Câu 1: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học. B. nghiên cứu di truyền phân tử.
C. nghiên cứu phả hệ. D. nghiên cứu di truyền quần thể.
Câu 2: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là
A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào.
C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng.
Câu 3: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra
A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.
C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi.
Câu 4: Đặc điểm nào không đúng khi nói về hội chứng Down ở người ?
A. do ĐB thể 3 ở cặp NST thứ 21
B. thường gặp hầu hết ở nam giới
C. tuổi người mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Down càng lớn
D. Người mắc hội chứng có KH dị thường,thiểu năng trí tuệ,tâm sinh lí không bình thường và thường chết sớm
Câu 5: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gene của người, các gene tiền ung thư đều là những gene có hại.
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các ĐB gene và ĐB NST.
C. Những gene ung thư xuất hiện trong tb sinh dưỡng DT được qua sinh sản hữu tính.
D. Sự tăng sinh của các tb sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
Câu 6: Bệnh nào sau đây DT KHÔNG liên kết với giới tính
A. mù màu. B. máu khó đông. C. bạch tạng. D. Dính ngón tay 2 và 3.
Câu 7: Người mang bệnh phenyl-keto niệu biểu hiện
A. tiểu đường B. mù màu. C. máu khó đông. D. mất trí
Câu 8: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
B. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
Câu 9: Dạng ĐB cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là:
A. Lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 B. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
C. Chuyển đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 D. Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
Câu 10: : Khi nghiên cứu di truyền học ngưòi gặp phải khó khăn
A. sinh sản chậm, đẻ ít con.
B. số lượng NST nhiều, ít sai khác, khó đếm.
C. sinh sản chậm, đẻ ít con, số lượng NST nhiều, ít sai khác về hình dạng, kích thước, khó khăn về mặt xã hội.
D. sinh sản chậm, tuổi thọ dài nên khó nghiên cứu, khó khăn về mặt xã hội.
Câu 11:: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. di truyền quần thể. B. phả hệ.
C. di truyền học phân tử. D. trẻ đồng sinh.
Câu 12: Để theo dõi sự di truyền của một tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ người ta sử dụng Phương pháp nghiên cứu
A. di truyền quần thể. B. phả hệ.
C. di truyền học phân tử. D. trẻ đồng sinh.
Câu 13: Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gene trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. phả hệ. B. di truyền quần thể. C. trẻ đồng sinh. D. di truyền học phân tử.
Câu 14: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba?
A. Hội chứng Down. B. Bệnh phenyl-keto niệu. C. Hội chứng Turner. D. Bệnh ung thư vú.
Câu 15: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông. (6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là :
A. (1), (2), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (6), (7). D. (3), (4), (7).