Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Hình học 12

Câu 1: Cho hình nón có tỉ lệ giữa bán kính đáy và đường sinh bằng \(\dfrac{1}{3}\). Hình cầu nội tiếp hình nón này có thể tích bằng V. Thể tích hình nón bằng.

A. 2V                B. 4V 

C. 5V                D. 3V

Câu 2: Cho hình lập phương có cạnh bằng a và một hình trụ có hai đáy là hai hình tròn nội tiếp hai mặt đối diện của hình lập phương. gọi S1là diện tích 6 mặt của hình lập phương, S2 là diện tích xung quanh của hình trụ. Hãy tính tỷ số \(\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\) và chọn đáp án đúng

\(A.\,\,\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{1}{2}\)        \(B.\,\,\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{\pi }{6}\)

\(C.\,\,\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \pi \)       \(D.\,\,\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{\pi }{2}\)

Câu 3: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng a. Diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ tính theo a bằng:

\(A.\,\,\dfrac{{7\pi {a^2}}}{3}\)                   \(B.\,\,\dfrac{{2\pi {a^2}}}{3}\)

\(C.\,\,\dfrac{{8\pi {a^2}}}{3}\)                    \(D.\,\,\dfrac{{5\pi {a^2}}}{3}\)

Câu 4: Một hình trụ có bán kính đáy r = 5cm và khoảng cách giữa hai đáy bằng 7cm. Khi đó thể tích của khối trụ được tạo nên là:

A. 459,77 cm3             B. 549,77 cm3  

C. 594,77 cm            D. 281,1 cm3

Câu 5: Trong các khẳng định sau, hãy lựa chọn khẳng định sai:

A. Có một mặt cầu đi qua các đỉnh của một hình tứ diện bất kỳ

B. Có một mặt cầu đi qua các đỉnh của một hình chóp đều.

C. Có một mặt cầu đi qua các đỉnh của một hình lăng trụ có đáy là một tứ giác lồi

D. Có một mặt cầu đi qua các đỉnh của một hình hộp chữ nhật

Câu 6: Trong một chiếc hộp hình trụ, người ta bỏ vào đấy ba quả tennis, biết rằng đáy của hình trụ bằng hình tròn lớn trên quả banh và chiều cao của hình trụ bằng ba lần đường kính quả banh. gọi S1 là tổng diện tích của ba quả banh, S2 là diện tích xung quanh hình trụ. Tỷ số diện tích \(\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\) là:

A. 5                 B. 1

C. 4                 D. 2

Câu 7: Một hình trụ có bán kính đáy r = 5 cm và khoảng cách giữa hai đáy bằng 7cm. Khi đó diện tích xung quanh của hình trụ là:

A. 219,91 cm2             B. 921,91 cm2

C. 19,91 cm2               D. 291,91 cm2

Câu 8: Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D'. Gọi (H) là hình cầu nội tiếp hình lập phương đó. Khi đó \(\dfrac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{ABCD.A'B'C'D'}}}}\) bằng:

\(A.\,\,\dfrac{\pi }{{\sqrt 3 }}\)               \(B.\,\,\dfrac{\pi }{6}\)          

\(C.\,\,\dfrac{\pi }{3}\)                  \(D.\,\,\dfrac{\pi }{4}\)

Câu 9: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Gọi (H) là hình nón tròn xoay nội tiếp hình lập phương đó. Khi đó \(\dfrac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{ABCD.A'B'C'D'}}}}\) bằng:

\(A.\,\,\dfrac{\pi }{6}\)                \(B.\,\,\dfrac{\pi }{{12}}\)    

\(C.\,\,\dfrac{1}{3}\)                \(D.\,\,\dfrac{\pi }{8}\)

Câu 10:
Cho tứ diện ABCD có AD⊥(ABC) và BD⊥BC. Khi quay tứ điện đó xung quanh trục là cạnh AB, có bao nhiêu hình nón được tạo thành.

A. 2                     B. 1    

C. 4                     D. 3

Lời giải

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

A

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

B

B

A

Câu 1:

 

Gọi r và R lần lượt là bán kính của đường tròn đáy của hình nón và bán kính của mặt cầu nội tiếp hình nón.

Áp dụng định lí (P) vào tam giác vuông AIC ta có:

\(AI = \sqrt {A{C^2} - I{C^2}}  = \sqrt {{l^2} - {r^2}} \)\(\, = \sqrt {{{\left( {3r} \right)}^2} - {r^2}}  = 2\sqrt 2 r\)

\(OA = AI - OI = 2\sqrt 2 r - R\)

\(\Delta OAH\) đồng dạng \(\Delta CAI\) (g.g)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{CI}}{{OH}} = \dfrac{{AC}}{{AO}} \Rightarrow \dfrac{r}{R} = \dfrac{{3r}}{{2\sqrt 2 r - R}}\\ \Rightarrow 3R = 2\sqrt 2 r - R \Rightarrow 4R = 2\sqrt 2 r\\ \Rightarrow r = \sqrt 2 R\end{array}\)

Thể tích của mặt cầu nội tiếp hình nón là: \(V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3}\)

Thể tích của hình nón là:

\(V' = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}.2\sqrt 2 r = \dfrac{1}{3}\pi .2\sqrt 2 .{\left( {\sqrt 2 R} \right)^3} \)\(\,= \dfrac{8}{3}\pi {R^3} = 2V\)

Chọn A

Câu 2:

Hình trụ có bán kính đáy \(\dfrac{a}{2}\) , chiều cao h = a

Suy ra: \({S_1} = 6{a^2};{S_2} = \pi {a^2}\)

Vậy \(\dfrac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = \dfrac{\pi }{6}.\) 

Chọn B

Câu 3:

 

Gọi O và O’ lần lượt là tâm mặt cầu ngoại tiếp tam giác ABC và A’B’C’

Khi đó tâm mặt cầu (S) ngoại tiếp lăng trụ ABCA’B’C’ chính là trung điểm I của OO’

Mặt cầu này có bán kính là: \(R = IA = \sqrt {A{O^2} + O{I^2}} \)\(\, = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2} + {{\left( {\dfrac{a}{2}} \right)}^2}}  \)\(\,= \dfrac{{a\sqrt {21} }}{6}\)

Diện tích mặt cầu là: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {\left( {\dfrac{{a\sqrt {21} }}{6}} \right)^2} = \dfrac{{7\pi {a^2}}}{3}\)

Chọn A

Câu 4:

 

Thể tích của hình trụ là:

\(V = h.B = 7.\pi {5^2} = 549,77\,c{m^3}\)

Chọn B

Câu 5: Chọn C

Câu 6: Gọi R là bán kính 1 quả banh

\( \Rightarrow \) Tổng diên tích 3 quả banh là: \({S_1} = 3.4\pi {R^2} = 12\pi {R^2}\)

Chiếc hộp có bán kính đáy cũng bằng R và chiều cao bằng h = 6R

\( \Rightarrow \) Diện tích xung quanh hình trụ là: \({S_2} = 2\pi Rh = 12\pi {R^2}\)

\( \Rightarrow \dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = 1\) 

Chọn B.

Câu 7:

 

Diện tích xung quanh của hình trụ là:

\({S_{xq}} = 2\pi r.h = 2\pi .5.7 = 219,91\,c{m^2}\)

Chọn A.

Câu 8:

 

Mặt cầu nội tiếp hình lập phương cạnh a có bán kính bằng \(\dfrac{a}{2}\)

Thể tích mặt cầu nội tiếp hình lập phương là:

\({V_{(H)}} = \dfrac{4}{3}\pi {\left( {\dfrac{a}{2}} \right)^3} = \dfrac{{\pi {a^3}}}{6}\)

Tỉ số: \(\dfrac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{ABCD.A'B'C'D'}}}} = \dfrac{{\dfrac{{\pi {a^3}}}{6}}}{{{a^3}}} = \dfrac{\pi }{6}\)

Chọn B

Câu 9:

 

Khối nón có đỉnh là tâm hình vuông ABCD và đáy là đường tròn nội tiếp hình vuông A’B’C’D’ có bán kính đáy \(R = \dfrac{a}{2}\) , chiều cao \(h = a\)

Vậy thể tích khối nón là: \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {\left( {\dfrac{a}{2}} \right)^2}a = \dfrac{1}{{12}}\pi {a^3}.\)

Chọn B

Bài 10:

 

Tứ diện ABCD có \(\widehat {BAD} = {90^o}\) nên \(\widehat {ABD} = \alpha \) là một góc nhọn. Khi quay các cạnh của tứ diện đó xung quanh cạnh AB thì cạnh BD tạo thành một hình nón tròn xoay đỉnh B có trục là AB, cạnh AD vuông góc với AB tạo thành đáy của hình nón đó.

Mặt khác theo giả thiết ta có  \(BD \bot BC\) nên\(AB \bot BC\) . Ta có  \(\widehat {BAC} = \beta \) là một góc nhọn. Do đó khi quay các cạnh của tứ diện xung quanh cạnh AB thì cạnh AC tạo thành một hình nón tròn xoay đỉnh A có trục là AB, còn cạnh BC tạo thành đáy của hình nón.

Như vậy khi quay tất cả các cạnh của tứ diện xung quanh trục AB thì các cạnh BD và AC tạo thành hai hình nón.

Chọn A.


Bài Tập và lời giải

Soạn bài Phương pháp tả người - Ngắn gọn nhất

Câu 1. Đọc các đoạn văn (trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Câu 2. Trả lời câu hỏi sau:

a.

* Đoạn 1:

- Tả Dượng Hương Thư chèo thuyền, vượt thác.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+, Như một pho tượng đồng đúc

+, Bắp thịt cuồn cuộn

+, Hàm răng cắn chặt

+, Quai hàm bạnh ra

+, Cặp mắt nảy lửa

* Đoạn 2:

- Tả Cai Tứ - người đàn ông gian hùng.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+, mặt vuông, má hóp

+, lông mày lổm chổm

+, đôi mắt gian hùng

+, mồm toe toét tối om

+, chiếc răng vàng

* Đoạn 3:

- Tả hai đô vật tài mạnh: Quắm Đen và ông Cản Ngũ.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+, lăn xả đánh ráo riết

+, thế đánh lắt léo, hóc hiểm

+, biến hóa khôn lường

+, thò tay xuống nắm lấy Quắm Đen nhấc bổng lên như giơ con ếch.

b. Trong 3 đoạn trên, đoạn 2 chỉ tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Còn đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.

=> Lựa chọn chi tiết, hình ảnh có khác nhau.

c. Nội dung chính mỗi phần của đoạn 3:

* Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.

* Thân đoạn: Diễn biến cuộc đấu vật.

- Những nhịp trống đầu tiên: Quắm Đen lăn xả tấn công, ông Cản Ngũ lúng túng, bước hụt.

- Tiếng trống dồn lên, gấp rút: Quắm Đen bê mãi cũng không nhấc nổi chân ông Cản Ngũ.

- Quắm Đen bị thất bại nhục nhã.

* Kết đoạn: Mọi người đều lặng đi vì thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.

* Đặt tên cho nhan đề: Keo vật thách đấu.

Xem lời giải

Soạn bài Phương pháp tả người

I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

1. Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

Xem lời giải