Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Hình học 12

Câu 1: Hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A, cạnh AB = a, BC = 2a, chiều cao \(SA = a\sqrt 6 \). Thể tích của khối chóp là:

\(A.\,\,V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)      \(B.\,\,V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)

\(C.\,\,V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)      \(D.\,\,V = 2{a^3}\sqrt 6 \)

Câu 2: Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình chứ nhật có AB = a, AC = 5a. Hai mặt bên (SAB) và (SAD) cùng vuông góc với đáy, cạnh bên SB tạo với đáy một góc bằng 60o. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD.

\(A.\,\,2\sqrt 2 {a^3}\)                \(B.\,4\sqrt 2 {a^3}\)

\(C.\,\,6\sqrt 2 {a^3}\)                \(D.\,\,2{a^3}\)

Câu 3: Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a. Cạnh bên SC vuông góc với mặt phẳng đáy và SC = a. Thể tích V của khối chóp S.ABC là:

\(A.\,\,V = 2{a^3}\sqrt 3 \)            \(B.\,\,V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)

\(C.\,\,V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)              \(D.\,\,V = {a^3}\sqrt 3 \)

Câu 4: Hình hộp đứng ABCD.A’B’C’D’ có đáy là một hình thôi có góc nhọn bằng \(\alpha \), cạnh a. Diện tích xung quanh của hình hộp đó bằng S. Tính thể tích của khối hộp ABCD.A’B’C’D’

\(A.\dfrac{1}{4}a.S.\sin \alpha \)     \(B.\,\,\dfrac{1}{2}a.S.\sin \alpha \)

\(C.\,\,\dfrac{1}{8}a.S.\sin \alpha \)   \(D.\,\,\dfrac{1}{6}a.S.\sin \alpha \)

Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \(SA = SB = SC = SD = a\sqrt 2 \). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.

\(A.\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)          \(B.\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{9}\)                       \(C.\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\)           \(D.\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}\)

Câu 6: Cho hình chóp S.ABC có ABC là tam giác đều cạnh a và SA vuông góc với đáy. Góc tạo bởi mặt phẳng (SBC) và mặt phẳng (ABC) bằng 30o. Thể tích của khối chóp S.ABC là:

\(A.\,\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)     \(B.\,\,\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)                 \(C.\,\,\dfrac{{{a^3}}}{4}\)             \(D.\,\,\dfrac{{{a^3}}}{{12}}\)

Câu 7: Hình đa diện nào sau đây có tâm đối xứng?

A. Hình tứ diện đều

B. Hình chóp tứ giác đều

C. Hình lăng trụ tam giác

D. Hình hộp

Lời giải

1

2

3

4

5

6

7

C

A

C

A

C

B

D

Câu 1.

Áp dụng định lý Py – ta- go ta có:

\(AC = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}}  \)

\(\;\;\;\;\;\;\;= \sqrt {4{a^2} - {a^2}}  = a\sqrt 3 \)

\( \Rightarrow {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.AC = \dfrac{1}{2}a.a\sqrt 3 \)\(\, = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

Khi đó:

\({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}a\sqrt 6 .\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2} \)\(\,= \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)

Chọn đáp án C.

Câu 2.

Theo giả thiết ta có mặt bên (SAB) và (SAD) cùng vuông góc với đáy.

\( \Rightarrow SA \bot \left( {ABCD} \right)\)

+ Mà \(\tan {60^0} = \dfrac{{SA}}{{AB}} = \dfrac{{SA}}{a} \Rightarrow SA = a\sqrt 3 \)

+ \(BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}}  \)\(\,= \sqrt {25a{}^2 - {a^2}}  = 2a\sqrt 6 \)

Khi đó ta có:

\({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}.SA.{S_{ABCD}} \)\(\,= \dfrac{1}{3}.a\sqrt 3 .2a\sqrt 6 .a = 2{a^3}\sqrt 2 \)

Chọn đáp án A.

Câu 3.

Ta có: \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}.a\sqrt 3 .2a = {a^2}\sqrt 3 \)

Khi đó \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}.SC.{S_{ABC}} \)\(\,= \dfrac{1}{3}.{a^2}\sqrt 3 .a = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

Chọn đáp án C.

Câu 4.

Ta có:

\({S_{xq}} = 2\left( {DD'.D'A' + DD'.D'C'} \right)\)\(\, = 2DD'\left( {2a} \right) = S\)

\( \Rightarrow DD' = \dfrac{S}{{4a}}\)

Diện tích đáy bằng:

\({S_d} = 2.\dfrac{1}{2}a.a.\sin \alpha  = {a^2}\sin \alpha \)

Khi đó \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = DD'.{S_d} \)\(\,= \dfrac{S}{{4a}}.{a^2}\sin \alpha  = \dfrac{1}{4}.Sa\sin \alpha \)

Chọn đáp án A.

Câu 5.

Ta có:

\(OA = OB = OC = OD = \dfrac{{AC}}{2} \)\(\,= \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\( \Rightarrow SO = \sqrt {S{A^2} - OA{}^2} \)\(\, = \sqrt {2{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{2}}  = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{2}\)

Khi đó:

\(V = \dfrac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 6 }}{2}.{a^2}\)\(\, = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\)

Chọn đáp án C.

Câu 6.

Giải:

Gọi H là trung điểm của BC.

Ta có: \(AH = \sqrt {A{C^2} - H{C^2}}  = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{4}}  \)\(\,= \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

+ \(\tan {30^0} = \dfrac{{SA}}{{AH}}\)

\(\Rightarrow SA = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{a}{2}\)

Vậy\(V = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{a}{2}.\dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.a\)\(\, = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)

Chọn đáp án B

Câu 7.

Hình hộp là đa diện có tâm đối xứng.

Chọn đáp án D.


Bài Tập và lời giải

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Câu 1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã làm:

Xem lời giải

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

1. Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)   Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

Xem lời giải