Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 4 - Vật lý 12

Câu 1: Tụ điện của một mạch dao động LC là một tụ điện phẳng. Khi khoảng cách giữa hai bản của tụ giảm đi một nửa thì chu kì dao động riêng của mạch

A.tăng 2 lần.

B.giảm \(\sqrt 2 \)  lần.

C.tăng \(\sqrt 2 \) lần

D.giảm 2 lần.

Câu 2: Mạch dao động lí tưởng, tụ điện có điện dung C = 4pF. Cuộn cảm có độ tụ cảm L = 10mH. Tần số dao động riêng của mạch là:

A.0,796 MHz              B.7,96 MHz

C.79,6 MHz                D.796 MHz.

Câu 3: Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào sau đây?

A.có thể gây ra hiện tượng giao thoa

B.Phản xạ, khúc xạ.

C.Mang năng lượng.

D.Truyền được trong chân không.

Câu 4: Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 175nF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 7mH. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là:

A.U0=60V                   B.U0=12V

C.U0=1,2V                  D.U0=6V

Câu 5: Cho mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tụ cảm \(L = \dfrac{1}{\pi }F\)  và một tụ điện có điện dung \(C = 4\pi pF.\)  Biết lúc t = 0, cường độ dòng điện trong mạch đạt giá tri cực đại và bằng 6 mA. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời là:

\(\begin{array}{l}A.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\B.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\C.i = 6cos({5.10^6}t)\,(mA)\\D.i = 6cos({5.10^5})\,(mA)\end{array}\)

Câu 6: Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,02H. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng \(9\mu J.\)  Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng

A.I0 = 0,003A             B.I0 = 30A

C.I0 = 0,03A               D.I0 = 3A

Câu 7: Nguyên nhân của sự tắt dần dao động trong mạch dao động là do

A.tụ điện phóng điện.

B.tỏa nhiệt ở cuộn dây.

C.bức xạ ra sóng điện từ.

D.tỏa nhiệt ở cuộn dây và bức xạ ra sóng điện tử.

Câu 8: Điện tích trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa với tần số f. Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số

\(\begin{array}{l}A.f\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.2f\\C.\dfrac{f}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{2}{f}\end{array}\)

Câu 9: Mạch dao động LC, dao động với tần số góc là \(\omega .\)  Biết điện tích cực đại một bản tụ điện là Q0.Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây được tính bằng hệ thức nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.{I_0} = \omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{I_0} = \dfrac{{{Q_0}}}{\omega }\\C.{I_0} = 2\omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{I_0} = \omega Q_0^2\end{array}\)

Câu 10: Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ

A.vài trăm mét

B.vài mét

C.vài chục mét

D.vài nghìn mét.

Lời giải

1

2

3

4

5

C

A

D

B

C

6

7

8

9

10

C

D

B

A

C

Giải chi tiết

Câu 1: C

Điện dung của tụ điện phẳng: \(C = \dfrac{{\varepsilon s}}{{k4\pi d}}\)

Khi d giảm đi một nửa thì C tăng 2 lần.

Vì \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)  nghĩa là \(T \sim \sqrt C \)

Vì vậy T tăng \(\sqrt 2 \)  lần.

Câu 2: A

Đổi đơn vị: \(C = 4pF = {4.10^{ - 12}}F;\)\(\,L = 10mH = {10^{ - 2}}H\)

\(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = 0,{796.10^6}Hz \)\(\,= 0,796MHz.\)

Câu 3: D

Sóng cơ không truyền được trong chân không.

Câu 4: B

Đổi đơn vị \(L = 7mH = {7.10^{ - 3}}H;\)\(\,C = 175nF = {175.10^{ - 9}}F\)

\(\dfrac{1}{2}CU_0^2 = \dfrac{1}{2}LI_0^2 \)

\(\to {U_0} = {I_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}}  \)\(= 0,06\sqrt {\dfrac{{{{7.10}^{ - 3}}}}{{0,{{175.10}^{ - 6}}}}}  = 12V\)

Câu 5: C

\(\begin{array}{l}\omega  = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {{{7.10}^{ - 3}}.0,{{175.10}^{ - 6}}} }}\\\;\;\;\, = {5.10^5}rad/s;\\i = {I_0}cos(\omega t + \varphi )\end{array}\)

Chọn t = 0 khi \(i = {I_0} \)

\(\Rightarrow i = {I_0}cos\varphi  = {I_0} \)

\(\Rightarrow cos\varphi  = 1 \Rightarrow \varphi  = 0\)

Suy ra \(i = 6cos({5.10^5}t)\,(mA)\)

Câu 6: C

\({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}LI_0^2 \)

\(\Rightarrow \sqrt {\dfrac{{2{\rm{W}}}}{L}}  = \sqrt {\dfrac{{2,{{9.10}^{ - 6}}}}{{0,02}}}  = 0,03A\)

Câu 7: D

Câu 8: B

Câu 9: A

Câu 10: C


Bài Tập và lời giải

Bài 38 trang 91 SGK Toán 6 tập 2

Trong hình 48, ta có hai đường tròn \((O;2cm)\) và \((A;2cm)\) cắt nhau tại \(C, D.\) Điểm \(A\) nằm trên đường tròn tâm \(O.\) 

a) Vẽ đường tròn tâm \(C,\) bán kính \(2cm.\)

b) Vì sao đường tròn \((C;2cm)\) đi qua \(O,A?\)

Xem lời giải

Bài 39 trang 92 SGK Toán 6 tập 2

Trên hình 49, ta có hai đường tròn \((A;3cm)\) và \((B;2cm)\) cắt nhau tại \(C, D.\) \(AB = 4cm.\) Đường tròn tâm \(A,B\) lần lượt cắt đoạn thẳn \(AB\) tại \(K, I.\)

a) Tính \(CA, CB, DA,DB.\)

b) \(I\) có phải là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) không?

c) Tính \(IK.\)

Xem lời giải

Bài 40 trang 92 SGK Toán 6 tập 2

 Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.  

Xem lời giải

Bài 41 trang 92 SGK Toán 6 tập 2

Đố: Xem hình 51. So sánh \(AB + BC + AC\) với \(OM\) bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ. 

Xem lời giải

Bài 42 trang 92 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ lại các hình sau (đúng kích thước  như hình đã cho) 

Xem lời giải