alen lặn                               2. Alen trôi át không hoàn toàn alen lặn

3. tương tác bổ sung                           4. Tương tác át chế                             5. Tương tác cộng gộp

Câu trả lời đúng là?

A. 1, 3, 5                                 B. 1, 2, 3, 4                             C. 3, 4, 5                     D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 7: Khi lai 2 thứ bí tròn khác nhau có tính di truyền ổn định người ta thu được F1 đồng loạt bí dẹt, f2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Kiểu gen của thế hệ P có thể là?

A. AABB x aabb                    B. AaBb x AaBb                    C. AABB x aaBB       D. aaBB x AAbb       

Câu 8: Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế?

A. Một gen chi phối nhiều tính trạng                                      B. nhiều gen quy định nhiều tính trạng

C. nhiều gen không alen chi phối 1 tính trạng                        D. nhiều gen tương tác bổ sung

Câu 9: điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là?

A. thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen                                        B. làm tăng biến dị tổ hợp

C. tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai                    D. tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai

Câu 10: Bộ lông của gà do 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Gen A quy định lông màu đen, alen a quy định lông màu trắng. Gen B át chế màu lông , alen b không át chế. Cho lai gà thuần chủng lông màu Aabb với gà lông trắng aaBB được F1 sau đó cho F1 giao phối thì kiểu hình ở F2 sẽ là?

A. 7 màu : 9 trắng                   B. 9 màu : 7 trắng                   C. 13 màu : 3 trắng     D. 3 màu : 13 trắng

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 4

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng liên kết gen?

A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp

B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội của loài đó

D. Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết

Câu 2: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở

A. Kì đầu giảm phân I                        B. kì giữa giảm phân I                       

C. kì sau giảm phân I              D. kì đầu giảm phân II

Câu 3: Cách tốt nhất để phát hiện các gen nào đó phân li độc lập hay liên kết với nhau là gì?

A. cho tự tụ phấn qua nhiều thế hệ                                         B. Cho giao phối

C. cho lai 2 dòng thuần chủng nhiều lần                                D. lai phân tích

Câu 4: phát biểu nào dưới đây không đúng đối với tần số hoán vị gen

A. không thể lớn hơn 50%, thường nhỏ hơn 50%

B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST

C. tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST

D. càng gần tâm động thì tần số hoán vị gen càng lớn

Câu 5: Ở ruồi giấm, hoán vị gen xảy ra có liên quan gì đếng giới tính

A. chỉ xảy ra ở giới đực                                  B. chỉ xảy ra ở giới cái

C. chủ yếu xảy ra ở giới đực                           D. Xảy ra ngang nhau ở cả 2 giới

Câu 6: trường hợp nào sau đây, đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

A. liên kết gen             B. phân li độc lập        C. trội hoàn toàn         D. trội không hoàn toàn

Câu 7: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị bằng bao nhiêu?

A. 10%                        B. 20%                        C. 30%                        D. 40%

Câu 8: Kiểu gen AaBB.De/de giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen

A. 2                             B. 4                             C. 8                             D. 16

Câu 9: cho tần số hoán vị gen: AB = 47%  ; AC = 32% ; BC = 15%. Bản đồ gen là:

A. ACB                       B. BAC                       C. ABC                       D.CBA

Câu 10: một cây có kiểu gen Ab/aB tự thụ phấn. Nếu các gen tác động riêng rẽ, mỗi gen quy dịnh một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có hoán vị gen xảy ra thì kiểu hình ở dời sau là?

A. 1 : 1                        B. 1 : 2 : 1                   C. 3 : 1                                    D. 9 : 3 : 3 : 1

Câu 11: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác chọn giống?

A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ

B. Xác định đươc vi trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế

C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế

D. Rút ngắn thời gian chọn các cặp giao phối do đó rút ngắn thời gian tạo giống

Câu 12: Cơ thể mang kiểu gen \(\dfrac{{AB}}{{ab}}Dd\), mỗi gen quy định một tính trạng và trôi hoàn toàn. Lai phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỷ lệ KH ở con lai là?

A. 9:9:3:3:1:1              B. 1:1:1:1:1:1:1:1                    C. 3:3:3:3:1:1:1:1        D. 4:4:4:4:1:1:1:1

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?

A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.

B.  Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.

C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng

D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

Câu 14: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết của mỗi loài được tính bằng?

A. Số tính trạng của loài

B. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài

C. Số lượng NST trong bộ đơn bội của loài

D. Số giao tử của loài

Câu 15: Một cá thể có KG: \(\dfrac{{AB}}{{aB}}\dfrac{{De}}{{dE}}\dfrac{{gH}}{{gh}}\)  . Các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình di truyền. Loại giao tử AB dE gh xuất hiện với tỉ lệ?

A. 12,5%                     B. 18,75%                   C. 6,25%                     D. 25%

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 5

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: NST giới tính là loại NST có đặc điểm

A. Giống nhau ở 2 giới                                   B. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng

C. Khác nhau ở hai giới                                  D. Không tổn tại thành cặp tương đồng

Câu 2: Ở ruồi giấm, giới cái chỉ sinh ra 1 loại giao tử chứa NST X nên còn được gọi là?

A. Giới đồng giao tử                                       B. Giới dị giao tử

C. Giới đồng hợp tử                                       D. Giới dị hợp tử

Câu 3: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:  

A. bệnh ung thư máu, hội chứng Down.         B. hội chứng Klinefelter, tật dính ngón tay 2, 3.  

C. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.        D. hội chứng 3X, hội chứng Turner.

Câu 4: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen. 

B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai. 

C. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới. 

D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.

Câu 5: Một tế bào sinh dục đực của cơ thể có kiểu gen AaBBXMXm giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử?    

A. 2                                    B. 4

C. 8                                    D. 16

Câu 6: Một tế bào sinh dục cái của cơ thể có kiểu gen AaBbXMY bình thường giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử?    

A. 2                                    B. 1         

C. 8                                    D. 16

Câu 7: Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Bố và mẹ bình thường nhưng họ sinh ra một người con bị bệnh máu khó đông. Có thể nói gì về giới tính của người con nói trên?

A. Chắc chắn là con gái         

B. Chắc chắn là con trai

C. Khả năng là con trai 50%,con gái 50% 

D. Khả năng là con trai 25%,con gái 75%

Câu 8: ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ:    

A. mẹ                                       B. bố 

C. bà nội                                   D. ông nội

Câu 9: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

 A. XAXA x XaY         

B. XAXa x XAY     

C. XaXa x XAY         

D. XAXa x XaY

Câu 10: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li kiểu gen là: 

A. AaXBXb  x AaXbY  

B. XAXa x XAY  

C. Aabb x aaBb  

D. Ab/ab x AB/ab

Câu 11: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn trên NST X. Một phụ nữ mang gen bệnh thể dị hợp lấy người chồng khoẻ mạnh bình thường. Khả năng con trai của họ như thế nào về bệnh này?

A. 12,5% con trai bị bệnh       

B. 25% con trai bị bệnh        

C. 50% con trai bị bệnh     

D. 100% con trai bị bệnh

Câu 12: Loài có bộ NST giới tính của con đực là XX, con cái là XY là:

1. ruồi giấm                 2. Động vật có vú     

3. Dâu tây                   4. Bướm

5. ếch nhái                   6. Cây me chua

7. Chim                        8. Bò sát

Phát biểu đúng là?

A. 3, 4, 5, 7, 8     

B. 2, 3, 4, 6, 7            

C. 1, 4, 6, 7, 8            

D. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 13: Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y có đặc điểm

A. di truyền thẳng cho giới đồng giao       

B. di truyền thẳng cho giới dị giao

C. di truyền thẳng cho giới đực         

D. di truyền thẳng cho giới cái

Câu 14: Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X có đặc điểm

A. di truyền thẳng cho giới đồng giao   

B. di truyền thẳng cho giới dị giao

C. di truyền chéo                       

D. di truyền theo Menđen

Câu 15: Bệnh nào dưới đây chỉ gặp ở nam không gặp ở nữ?

A. bệnh ung thư máu, hội chứng Down.        

B. hội chứng Klinefelter, tật dính ngón tay 2, 3.  

C. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.          

D. hội chứng 3X, hội chứng Turner.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 6

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa là

A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định

B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau

C. Tính trạng có mức phản ứng rộng

D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen

Câu 2: Yếu tố "giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?  

A. Kiểu hình                 B. Kiểu gene                  C. Năng suất                 D. Môi trường

Câu 3: Đặc điểm có ở thường biến nhưng không có ở đột biến là  

A. biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh.               B. kiểu hình của cơ thể thay đổi.

C. xảy ra  đồng loạt và xác định.                       D. do tác động của môi trường sống.

Câu 4: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình? 

A. Xuất hiện bạch tạng trên da.                       

B. Chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè. 

C. Lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước.   

D. Xù lông khi trời rét của một số loài thú.

Câu 5: Trên cơ sở mức phản ứng của tính trạng, trong chăn nuôi và trồng trọt, yếu tố nào là quan trọng nhất?   

A. Cần.      B. Giống.      C. Nước.     D. Phân.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng?   

A. Kiểu gene quy định giới hạn của thường biến.   

B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.   

C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gene.   

D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gene quy định.

Câu 7: Khi đề cập đến mức phản ứng điều nào sau đây không đúng?   

A. năng suất của vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường.  

B. Là giới hạn thường biến của một kiểu gene trước những điều kiện môi trường khác nhau.   

C. Các tính trạng số lượng có mức phản rông, các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.   

D. mức phản ứng của tính trạng do kiểu gene quy định.

Câu 8: Thường biến xuất hiện do nguyên nhân  

A. do tác động các nhân tố hoá học như : EMS, colchicine làm thay đổi cấu trúc của ADN.  

B. do các tia phóng xạ, tia tử ngoại làm đứt gãy NST.  

C. do sự trao đổi đoạn của NST.  

D. do điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 9: Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

A. Số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.        

B. Số hạt trên bông của một giống lúa.

C. Số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lơn.

D. Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa

Câu 10: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây?   

A. đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường.      

B. nhận nbiết được bằng quan sát thông thường   

C. thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi           

D. khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi

Câu 11: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là 

A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).                         B. biến dị tổ hợp.

C. mức phản ứng của kiểu gen.                                  D. thể đột biến.

Câu 12: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A. nhiệt độ môi trường                                              B. cường độ ánh sáng

C. hàm lượng phân bón                                              D. độ pH của đất

Câu 13: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (3) → (1) → (2) → (4)

C. (1) → (3) → (2) → (4)

D. (3) → (2) → (1) → (4)

Câu 14: Cho các phát biểu sau đây vè mức phản ứng:

(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với điều kiện môi trường.

(2) Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với môi trường.

(3) Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

(4) Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.

Số phát biểu đúng là?

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?

A. Thường biến là là những biến đổi về KH của cùng một KG, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến KG.

B. Thường biến không có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống, chỉ có giá trị thích nghi.

C. Thường biến do kiểu gen quy định nên có thể truyền lại cho thế hệ sau .

D. Hiện tượng số lượng hồng cầu trong máu tăng cao khi con người lên các vùng núi cao là ví dụ về thường biến.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 7

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Cho P có kiểu gen AB/ab tự thụ phấn thu được F1. Cho biết trong quá trình hình thành giao tử đực và cái đều không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thu được ở F1, số cây có kiểu gen AB/aB chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?

A. 8%                          B. 16%                                    C. 20%                                    D. 4%

Câu 2: Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm). Kiểu gen của cây F1 là:

A. AaBbdd                B. AABbDd                           C. AABBDd                           D. AaBbDd

Câu 3: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa

B. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb

C. ♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB

D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA

Câu 4: Biết các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân, kiểu gen của một cá thể là \(\dfrac{{Ab}}{{ab}}\dfrac{{De}}{{dE}}\) . Có thể tạo ra bao nhiêu kiểu giao tử khác nhau?

A. 2                                         B. 4                                         C. 8                             D. 16

Câu 5: Trong quá trình giảm phân, các NST không xảy ra trao đổi chéo. Một cá thể có kiểu gen  \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\dfrac{{Cc}}{{Cc}}\dfrac{{DE}}{{de}}\) . Giao tử ABCCdE xuất hiện với tỉ lệ bằng?

A. 0                                         B. 0,5

C. 0,25                                    D. 0,125

Câu 6: Một cặp bố mẹ có kiểu gen :   \(\dfrac{{AB}}{{ab}}Dd \times \dfrac{{AB}}{{ab}}dd\)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Số kiểu gen có thể có ở F1 là 6 loại kiểu gen

(2) KG đồng hợp trội về tất cả các cặp gen chiếm tỉ lệ 0,25%

(3) Cơ thể đực và cái giảm phân đều cho tối đa 4 loại giao tử

(4) Tỉ lệ KH trội về tất cả các cặp gen bằng 0,5%

(5) Giao tử ABD  xuất hiện với tỉ lệ bằng 25%

A. 1                                         B. 3                                         C. 5                             D. 0

Câu 7: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1 . Cho F1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết gen?

A. 9:6:1                                   B. 13:3                                                C. 1:1                          D. 3:1

Câu 8: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng. Tính trạng trội là trội hoàn toàn.Biết rằng trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo. Phép lai nào sau  đây cho tỉ lệ KH ở đời con là 3:1?

A. AaBb  x  AaBb

B. Ab/Ab x Ab/Ab, các gen liên kết hoàn toàn

C. AB/ab x AB/ab, các gen liên kết hoàn toàn

D. Ab/ab x AB/AB, các gen liên kết hoàn toàn

Câu 9: Một tế bào sinh dục của ruồi giấm cái có kiểu gen \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\) khi giảm phân xảy ra hoán vị gen thì tạo tối đa mấy loại giao tử?

A. 4                             B. 1                             C. 2                             D. 8

Câu 10: Trong quá trình giảm phân của một cơ thể đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 20%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị giữa các gen D và d là?

A. 300                         B. 600                         C. 150                         D. 650

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 8

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là đúng?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 10%10%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%16%.

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%10%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%40%.

Câu 2: Trên một NST xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách giữa các gen lần lượt là: AB = 0,75cM; BC = 8,25cM; BD = 1,75cM; CD = 10cM; AC = 9cM. Trật tự đúng của các gen trên NST đó là?

A. BACD                    B. CABD

C. DABC                    D. ABCD

Câu 3: Cho 2000 tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}AbaBAbaB\). Quá trình giảm phân đã có 400 tế bào xảy ra hoán vị gen. Tần số hoán vị gen và khoảng cách giữa 2 gen trên NST là?

A. 20% và 20cM         B. 10% và 10cM

C. 20% và 20 A0        D. 10% và 10 A0

Câu 4: Cho \(P:\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd \times \dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\). Số loại kiểu gen tối đa có thể có ở F1 là?

A. 8                             B. 12

C. 21                           D. 30

Câu 5: Cơ thể có kiểu gen là AaBbDEdeAaBbDEde  giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến. Tần số hoán vị gen là?

A. 18%                        B. 40%       

C. 36%                        D. 24%

Câu 6:  Một cặp bố mẹ có kiểu gen:  \(Aa\dfrac{{BD}}{{bd}} \times Aa\dfrac{{BD}}{{bd}}\)

Biết A: cây cao, a: cây thấp ; B: quả đỏ, b: quả xanh; D: quả dài , d: quả ngắn. Biết rằng, trong quá trình di truyền các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Tỉ lệ phân li KG và KH ở đời con từ cặp bố mẹ trên lần lượt là:

A. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1

B. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1

C. 1 : 1 : 1 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1

D. 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1

Câu 7: Một cặp bố mẹ có KG: \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\dfrac{{De}}{{dE}} \times \dfrac{{AB}}{{ab}}\dfrac{{De}}{{dE}}\)

Cho biết A: hoa vàng, a: hoa tím; B: dạng kép, b: dạng hoa đơn ; D: hạt phấn tròn, d: hạt phấn bầu; E: lá đài ngả, e: lá đài thẳng. Qúa trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) F1 có tối đa 10 loại kiểu gen

(2) Số kiểu hình tối đa ở F1 bằng 6

(3) Tỉ lệ phân li KG ở F1 bằng 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1 

(4) Tỉ lệ phân li KH ở F1 bằng 9 : 3 : 3 : 1

A. 2                                         B. 4 

C. 1                                         D. 3

Câu 8: Tạp giao giữa 2 cơ thể dị hợp mang 2 cặp gen cho thế hệ lai có 4 loại kiểu hình. Trong đó, tỉ lệ KH mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,0625. Các gen di truyền theo quy luật nào, biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

A. Quy luật hoán vị gen và tương tác gen.

B. Quy luật phân li độc lập hoặc hoán vị gen.

C.  Quy luật liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen.

D. Quy luật tương tác gen hoặc phân li độc lập.

Câu 9: Hai cơ thể bố mẹ đều mang hai cặp gen dị hợp tử chéo ABabABab có khoảng cách giữa 2 gen AB là 20cM. biết mọi diễn biến trong quá tình giảm phân hình thành giao tử ở bố mẹ là như nhau. Trong phép lai trên thu được tổng số là 10000 hạt. trong số 10000 hạt thu được có?

A. Có đúng 100 hạt có kiểu gen dị hợp tử chéo về cả 2 cặp gen

B. Có xấp xỉ 100 hạt có kiểu gen dị hợp tử chéo về cả 2 cặp gen 

C. Có xấp xỉ 1000 hạt có kiểu gen dị hợp tử chéo về cả 2 cặp gen

D. Có đúng 1000 hạt có kiểu gen dị hợp tử chéo về cả 2 cặp gen 

Câu 10: Biết các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân, kiểu gen của một cá thể là \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\dfrac{{De}}{{dE}}\) . Có thể tạo ra bao nhiêu kiểu giao tử khác nhau?

A. 2                                         B. 4

C. 8                                         D. 16

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 9

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Hiện tượng cây ngô có chiều cao thân khác nhau tùy vào số lượng alen trội, số lượng alen trội càng nhiều thì thân cây càng cao. Đây là kết quả của:

A. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.           

B. tương tác bổ trợ giữa các gen alen.

C. tương tác cộng gộp của các gen không alen.        

D. tương tác cộng gộp của các gen alen.

Câu 2: Trường hợp hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau cùng tác động đến sự hình thành của một tính trạng được gọi là hiện tượng:

A. tương tác gen.       

B. tương tác át chế.   

C. tương tác bổ trợ.   

D. tương tác cộng gộp.

Câu 3: Một gen khi bị đột biến làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là:

A. gen cấu trúc.           B. gen đa alen.           

C. gen trội.                  D. gen đa hiệu.

Câu 4: Xét hệ nhóm máu ABO ở người có 3 gen quy định, trong đó gen IAIA và IBIB là trội so với gen IOIO. Một người có kiểu gen IAIBIAIB sẽ có nhóm máu AB. Đây là ví dụ về hiện tượng:

A. gen đa hiệu.   

B. trội không hoàn toàn.        

C. đồng trội.     

D. tương tác át chế.

Câu 5: Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là:

A. các nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.

B. các nhân tố di truyền phân li cùng nhau trong giảm phân.

C. các tính trạng di truyền độc lập với nhau ở thế hệ sau.

D. các tính trạng khác loài tổ hợp tạo ra biến dị tổ hợp.

Câu 6: Trong quy luật phân li độc lập, các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 F2 là là:

A. (3:1)2(3:1)2

B. (1:2:1)2(1:2:1)2

C. (3:1)n(3:1)n        

D. (1:2:1)n(1:2:1)n

Câu 7: Cơ thể mang kiểu gen AaBbCCDdeeAaBbCCDdee khi giảm phân cho số loại giao tử là: 

A. 2                             B. 4

C. 8                             D. 16

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn và b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất?

A. AaBbccAaBbcc x AaBbCcAaBbCc

B. aaBBCCaaBBCC x AabbccAabbcc

C. AaBBccAaBBcc x AabbCcAabbCc

D. AaBbccAaBbcc x aaBBCcaaBBCc

Câu 9: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Ở đời con của phép lai AaBbCcDD x aaBbCcDd, tỷ lệ cá thể mang 3 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn là bao nhiêu?

A. 9/16                                    B. 12/32     

C. 15/32                                  D. 13/16

Câu 10: Cho các phép lai sau đây:

(1) AaBbDd x Aabbd            

(2) AaBbdd x AaBBDd                    

(3) AaBbDD x AabbDd

(4) aaBbDd x AabbD            

(5) AABbDd x AaBbd                      

(6) aaBbDd x AaBbDd

Số phép lai có thể tạo ra ở đời con 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình là:

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 11: Cây có kiểu gen AaBBDdEehh giảm phân hình thành giao tử. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì tỷ lệ loại giao tử aBDeh tham gia thụ tinh là bao nhiêu?

A. 25%                        B. 12,5% 

C. 37,5%                     D. 42,5%

Câu 12: Ở đậu ngọt, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho các phép lai sau đây:
(1) AABb x aaBb        

(2) AaBb x AaBb        

(3) AaBb x aabb

(4) Aabb x aaBb          

(5) AABb x aabb          

(6) AaBb x Aabb

Những phép lai cho tỷ lệ phân li kiểu hình 3:3:1:1 ở F1 là:

A. (1) và (2)                 B. (2) và (5)

C. (3) và (6)                 D. (4) và (5) 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 10

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua và alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau và không xảy ra đột biến trong quá trình hình thành giao tử, khả năng sống của các kiểu gen là như nhau.

Đem lai hai cơ thể có kiểu gen AaBbDd x AaBbdd. Cho các phát biểu sau về thế hệ F1 thu được từ phép lai trên:

1. Tỷ lệ phân li kiểu hình là 9:3:3:1.

2. Có 18 kiểu gen và 8 kiểu hình.

3. Tỷ lệ cây thân cao, quả ngọt, dài là 3/32.

4. Cây có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm 6,25%.

Số phát biểu đúng là:

A. 0                             B. 1                                         C. 2                                         D. 3

Câu 2: Ở lúa, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với b quy định hạt dài. Biết các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và không phát sinh đột biến trong quá trình hình thành giao tử, sức sống của các kiểu gen là như nhau. Cho các phát biểu sau:

1. Khi cho lai hai cơ thể P: Aabb x aaBb thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời sau (F1) lần lượt là 2:2:1:1 và 3:1.

2. Khi cho lai hai cơ thể P: AaBb x Aabb thì tỉ lệ cây thân thấp, hạt tròn là 12,5%.
3. Trong phép lai hai cơ thể dị hợp về cả hai cặp gen, số tổ hợp giao tử tối đa được tạo ra là 16.
4. Lai hai cơ thể P: AaBB x AABb thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì 100% kết quả lai là đồng tính.

5. Khi cho lai hai cơ thể P: Aabb x AaBb thu được F1, trong đó, những cây thân cao, hạt dài ở F1 không thuần chủng. 

Số phát biểu sai là:

A. 1                             B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 3: Cho một cây bí ngô (P) lai với 2 cây khác cùng loài:

- Với cây thứ (I) thu được F1 có tỉ lệ 1 cây cho quả tròn: 2 cây quả bầu dục: 1 cây quả dài.
- Với cây thứ (II) thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả tròn: 6 cây quả bầu dục: 1 cây quả dài.
Kiểu gen của cây P, cây (I) và cây (II) lần lượt là:

A. AaBb, aabb, AaBb                                                            B. AaBb, Aabb, AaBb

C. AaBB, AaBB, AaBb                                                         D. AaBB, Aabb, AaBb

Câu 4: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa đỏ lai với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ phân li kiểu hình là 12 cây hoa trắng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng thuần chủng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là:

A. 2 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ.

B. 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ.

C. 1 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ.

D. 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.

Câu 5: Ở ngô, 3 cặp gen không alen (A, a, B, b, C, c) nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao thân. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen giúp cây cao thêm 10 cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 90 cm. Số loại kiểu gen có thể có của cây cao 130 cm là:

A. 4                                         B. 6                                         C. 8                             D. 10

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”