Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 1

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là: 

A. lai phân tích                 

B. lai thuận nghịch     

C. phân tích cơ thể lai      

D. lai hữu tính

Câu 2: Kiểu gene nào sau đây được xem là thể đồng hợp?     

A. AABBDd        B. AaBBDd      

C. aabbDD         D. aaBbDd 

Câu 3: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

A. Aa x aa và AA x Aa. 

B. Aa x Aa và AA x Aa.

C. Aa x Aa và Aa x aa       

D. AA x aa và AA x Aa.

Câu 4: Các gene nào sau đây được gọi là alen?

A. B, a                         B. A1, A2

C. IO, IA, d                  D. A1, A2, B3

Câu 5: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau, bằng cách nào để xác định được kiểu gene của cây quả đỏ F2?     

A. Lai phân tích

B. Lai phân tích hoặc cho tự thụ         

C. Cho tự thụ     

D. Lai phân tích rồi cho tự thụ

Câu 6: Ở ruồi giấm, gene B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gene b qui định thân đen và gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gene dị hợp. Xác suất để xuất hiện ruồi thân xám đồng hợp là: 

A. 75%                         B. 50%

C. 25%                         D. 12,5% 

Câu 7: Ở một loài, gene D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gene d qui định hoa trắng. Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là:  

A. P: DD x dd và P: Dd x dd   

B. P: dd x dd và P: DD x Dd  

C. P: Dd x dd và P: DD x dd       

D. P: Dd x dd và P: DD x DD

Câu 8: A: qui định tầm vóc thấp ; a: qui định tầm vóc cao. Bố mẹ dị hợp thì xác suất sinh 2 đứa con có tầm vóc thấp là bao nhiêu?   

A. 6.25%                      B. 46.875%   

C. 56.25%                    D. 75%

Câu 9: Người ở nhóm máu ABO do 3 gene alen IA, IB, IO quy định. Một người phụ nữ có chồng nhóm máu A sinh được một con trai có nhóm máu B và một con gái có nhóm máu A. Người con trai nhóm máu B có kiểu gene như thế nào?

A. IBIO                                  B. IBIB 

C. IBIB hoặc IBIO                     D. IAIA

Câu 10: Ở cây dạ lan, gene D: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gene d: hoa trắng. Kiểu gene dị hợp có kiểu hình hoa màu hồng. Phép lai nào sau đây không tạo ra con lai F1 có kiểu hình hoa hồng? 

A. P: DD x dd        B. P: Dd x Dd     

C. P: Dd x dd         D. P: DD x DD 

Câu 11: Điểm giống nhau giữa hiện tượng tính trội hoàn toàn với tính trội không hoàn toàn trong phép lai một cặp tính trạng với P thuần chủng về một cặp gene tương phản là: 

A. F1 là thể dị hợp     

B. F1 đồng tính trội     

C. F1 đồng tính lặn  

D. F1 đồng tính trung gian 

Câu 12: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:    

A. Kiểu gene và kiểu hình F1 

B. Kiểu gene và kiểu hình F2    

C. Kiểu gene F1 và F2     

D. Kiểu hình F1 và F2

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ     

A. 1/3       B. 2/3     

C. 3/4      D. 1/4

Câu 14: Để các alen của một gene phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?   

A. Bố và mẹ phải thuần chủng          

B. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường   

C. Số lượng cá thế lai phải lớn          

D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn

Câu 15: Đối tượng nghiên cứu của Menden là?

A. Đậu Hà Lan   

B. Ruồi giấm

C. Thỏ       

D. Cà chua

Lời giải

 1   2  3  4  5
C C C B A
 6  7  8  9  10
C B C A D
 11  12  13  14  15
A C A B A

Bài Tập và lời giải

Bài 28.1 trang 64 SBT Vật lí 9
Hình 28.1 trình bày một động cơ điện gọi là “Bánh xe Bác-lô”. Có một đĩa bằng đồng đặt thẳng đứng giữa hai cực của một nam châm hình chữ U và có thể dễ dàng quay xung quanh một trục nằm ngang PQ làm bằng kim loại. Mép dưới của đĩa chạm vào thủy ngân được đựng trong một cái chậu. Nối trục của đĩa và thủy ngân vào hai cực của một nguồn điện thì thấy đĩa quay. Đây là một “động cơ điện” thô sơ, phát minh bởi P.Bác-lô (Peter Barlon, 1766-1862). Hãy giải thích hoạt động của động cơ này.

Xem lời giải

Bài 28.2 trang 64 SBT Vật lí 9

Đề bài

Hình 28.2 vẽ cắt ngang một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Ban đầu hai cạnh của khung dây có vị trí 1. Do tác dụng của lực điện từ, khung quay lần lượt qua các vị trí 2, 3, 4, 5, 6.

a. Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên khung tại các vị trí xác định ở trên.

b. Tại vị trí thứ 6, lực điện từ có tác dụng làm khung quay không? Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì tại vị trí mới, lực điện từ sẽ tác dụng làm khung quay như thế nào?

c. Giả sử khi đã vượt vị trí thứ 6, ta đổi chiều dòng điện trong khung, hiện tượng sẽ ra sao?

Xem lời giải

Bài 28.3, 28.4, 28.5 trang 65 SBT Vật lí 9

Bài 28.3

Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn kilôoat.

C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.

D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Xem lời giải

Bài 28.6 trang 65 SBT Vật lí 9
Trong động cơ điện một chiều, nếu thay bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên bằng một bộ góp điện gồm hai vành khuyên thì động cơ có quay được liên tục không? Tại sao?

Xem lời giải

Bài 28.7, 28.8 trang 65 SBT Vật lí 9
Giải bài 28.7, 28.8 trang 65 SBT Vật lí 9. của một động cơ điện một chiều trong kỹ thuật được cấu tạo như thế nào?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”