Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu.                   

(2) Hồng cầu hình liềm                      

(3) Bạch tạng.

(4) Claiphentơ.                       

(5) Dính ngón 2 và 3.                         

(6) Máu khó đông.

(7) Tơcnơ.                              

(8) Đao.                                              

(9) Mù màu. Những thể đột biến nhiễm sắc thể là:

A. (1), (4), (7), (5), (8).   

B. (1), (4), (7), (8).

C. (2), (4), (7), (8),(9).

D. (4), (5), (6),(7) (8).

Câu 2: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là?

A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

B. Gen lặn và di truyền được chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D.  Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

Câu 3: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con.

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

C. Các quan niệm và tập quán xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

D. Chỉ sinh một con.

Câu 5: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:

A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường

B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường

C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính

D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính

Câu 6: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:

A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra

B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn

C. Si đần bẩm sinh, không có con

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

A. 25%                                    B. 50%

C. 75%                                    D. 100%

Câu 8: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

   A. Thường bị mất trí nhớ

   B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

   C. Thường bị chết sớm

   D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố

câu 9: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

A. (1), (2), (5).             B. (2), (3), (4), (6).   

C. (1), (2), (4), (6).      D. (3), (4), (5), (6).

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng? 

A. Ở người, có những tính trạng không tuân theo quy luật di truyền như ở sinh vật. 

B. Ở người, phương pháp nghiên cứu phả hệ gần giống phương pháp lai ở sinh vật.

C.   Ở người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện các tính trạng có hệ số di truyền cao.

D. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào không thể phát hiện ra bệnh máu khó đông.  

Câu 11: Người mang hội chứng Tớcnơ, trong tế bào xôma:

A. Cặp NST 21 có 3 chiếc.             

B. Cặp NST 23 có 3 chiếc

C. Cặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn. 

D. Cặp NST số 23 chỉ có 1 chiếc. 

Câu 12: Biểu hiện của các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như: 
(1) Bệnh mù màu.   

(2) Bệnh ung thư máu.  

(3) Tật có túm lông ở vành tai.   

(4) Hội chứng Đao.  

(5) Hội chứng Tơcnơ. 

(6) Bệnh máu khó đông.  

Được phát hiện bằng phương pháp: 

A. Nghiên cứu di truyền quần thể.  

B. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.        

C. Phả hệ.           

D. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh, tật di truyền là không chính xác? 

A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ. 

B.  Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm. 

C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm chí từ giai đoạn bào thai. 

D.  Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen. 

Câu 14:

Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di truyền trên?

A.  Gen trội nằm trên NST giới tính.             

B. Gen lặn nằm trên NST giới tính. 

C.  Gen lặn nằm trên NST thường.                

D.  Gen trội nằm trên NST thường.

Câu 15:   Nhận định nào không đúng khi nói về liệu pháp gen?

A.  Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác. 

B.  Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành. 

C.  Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit. 

D. Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh.

Lời giải

 


1

2

3

4

5

B

C

D

B

A

6

7

8

9

10

A

D

D

C

A

11

12

13

14

15

B

B

B

D

C


Bài Tập và lời giải

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 131 SBT Sinh học 9

Câu 1

 Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Cả A, B và C.

Xem lời giải

Giải bài 6,7,8,9,10 trang 132 SBT Sinh học 9

Câu 6

Để bảo vệ tài nguỵên nước, cần làm gì ?

A. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước đúng mục đích và tiết kiệm.

B. Xử lí nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt hợp lí.

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các nguồn nước, trồng cây, gây rừng.

D. Cả A, B và C. 

Xem lời giải

Giải bài 11, 12, 13, 14, 15 trang 133 SBT Sinh học 9

Câu 11

 Rừng thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Không thuộc loại nào nêu trên.

Xem lời giải

Giải bài 16, 17, 18, 19, 20 trang 134 SBT Sinh học 9

Câu 16

Các biện pháp bảổ vệ tài nguyên sinh vật là

A. bảo vệ rừng.

B. trồng cây, gây rừng; không săn bắt động vật hoang dã.

C. xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

D. cả A, B và C.

Xem lời giải

Giải bài 21,22,23,24,25 trang 134 SBT Sinh học 9

Câu 21

 Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật ?

A. Đồng, chì, sắt, kẽm.

B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên.

C. Cát, sỏi, đá.

D. Năng lượng vĩnh cửu.

Xem lời giải

Giải bài 26, 27, 28, 29, 30 trang 135 SBT Sinh học 9

Câu 26

 Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác biệt nhau bởi

A. đặc tính vật lí

B. đặc tính hoá học

C. đặc tính sinh học

D. cả A, B và 

Xem lời giải

Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 136 SBT Sinh học 9

Câu 31

 Để bảo vệ các hệ sinh thái biển, cần

A. có kế hoạch khai thác tài nguyên biển hợp lí.

B. bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

C. chống ô nhiễm môi trường biển.

D. cả A, B và C.

Xem lời giải

Giải bài 36, 37, 38, 39, 40 trang 137 SBT Sinh học 9

Câu 36

Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm

A. khai thác rừng bừa bãi.

B. săn bắt động vật hoang dã.

C. đổ chất thải độc hại ra môi trường.

D. cả A, B và C.

Xem lời giải

Giải bài 41, 42, 43, 44 trang 138 SBT Sinh học 9

Câu 41

 Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết có liên quan đến các vấn đề về

A. xã hội.                          B. kinh tế.

C. giáo dục.                      D. cả A, B và C

Xem lời giải