Câu 1.
Gọi công thức tương đương của hai aren là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n - 6}}\)
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}a\left( {14\overline n - 6} \right) = 39,6\\a\left( {\dfrac{{3\overline n - 3}}{2}} \right) = \dfrac{{87,36}}{{22,4}} = 3,9\end{array} \right. \)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a\overline n = 3\\a = 0,4\end{array} \right.\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = a\overline n = 3\left( {mol} \right) \)
\(\Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 3 \times 22,4 = 67,2\) (lít).
Câu 2.
Ta có: \({n_{{C_2}{H_2}}} = \dfrac{{pV}}{{RT}} \)\(\,= \dfrac{{2,464 \times 10}}{{0,082\left( {273 + 27,3} \right)}} = 1\left( {mol} \right)\)
Phản ứng: \(3CH \equiv CH \to {C_6}{H_6}({t^o} = 600{}^oC)\)
Như vậy hỗn hợp khí hơi gồm benzen và axetilen dư với tỉ lệ thể tích là 3 : 1.
a)Tính hiệu suất phản ứng:
Cách 1. Cứ 1 mol C6H6 tạo thành thì cần 3 mol C2H2 phản ứng. Do đó, nếu 3V C6H6 thì có 9V C2H2 phản ứng.
Nghĩa là: Cứ 10V C2H2 thì có 9V phản ứng và còn dư 1V.
Hiệu suất phản ứng:
\(H = \dfrac{{9 \times 100\% }}{{10}} = 90\% .\)
Cách 2. Theo thực tế thu được hỗn hợp gồm 3V C6H6 và 1V C2H2.
Nếu C2H2 còn lại cũng tạo thành C6H6 thì thu được thêm \(\dfrac{V}{3}\) C6H6.
Vậy tổng thể tích C6H6 thu được theo lí thuyết: \(3V + \dfrac{V}{3} = \dfrac{{10V}}{3}\)
Vậy hiệu suất phản ứng:
\(H = \dfrac{{3V}}{{\dfrac{{10V}}{3}}} \times 10\% = 90\% .\)
b) Thể tích chất lỏng thu được:
Từ (1) suy ra khối lượng C6H6 thu được bằng khối lượng C2H2 tham gia phản ứng.
\( \Rightarrow {m_{{C_6}{H_6}}} = \dfrac{1}{2} \times 26 \times \dfrac{{90}}{{100}} \)\(\,= 11,7\left( {gam} \right)\)
Mà: \({m_{{\rm{dd}}}} = V.d \)
\(\Rightarrow V = \dfrac{m}{d} = \dfrac{{11,7}}{{0,8}} = 14,625\left( {ml} \right).\)