Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1- Sinh học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1. (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây qui định ?

A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân từ ADN

B. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào

C. Tỉ lệ (A + T) / (G + X) trong phân tử ADN

D. A + G = T + X

2. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:

A. tARN         B. rARN         C­. mARN        D. Cả A, B và C.

3. Đặc điềm nào sau đây về mặt cấu tạo của ARN khác với ADN?

A. Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại X.

B. Có 4 nuclêôtit A, U, G, X liên kết tạo nên một vòng xoắn

C. Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại u.

D. Câu B và C đúng.

E. Câu A và B đúng.

4. Một đoạn mạch cùa gen có câu trúc sau:

 Mạch 1: A-T-G-X-T-X-G

Mạch 2: T - A - X - G- A- G- X

5. Trình tự các mạch đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 sẽ là:

A. A-T-G-X-T-X-G   

B.A-U - G - X - U - X - G

C. A-U-G-X-T-X-G                           

D.U-A-X-G-A-G-X

Câu 2. (6 điểm) Một gen có chiều dài bằng 4080 ăngstrong (Å ) và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3.

Xác định số vòng xoắn và số nuclêôtit của gen.

Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1. (5 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân tớcnơ, có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A. 1 nhiễm sắc thể.                                     B.  2 nhiễm sắc thể.

C. 3 nhiễm sắc thể.                                     D.  4 nhiễm sắc thể.

2. Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuciêôtit của cấu trúc gen gọi là:

A. Thường biến                                          B.  Đột biến gen

C. Đột biến cấu trúc NST                          D.  Đột biến số lượng NST.

3. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:

A. Dị bội thể                                              B.  Đa bội thể

C. Tam bội                                                  D.  Tứ bội

4. biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường được gọi là:

A. Thường biến                                          B.  Đột biến gen

C. Biến dị tổ hợp                                       D.  Đột biến NST

5. Đột biến là những biến đổi xảy ra ở:

A. Nhiễm sắc thể và ADN

B. Phân tử ADN và tế bào chất

C. Phân tử ARN vận chuyển

D. Phân tử ARN thông tin

Câu 2 . (5 điểm)

Biến dị là gì ? Có mẩy loại biến dị ?

Nêu khái niệm, các dạng của đột biến gen.

Vỉ sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

1. Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc nào ?

A. NST ở trạng thái co xoắn tối đa

B. NST bắt đầu co xoắn lại

C. NST ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn

D. NST bắt đầu tháo xoắn và bắt đầu duỗi ra

2. ARN được cấu tạo từ các nguyên tố

A. C, H,O,N và P

B. C,H,O, và N

C. C, H,O và P

D. C,H,O

3. Chức năng chủ yếu của protein là:

A. Chức năng cấu trúc và chức năng xúc tác

B. Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất

C. Chức năng bảo vệ

D. Cả A,B, và C

4. Đặc điểm cấu tạo của protein bậc 4 là :

A. Cấu tạo bởi một mạch không gian cuộn xoắn

B. Cấu tạo bởi hai mạch không gian cuộn xoắn

C. Cấu tạo bởi một mạch cuộn xoắn

D. Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.

5. Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là :

A. Đột biến NST

B. Đột biến gen

C. Biến dị tổ hợp

D. Thường biến

Câu 2. ( 5 điểm)

Cho một mạch của đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau :

Mạch 2 :……X – X – G – G – A – T – T – A – X – X - ……

Có thể dựa vào đoạn mạch trên để tính số lượng từng loại nucleotit của đoạn gen nói trên hay không ? cho ví dụ .

Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đã cho và viết cả đoạn gen gồm 2 mạch

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1 . (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Phân từ ADN có % nuclêôtit loại A là 20%. Trường hợp nào sau đây đúng?

A. % X + % G = 60 %.B.%X + % G = 80 %,

C. % A + % T =50 %. D.%X + % G = 30 %.

2. Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự không phân ly bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Giao tử có 3 nhiễm sắc thể hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.

B. Giao tử có 2 nhiễm sắc thể hoặc không có NST nào của cặp tương đồng,

C. Hai giao tử đều có một NST của cặp tương đồng.

D.  Hai giao từ đều không có NST của cặp tương đồng.

3. Bộ NST của một loài là 2n = 24. Số lượng NST ở thể 3n là bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A.6.                         B. 24.                                     

C. 12.                      D.  36

4. Một gen có 3200 nucleôtit, số nuclêôtit loại A chiếm 30% lỏng so nuclêôtit của gen. Vậy số nucleotit loại G là bao nhiêu?

A. 720             B. 960                                                

B. 640             D.  1600

Câu 2. (3 điểm) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

Câu 3 . (3 điểm)  Hệ quả của nguyên tắc bổ sung (NTBS) được thể hiện ở những điểm nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1 . (5 điểm)  hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Tên gọi của phân tử ADN ?

A. Nuclêôtit               

B. Axit nuclcic

C. Axit ribônuclêic     

D. axit đeôxiribônuclêic.

2. Kết quả dẫn đến từ nguyên tác bổ sung trong phân tử ADN là:

A. A = X và T - G         B. A = G và A = X

C. A = T và G = X        D. A = T - G = X.

3. Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là:         

A. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó

B. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau

C. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau

D. Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau.

4. Cấu tạo gồm một 1 chuôi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là:

A. Prôtêin bậc 1           B. Prôtêin bậc 2

C. Prôtêin bậc 3           D.  Prôtêin bậc 4

5. Bộ NST của một loài là 2n = 24. Số lượng NST ở thể 4n là:

A. 48.                          B. 24.                         

C. 12.                          D.  36

 Câu 2 . (2 điểm)  Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

 Câu 3 . (3 điểm)  Cho một mạch của đoạn gen như sau:

Mạch 1: .... - A - G X - A T G - T - T - A - X - …

Hãy xác định:

a. Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch 2 của gen tương ứng với đoạn mạch đã cho.

b. Trình tự các cặp nuclêôtit của cả đoạn gen.

c. Số lượngtừng loại nucicôtit của đoạn gen.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Học kì 1 - Sinh học 8

Câu 1. (4 điểm) Hãy ghi chú thích thay cho các số 1,2,3…vào sơ đồ sau.


Hình 1. Sơ đồ vòng phản xạ

Câu 2. (6 điểm) Mô là gì? Hãy liệt kê các loại mô chính và cho biết vị trí của chúng trong cơ thể.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1 . (2 điểm)  Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3, 4 trong các câu sau:

Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn ….(1)….. rất nhiều nên mỗi NST phải mang….(2)….Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành…(3)….số nhóm liên kết ở mỗi loài thường (4)  trong bộ đơn bội của loài.

Câu 2 . (3 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhờ chủ yếu vào sự tăng….qua quả trình nguyên phân.

A. Số lượng tế bào                                    B. Kích thước tế bào

C. Số lượngvà kích thước tế bào              D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Thế nào là lai phân tích?

A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.

B. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.

D.  Câu B và C.

3. Qua giảm phân ờ động vật, mỗi noãn bào bậc 1 cho ra bao nhiêu trứng có kích thước lớn tham gia vào việc thụ tinh?

A. 1 trứng                  B. 2 trứng                               

C. 3 trứng                  D. 4 trứng.

Câu 3. (3 điểm)  Nêu cấu trúc của NST.

Câu 4. (2 điểm) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1 . (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây ?

A. Kì đầu                      B. Kì giữa                              

C. kì sau                      D.  Kì cuối.

2. Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng

A. Trội, lặn                  B. Lặn, trội

C. Dị hợp, đồng hợp   D.  Đồng hợp, dị hợp

3. Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li?

A. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng mang lai

B. Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn

C. Các tính trạng phải di truyền độc lập với nhau

D. số lượng cá thể thu được ở con lai phải đủ lớn

4. Hiện tượng tính trạng trung gian xuat hiện là do:

A. Gen trội át hoàn toàn gen lặn

B. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn

C. Gen trội và gen lặn cùng biểu hiện riêng rẽ

D.  Gen lặn lấn át gen trội  

Câu 2 . (6 điểm)

Nêu chức năng của NST. Cho vài ví dụ về tính đặc trưng của NST ở một số loài.

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Học kì 1 - Sinh học 9

Câu 1 . (5 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. toàn quả vàng         B. Toàn quả đỏ

C. Tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng   D.  Tỉ lệ 3 đỏ: 1 vàng

2. Biến dị tổ hợp là:

A. Kiểu hình con giống bố mẹ                      B. Kiểu hình con giống nhau

C. Kiểu hình con khác bố mẹ                        D. cả câu A, B, C đều đúng.

3. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái.

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.

D.  Sự tạo thành hợp tử.

4. Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?

A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn

B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn

C. một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thể dị hợp tử

D.  Câu A và B đúng.

5. Nhận biết một cơ thể đồng hợp tử hay dị hợp tử về tính trạng đang xét, ta sử dụng phép lai nào sau đây ?

A. Giao phấn        B. Lai phân tích

C. tạp giao           D. Câu A và C đúng.

Câu 2 . (2 điểm)  Khái niệm về NST giới tính? Cho ví dụ.

Câu 3 . (3 điểm) Bản chất và ý nghĩa của quá trình giảm phân ?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”