Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương III - Hình học 12

Câu 1: Véc tơ đơn vị trên trục \(Oy\) là:

A. \(\overrightarrow i \)              B.\(\overrightarrow j \)           

C. \(\overrightarrow k \)              D. \(\overrightarrow 0 \)

Câu 2: Chọn mệnh đề đúng:

A. \(\overrightarrow i  = 1\)           B. \(\left| {\overrightarrow i } \right| = 1\)

C. \(\left| {\overrightarrow i } \right| = 0\)         D. \(\left| {\overrightarrow i } \right| = \overrightarrow i \)

Câu 3: Chọn nhận xét đúng:

A. \(\left| {\overrightarrow i } \right| = {\overrightarrow k ^2}\)          B. \(\overrightarrow j  = {\overrightarrow k ^2}\)

C. \(\overrightarrow i  = \overrightarrow j \)             D. \({\left| {\overrightarrow k } \right|^2} = \overrightarrow k \)

Câu 4: Chọn mệnh đề sai:

A. \(\overrightarrow i .\overrightarrow j  = 0\)             B. \(\overrightarrow k .\overrightarrow j  = 0\)

C. \(\overrightarrow j .\overrightarrow k  = \overrightarrow 0 \)            D. \(\overrightarrow i .\overrightarrow k  = 0\)

Câu 5: Điểm \(M\left( {x;y;z} \right)\) nếu và chỉ nếu:

A. \(\overrightarrow {OM}  = x.\overrightarrow i  + y.\overrightarrow j  + z.\overrightarrow k \)

B. \(\overrightarrow {OM}  = z.\overrightarrow i  + y.\overrightarrow j  + x.\overrightarrow k \)

C. \(\overrightarrow {OM}  = x.\overrightarrow j  + y.k + z.\overrightarrow i \)

D. \(\overrightarrow {OM}  = x.\overrightarrow k  + y.\overrightarrow j  + z.\overrightarrow i \)

Câu 6: Điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow i  - 3\overrightarrow j  + \overrightarrow k \) có tọa độ:

A. \(M\left( {1;1; - 3} \right)\)                   B. \(M\left( {1; - 1; - 3} \right)\)

C. \(M\left( {1; - 3;1} \right)\)        D. \(M\left( { - 1; - 3;1} \right)\)

Câu 7: Tung độ của điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = 2\overrightarrow j  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k \) là:

A. \( - 1\)          B. \(1\)

C. \(2\)             D. \( - 2\)

Câu 8: Điểm \(N\) là hình chiếu của \(M\left( {x;y;z} \right)\) trên trục tọa độ \(Oz\) thì:

A. \(N\left( {x;y;z} \right)\)                B. \(N\left( {x;y;0} \right)\)   

C. \(N\left( {0;0;z} \right)\)                 D. \(N\left( {0;0;1} \right)\)

Câu 9: Gọi \(G\left( {4; - 1;3} \right)\) là tọa độ trọng tâm tam giác \(ABC\) với \(A\left( {0;2; - 1} \right),B\left( { - 1;3;2} \right)\). Tìm tọa độ điểm \(C\).

A. \(C\left( { - 1;3;2} \right)\)             B. \(C\left( {11; - 2;10} \right)\)

C. \(C\left( {5; - 6;2} \right)\)             D. \(C\left( {13; - 8;8} \right)\)

Câu 10: Cho tứ diện \(ABCD\) có \(A\left( {1;0;0} \right),B\left( {0;1;1} \right),C\left( { - 1;2;0} \right),\)\(\,D\left( {0;0;3} \right)\). Tọa độ trọng tâm tứ diện \(G\) là:

A. \(G\left( {0;\frac{3}{4};1} \right)\)             B. \(G\left( {0;3;4} \right)\)   

C. \(G\left( {\frac{1}{2}; - \frac{1}{2}; - \frac{1}{2}} \right)\)      D. \(G\left( {0;\frac{3}{2};2} \right)\)

Lời giải

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

A

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

C

D

A

Câu 1:

Véc tơ \(\overrightarrow j \) là véc tơ đơn vị của trục \(Oy\).

Chọn B.

Câu 2:

Ta có: \(\left| {\overrightarrow i } \right| = \left| {\overrightarrow j } \right| = \left| {\overrightarrow k } \right| = 1\) nên B đúng và các đáp án còn lại sai.

Chọn B.

Câu 3:

Ta có: \(\left| {\overrightarrow i } \right| = \left| {\overrightarrow j } \right| = \left| {\overrightarrow k } \right| = 1\) hoặc \({\overrightarrow i ^2} = {\overrightarrow j ^2} = {\overrightarrow k ^2} = 1\) nên \(\left| {\overrightarrow i } \right| = {\overrightarrow k ^2}\) đúng.

Chọn A.

Câu 4:

Ta có: \(\overrightarrow i .\overrightarrow j  = \overrightarrow j .\overrightarrow k  = \overrightarrow k .\overrightarrow i  = 0\) nên các đáp án A, B, D đều đúng.

Đáp án C sai vì tích vô hướng hai véc tơ là một số, không phải một véc tơ.

Chọn C.

Câu 5:

Điểm \(M\left( {x;y;z} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {OM}  = x.\overrightarrow i  + y.\overrightarrow j  + z.\overrightarrow k \)

Chọn A.

Câu 6:

\(\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow i  - 3\overrightarrow j  + \overrightarrow k  \Rightarrow M\left( {1; - 3;1} \right)\).

Chọn C.

Câu 7:

\(\overrightarrow {OM}  = 2\overrightarrow j  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k  \)\(\,=  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  + \overrightarrow k \)

\(\Rightarrow M\left( { - 1;2;1} \right)\).

Do đó tung độ của \(M\) bằng \(2\).

Chọn C

Câu 8:

Chiếu \(M\) lên trục \(Oz\)thì \(x = 0;y = 0\) và giữ nguyên \(z\) nên \(N\left( {0;0;z} \right)\).

Chọn C.

Câu 9:

Điểm \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nếu:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3}\\{y_G} = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3}\\{z_G} = \frac{{{z_A} + {z_B} + {z_C}}}{3}\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_C} = 3{x_G} - {x_A} - {x_B} = 3.4 - 0 - \left( { - 1} \right) = 13\\{y_C} = 3{y_G} - {y_A} - {y_B} = 3.\left( { - 1} \right) - 2 - 3 =  - 8\\{z_C} = 3{z_G} - {z_A} - {z_B} = 3.3 - \left( { - 1} \right) - 2 = 8\end{array} \right. \)

\(\Rightarrow C\left( {13; - 8;8} \right)\)

Chọn D.

Câu 10:

Điểm \(G\) là trọng tâm tứ diện \(ABCD\) nếu tọa độ điểm \(G\) thỏa mãn:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C} + {x_D}}}{4} = \frac{{1 + 0 - 1 + 0}}{4} = 0\\{y_G} = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C} + {y_D}}}{4} = \frac{{0 + 1 + 2 + 0}}{4} = \frac{3}{4}\\{z_G} = \frac{{{z_A} + {z_B} + {z_C} + {z_D}}}{4} = \frac{{0 + 1 + 0 + 3}}{4} = 1\end{array} \right. \)

\(\Rightarrow G\left( {0;\frac{3}{4};1} \right)\)

Chọn A.

 


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 18 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Viết biểu thức đại số để diễn đạt các ý sau:

a) Tổng của \(a\) và \(b\) bình phương. 

b) Tổng các bình phương của \(a\) và \(b\)

c) Bình phương của tổng \(a\) và \(b.\)

Xem lời giải

Bài 2 trang 19 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Dùng các thuật ngữ “tổng”, “hiệu”, “tích”, “thương”, “bình phương”… để đọc các biểu thức sau:

a) \({\rm{}}x + 10\) 

b) \(3{{\rm{x}}^2}\)

c) \(\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)\)

Xem lời giải

Bài 3 trang 19 SBT toán 7 tập 2
Viết biểu thức đại số biểu thị:a) Diện tích hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là \(5cm\) và \(a cm.\)b) Chu vi hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là \(a cm \) và \(b cm.\)

Xem lời giải

Bài 4 trang 19 SBT toán 7 tập 2
Viết biểu thức đại số để biểu thị: a) Quãng đường đi được của một ô tô trong thời gian \(t\) giờ với vận tốc \(35\) (km/h)b) Diện tích hình thang có đáy lớn là \(a (m),\) đáy bé \(b (m)\) và đường cao \(h (m).\)

Xem lời giải

Bài 5 trang 19 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Viết biểu thức đại số biểu diễn: 

a) Một số tự nhiên chẵn                     

b) Một số tự nhiên lẻ

c) Hai số lẻ liên tiếp                            

d) Hai số chẵn liên tiếp.

Xem lời giải

Bài 1.1, 1.2 phần bài tập bổ sung trang 19 SBT toán 7 tập 2

Bài 1.1

Viết biểu thức đại số để biểu thị hiệu các bình phương của \(x\) và \(y.\)


Xem lời giải