Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 8

Giả sử tất cả các phân thức trong đề bài đều có nghĩa.

Bài 1. Tìm m, biết : \({{\left( {{x^3} + 8} \right):m} \over {\left( {{x^2} - 4} \right):m}} = {{{x^2} - 2x + 4} \over {x - 2}}.\)  

Bài 2. Tìm P, biết : \({{{x^2} + 2x + 1} \over {2{x^2} - 2}} = {{x + 1} \over P}.\)  

Bài 3. Đưa các phân thức sau về cùng tử thức : \({{{x^3} - 1} \over {{x^2} + 1}}\) và \({{x - 1} \over {x + 1}}.\)  

Bài 4. Đưa các phân thức sau về cùng mẫu thức : \({1 \over {{a^2} - 4}};{1 \over {{a^3} - 8}};{1 \over {a + 2}}.\)  

Lời giải

Bài 1. Ta có :

\({{\left( {{x^3} + 8} \right):m} \over {\left( {{x^2} - 4} \right):m}} = {{\left[ {\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)} \right]:m} \over {\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right):m}} \)\(\;= {{{x^2} - 2x + 4} \over {x - 2}}\)

\( \Rightarrow m = x + 2.\)  

Bài 2. Ta có : \({{{x^2} + 2x + 1} \over {2{x^2} - 2}} = {{{{\left( {x + 1} \right)}^2}} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = {{x + 1} \over {2\left( {x - 1} \right)}}.\)  

Vậy \(P = 2\left( {x - 1} \right) = 2x - 2.\)  

Bài 3. Ta có : \({{x - 1} \over {x + 1}} = {{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} = {{{x^3} - 1} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}.\)  

Vậy \({{{x^3} - 1} \over {{x^2} + 1}}\) và \({{{x^3} - 1} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\) là hai phân thức có cùng tử thức.

Bài 4. Ta có :

\({1 \over {{a^2} - 4}} = {1 \over {\left( {a - 2} \right)\left( {a + 2} \right)}} = {{{a^2} + 2a + 4} \over {\left( {a - 2} \right)\left( {a + 2} \right)\left( {{a^2} + 2a + 4} \right)}} \)\(\;= {{{a^2} + 2a + 4} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}};\)

\({1 \over {{a^3} - 8}} = {{a + 2} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}}\)

\({1 \over {a + 2}} = {{{a^3} - 8} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}}.\)  


Bài Tập và lời giải

Giải bài 1 trang 19 SBT Sinh học 6
Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã học.

Xem lời giải

Giải bài 2 trang 19 SBT Sinh học 6
Quan sát các bộ phận miền hút của rễ (hình 10.1 SGK), nêu chức năng chính của từng bộ phận.

Xem lời giải

Giải bài 3 trang 20 SBT Sinh học 6

Đề bài

Bạn An đã làm một thí nghiệm như sau: Trồng đậu đen vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đều cho cả 2 chậu cho đến khi cây nảy mầm, tươi tốt như nhau. Sau đó, bạn chi tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới.

- Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

- Em thử dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.

- Theo em, nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Xem lời giải

Giải bài 4 trang 20 SBT Sinh học 6

Đề bài

Quan sát hình 11.2 SGK và cho biết:

- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ bộ phận nào ?

- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

- Vì sao quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau ? 

Xem lời giải

Giải bài 5 trang 20 SBT Sinh học 6
Quan sát một số loài cây như: trầu không, cà rốt, cây mắm, dây tơ hồng, bụt mọc, cây tầm gửi, cải củ, hồ tiêu... có rễ biến dạng:Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp, nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm và cho biết vai trò của loại rễ đó đối với cây.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”