Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương III - Sinh 12

Câu 1: Kiểu gen ở thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật là AaBb, nếu cho tự thụ phấn chặt chẽ qua nhiều thế hệ thì số dòng thuần được tạo ra trong quần thể là: 

A. 2                             B. 4                             C. 6                             D. 8

Câu 2: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacdi- Vanbec là: 

A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

C. Từ tần số tương đối của các alen có thể tự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

D. B và C

Câu 3: Vốn gen của quần thể là:

A. Toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định

B. Tất cả các gen nằm trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể đó

C. Tất cả các alen nằm trong quần thể không kể đến các alen đột biến

D. Kiểu gen của các quần thể.

Câu 4: Có 40 cá thể trong quần thể 1, tất cả đều có kiểu gen AA; có 25 cá thể trong quần thể 2, tất cả đều có kiểu gen aa. Giả sử hai quần thể này nằm cách xa nhau và  điều kiện môi trường của chúng là rất giống nhau. Dựa vào những thông tin trên đây, sự khác biệt về mặt di truyền giữa hai quần thể có nhiều khả năng nhất là do:

A. Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên                      B. Tác động của chọn lọc tự nhiên

C. Tác động của đột biến                                            D. Tác động của giao phối không ngẫu nhiên

Câu 5: Nghiên cứu thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

0,5

0,6

0,65

0,675

Aa

0,4

0,2

0,1

0,05

aa

0,1

0,2

0,25

0,275

Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là

A. Đột biến                                                     B. giao phối ngẫu nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên                                D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 6: Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm 0,95?

A. 1                             B. 3                             C. 4                             D. 2

Câu 7: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Giả sử tại một xã miền núi, tỷ lệ người mắc bệnh là 1/10000. Một cặp vợ chồng trong xã này không bị bệnh bạch tạng, xác suất để họ sinh con không bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? Biết rằng quần thể đang cân bằng về mặt di truyền?

A. 0,9                          B. 0,99505                  C. 0,1818                    D. 0,00495

Câu 8: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do gen lặn trên   NST thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 84% số người mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là:

A. 0,8                          B. 0,6                          C. 0,4                          D. 0,2

Câu 9: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 84%. Theo lí thuyết, các cây có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chiếm tỉ lệ:

A. 64%                        B. 42%                        C. 52%                        D. 36%

Câu 10: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?

A. 1,97%                     B. 9,4%                       C. 1,72%                     D. 0,57%

Lời giải

1

2

3

4

5

 

D

A

 

 

6

7

8

9

10

B

B

B

B

B

 


Bài Tập và lời giải

Bài 12.1 Trang 15 SBT Hóa học 9

Đề bài

Bạn em đã lập bảng về mối quan hệ giữa một số kim loại với một số dung dịch muối như sau :

Chú thích : Dấu X là có phản ứng hoá học xảy ra. 

Dấu O là không xảy ra phản ứng.

Hãy :

a)  Sửa lại những dấu x và o không đúng trong các ô của bảng.

b)  Bổ sung dấu x hoặc dấu o vào những dấu chấm trong các ô trống.

c)  Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra theo dấu x.

Xem lời giải

Bài 12.2 Trang 16 SBT Hóa học 9

Đề bài

Có những chất sau : CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2.

a)  Hãy sắp xếp các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hoá học.

b)  Viết các phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.

Xem lời giải

Bài 12.3 Trang 16 SBT Hóa học 9

Đề bài

Có 5 ống nghiệm A, B, C, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \)  CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

ỐNG NGHIỆM

KHỐI LƯỢNG CHẤT RẮN sau Mồl lần nung (gam)

 

Lần thứ 1

Lần thứ 2

Lần thứ 3

Lần thứ 4

A

8,6

8,5

8,0

8,0

B

9,8

9,5

8,5

8,0

C

16,0

9,7

9,1

8,5

D

8,0

8,0

8,0

8,0

E

12,4

12,4

12,4

12,4

 

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.

Xem lời giải

Bài 12.4 Trang 17 SBT Học học 9

Đề bài

Dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng :

a)  Từ các đơn chất có thể điều chế hợp chất hoá học.

b)  Từ hợp chất hoá học có thể điều chế các đơn chất.

c)   Từ hợp chất hoá học này có thể điều chế hợp chất hoá học khác

Xem lời giải

Bài 12.5 Trang 17 SBT Hóa học 9

Đề bài

Có những chất sau :

A. Cu; B. CuO ;

C. MgCO3 ; D. Mg ; E. MgO.

a)  Chất nào tác dụng với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng, sinh ra

1. chất khí cháy được trong không khí ?

2.chất khí làm đục nước vôi trong ?

3. dung dịch có màu xanh lam ?

4. dung dịch không màu và nước ?

b)  Chất nào không tác dụng với dung dịch HCl và axit sunfuric loãng ?

Xem lời giải

Bài 12.6 Trang 17 SBT Hóa học 9

Đề bài

Từ những chất đã cho : Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2SO4, CuO, hãy viết các phương trình hoá học điều chế những bazơ sau: 

a)  NaOH ;

b)  Fe(OH)3 ;

c) Cu(OH)2.

Xem lời giải

Bài 12.7* Trang 17 SBT Hóa học 9

Đề bài

Có hỗn hợp khí CO và CO2. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, sinh ra 1 gam kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ.

a)  Viết các phương trình hoá học.

b)  Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

Xem lời giải

Bài 12.8 Trang 17 SBT Hóa học 9

Đề bài

Cho một dung dịch có chứa 10 gam NaOH tác dụng với một dung dịch có chứa 10 gam HNO3.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Hãy cho biết màu quỳ tím sẽ chuyển đổi như thế nào ? Giải thích

Xem lời giải