Đề bài
Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại.
Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.
Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Đề bài
Dùng các từ thích hợp như: lực đấy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một..............(H.6.1a)
b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một..........
c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một...........(H.6.1c)
d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một .......... (H.6.1b)
Đề bài
Tìm những từ thích hợp đế điền vào chỗ trống.
a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ...... Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của.............. (H.6.2a).
b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai .......một lực do........tác dụng, lực kia do................. tác dụng (H.6.2b).
c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai ....... một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ............... tác dụng.
Đề bài
Từ "lực" trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
A. Lực bất tòng tâm.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
Đề bài
Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Đề bài
Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?
A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.
Đề bài
Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là \(F_1\); lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là \(F'_1\) ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là \(F_2\); lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là \(F'_2\). Hai lực nào là hai lực cân bằng?
A. Các lực \(F_1\) và \(F'_1\).
B. Các lực \(F_2\) và \(F'_2\).
C. Các lực \(F_1\) và \(F_2\).
D. Cả ba cặp lực kể trên.
Đề bài
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.
1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên |
a) nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó. |
2. Tòa nhà cao tầng tác dụng lên |
b) làm bật rễ cả những cây cổ thụ |
3. Con kiến có thể có lực |
c) các toa tàu một lực kéo rất lớn |
4. Lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể |
d) móng nhà một lực nén cực kì lớn |
Đề bài
Nếu một quyển sách nằm yên trên một bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực \(F_1\) và \(F_2\) thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm nào sau đây?
A. Lực \(F_1\) có phương nằm ngang, lực \(F_2\) có phương thẳng đứng; lực \(F_1\) có chiều từ trái sang phải; lực \(F_2\) có chiều từ trên xuống dưới; lực \(F_1\) mạnh bằng lực \(F_2\).
B. Lực \(F_1\) có phương thẳng đứng, lực \(F_2\) có phương thẳng đứng; lực \(F_1\) có chiều từ trên xuống dưới; lực \(F_2\) có chiều từ dưới lên trên; lực \(F_1\) mạnh hơn lực \(F_2\).
C. Lực \(F_1\) có phương thẳng đứng, lực \(F_2\) có phương thẳng đứng; lực \(F_1\) có chiều từ trên xuống dưới; lực \(F_2\) cũng có chiều từ trên xuống dưới; lực \(F_1\) mạnh bằng lực \(F_2\).
D. Lực \(F_1\) có phương thẳng đứng, lực \(F_2\) có phương thẳng đứng; lực \(F_1\) có chiều từ trên xuống dưới; lực \(F_2\) có chiều từ dưới lên trên; lực \(F_1\) mạnh bằng lực \(F_2\).
Đề bài
Có bốn cặp lực sau đây:
a) Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lực của gàu nước.
b) Trọng lực của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.
c) Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ.
d) Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn.
Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng?
A. a và b. B. c và d. C. b, c và d. D. d.