Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 - Chương 5 – Vật lí 12

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tia sáng nào dưới đây không phải là tia sáng đơn sắc?

A.Tia sáng đỏ.

B.Tia sáng trắng.

C.Tia sáng vàn.

D.Tia sáng lục.

Câu 2: Chọn phát biểu sai.

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A.không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B.có một bước sóng xác định.

C.có tốc độ không đổi khi truyền từ môi trường này sang một môi trường khác.

D.bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng.

A.Có thể thu được quang phổ vạch hấp thụ khi nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

B.Có thể thu được quang phổ vạch hấp thụ khi nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ cao hơn nhiệt độ  của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

C.Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát ra.

D.Có thể thu được quang phổ vạch hấp thụ khi nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

Câu 4: Một miếng sắt và một miếng sứ, nếu cùng đặt trong lò nung đến nhiệt độ 15000C sẽ cho

A.quang phổ vạch phát xạ giống nhau.

B.quang phổ vạch hấp thụ giống nhau.

C.quang phổ liên tục giống nhau.

D.miếng sứ không có quang phổ.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia X?

A.Tia X không có khả năng ion hóa không khí.

B.Tia X có tác dụng sinh lí.

C.Tia X tác dụng mạnh lên kính ảnh.

D.Tia X có khả năng đâm xuyên.

Câu 6: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe sáng cách nhau 0,8mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m, bức xạ đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng \(\lambda  = 0,64\mu m.\)  Vân sáng bậc 4 và bậc 7 ở cùng phía so với vân chính giữa cách nhau một khoảng

\(\begin{array}{l}A.3,2\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.1,6\mu m\\C.4,8\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.6,4\mu m\end{array}\)

Câu 7: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, dùng đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1},{\lambda _2}.\)  Người ta quan sát được trên màn có hai hệ vân giao thoa, đồng thời vân sáng thứ 3, thứ 6,…của bức xạ \({\lambda _1}\)  trùng với các vân thứ 4, thứ 8…của bức xạ \({\lambda _2}.\)  Biết một trong hai bức xạ có bước sóng là \(0,5\mu m.\)  Hãy xác định giá trị cụ thể của \({\lambda _1},{\lambda _2}.\)

\(\begin{array}{l}A.{\lambda _1} = 0,666\mu m;{\lambda _2} = 0,375\mu m\\B.{\lambda _1} = 0,500\mu m;{\lambda _2} = 0,375\mu m\\C.{\lambda _1} = 0,500\mu m;{\lambda _2} = 0,666\mu m\\D.{\lambda _1} = 0,375\mu m;{\lambda _2} = 0,500\mu m.\end{array}\)

Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 0,48\mu m;{\lambda _2} = 0,64\mu m.\)  Người ta thấy vân sáng bậc 4 của bức xạ \({\lambda _1}\)  trùng với vân sáng bậc k của bức xạ \({\lambda _2}.\)  Giá trị của k là:

A.5                              B.4

C.3                              D.2

Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Biết hai khe cách nhau 0,5mm và cách màn quan sát 1,5m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là \(0,5\mu m.\)  Tại điểm M cách vân trung tâm 3,75mm có

A.vân sáng bậc 3

B.vân tối thứ 3

C.vân tối thứ 4.

D.vân sáng bậc 4.

Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Biết khoảng cách giữa hai khe bằng 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda .\)  Người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 là 4,5mm. Bước sóng \(\lambda \)  có giá trị bằng

\(\begin{array}{l}A.0,5625\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,6000\mu m\\C.0,7778\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,8125\mu m\end{array}\)

Câu 11: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 7,6.10-7m đến 10-3m thuộc loại sóng nào dưới đây?

A.Ánh sáng nhìn thấy.

B.Tia tử ngoại.

C.Tia hồng ngoại.

D.Tia X.

Câu 12: Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng 0,5.10-3mm. Một bức xạ tử ngoại có bước sóng 100mm. Bức xạ nào có tần số lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A.Bức xạ tử ngoại có tần số lớn hơn và lớn hơn 40 lần.

B.Bức xạ tử ngoại có tần số lớn hơn và lớn hơn 50 lần.

C.Bức xạ tử ngoại có tần số lớn hơn và lớn hơn 45 lần.

D.Bức xạ tử ngoại có tần số lớn hơn và lớn hơn 60 lần.

Câu 13: Chọn phát biểu sai

A.Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.

B.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thướng.

C.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

D.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

Câu 14: Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng từ \(0,38\mu m\)  đến \(0,76\mu m\)  vào hai khe trong thí nghiệm Y-âng. Tại vị trí ứng với vân sáng bậc 3 của ánh sáng tím có bước sóng \(\lambda  = 0,4\mu m\)  còn có vân sáng của ánh sáng có bước sóng bằng

\(\begin{array}{l}A..0,48\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,55\mu m\\C.0,65\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,60\mu m\end{array}\)

Câu 15: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, dùng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 0,5\mu m\)  (màu xanh) và \({\lambda _2} = 0,4\mu m\)  (màu tím). Khoảng cách giữa hai khe a=1mm, khoảng cách từ khe đến màn D=1m. Vị trí có cả vân tím và vân xanh gần nhất cách vân trung tâm một khoảng bằng

A.4,5mm                     B.4mm

C.4,812mm                 D.2mm

Câu 16: Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp, coi như một tia sáng vào một lăng kính có góc chiết quang A=70, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Điểm tới ở rất gần A, chiết suất của tia tím và tia đỏ lần lượt bằng 1,54 và 1,50. Quang phổ thu được trên một màn song song và cách mặt phẳng phân giác của lăng kính 2m, có bề rộng là:

\(\begin{array}{l}A.7,{5.10^{11}}Hz\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.5.10^{13}}Hz\\C.7,{5.10^{12}}Hz\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.5.10^4}Hz\end{array}\)

Câu 18: Điện áp giữa hai cực của một ống tia X là 20kV. Bỏ qua động năng của electron bắn ra khỏi catot. Bước sóng nhỏ nhất của photon được phát ra từ ống này bằng

\(\begin{array}{l}A.0,{61.10^{ - 10}}m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,{16.10^{ - 10}}m\\C.0,{56.10^{ - 11}}m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,{65.10^{ - 11}}m\end{array}\)

B.PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19: (2 điểm) Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Biết các khe S1, S2 được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda ,\)  khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 2,5m, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 1,6mm.

a) (1 điểm) Tìm bước sóng \(\lambda .\)

b) (1 điểm) Xác định vị trí của vân sáng bậc năm và vân tối thứ sáu.

Câu 20: (2 điểm) Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Biết hai khe cách nhau 0,5mm, màn ảnh cách hai khe một khoảng 2m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng \(0,5\mu m.\)

a) (1 điểm) Tại các điểm cách vân trung tâm những khoảng 9mm và 12mm có vân loại gì, bậc bao nhiêu?

Lời giải

1

2

3

4

5

B

C

A

C

A

6

7

8

9

10

C

B

C

B

A

11

12

13

14

15

C

B

A

D

D

16

17

18

 

B

D

A

 

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: C

Câu 9: B

\(\begin{array}{l}I = \dfrac{{\lambda d}}{a} = \dfrac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.1,5}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 1,5\,mm;\\{x_M} = 3,75mm = (2 + 0,5)i\end{array}\)

Vậy tại M có vân tối thứ ba.

Câu 10: A

Câu 11: C

Câu 12: B

Câu 13: A

Câu 14: D

Câu 15: D

Câu 16: B

Câu 17: D

Câu 18: A

Câu 19:

\(\begin{array}{l}a)\lambda  = \dfrac{{ia}}{D} = \dfrac{{1,{{6.10}^{ - 3}}.1,{{2.10}^{ - 3}}}}{{2,5}} = 0,768\mu m\\b){x_{SS'}} = 5i = 8mm;{x_{t6}} = 5,5i = 8,8mm\end{array}\)

Câu 20:

\(a)i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.2}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2mm\)

Tại điểm cách vân trung tâm 9mm, ta có x = 9 mm = 4,5i. Vậy tại đây có vân tối thứ 5.

Tại điểm cách vân trung tâm 12mm, ta có: x = 12mm =6i. Vậy tại đây có vân sáng bậc 6.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 1 - Hình học 11

Câu 1: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?

A.Không có         B. Chỉ có một

C. Chỉ có hai       D. Vô số

Câu 2: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. Phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

B. Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.

C. Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho

D. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.

 Câu 3: Cho phép tịnh tiến theo \(\vec v = \vec 0\), phép tịnh tiến \({T_{\vec 0}}\) biến hai điểm phân biệt M và N thành hai điểm \(M'\)và \(N'\) . Khi đó:

A.Điểm M trùng với điểm N

B. Vectơ \(\overrightarrow {MN} \) là vectơ \(\vec 0\)

C.Vectơ \(\overrightarrow {MM'}  = \overrightarrow {NN'}  = \vec 0\)

D. \(\overrightarrow {MM'}  = 0\)

Câu 4: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(2;5). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (1;2)\)biến A thành điểm có tọa độ là:

A.(3;1)              B. (1;6)

C. (3;7)             D. (4;7)

Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(2;5). Hỏi A là ảnh của điểm nào trong các điểm sau qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (1;2)\)?

A.(3;1)                  B. (1;3)

C. (4;7)                 D. (2;4)

Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy , cho phép biến hình \(f\) xác định như sau: Với mỗi M (x;y) ta có \(M' = f(M)\) sao cho \(M'(x';y')\) thỏa mãn \(x' = x + 2,y' = y - 3\).

A. \(f\)là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (2;3)\)

B. \(f\)là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = ( - 2;3)\)

C. \(f\)là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = ( - 2; - 3)\)

D. \(f\)là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (2; - 3)\)

Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy cho 2 điểm A (1;6), B (-1;-4). Gọi C , D lần lượt là ảnh của A và B qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (1;5)\). Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. ABCD là hình thang

B. ABCD là hình bình hành

C. ABDC là hình vuông

D. Bốn điểm A,B,C,D thẳng hàng

Câu 8: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec v = (1; - 3)\) và đường thẳng d có phương trình \(2x - 3y + 5 = 0\). Viết phương trình đường thẳng \(d'\)là ảnh của d qua phép tịnh tiến \({T_{\vec v}}\).

A. \(d':2x - y - 6 = 0\)   

B. \(d':x - y - 6 = 0\)

C. \(d':2x - y + 6 = 0\)

D. \(d':2x - 3y - 6 = 0\)

Câu 9: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C ) có phương trình \({x^2} + {y^2} + 2x - 4y - 4 = 0\). Tìm ảnh của (C ) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (2; - 3)\).

A. \({x^2} + {y^2} - x + 2y - 7 = 0\)   

B. \({x^2} + {y^2} - x + y - 7 = 0\)

C. \({x^2} + {y^2} - 2x + 2y - 7 = 0\)

D. \({x^2} + {y^2} - x + y - 8 = 0\)

Câu 10: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho phép tịnh tiến theo \(\vec v = ( - 2; - 1)\), phép tịnh tiến theo \(\vec v\)biến parabol \((P):y = {x^2}\) thành parabol \((P')\). Khi đó phương trình của \((P')\) là:

A. \(y = {x^2} + 4x + 5\)

B. \(y = {x^2} + 4x - 5\) 

C. \(y = {x^2} + 4x + 3\)

D. \(y = {x^2} - 4x + 5\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 1 - Hình học 11

Câu 1: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M (2;3). Hỏi trong bốn điểm sau, điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox ?

A.(3;2)               B. (2;-3)

C. (3;-2)             D. (-2;3)

Câu 2: Hình gồm 2 đường tròn có tâm và bán kính khác nhau có bao nhiêu trục đối xứng?

A.Không có        B. Một

C. Hai                 D. Vô số

Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy, cho parabol \((P)\)có phương trình \({x^2} = 4y\). Hỏi parabol nào trong các parabol sau là ảnh của \((P)\) qua phép đối xứng trục Ox ?

A. \({x^2} = 4y\)               B. \({x^2} =  - 4y\)

C. \({y^2} = 4x\)               D. \({y^2} =  - 4x\)

Câu 4: Hình nào sau đây là có trục đối xứng

A.Tam giác bất kỳ        B. Tam giác cân

C. Tứ giác bất kỳ          D. Hình bình hành

Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M (2;3). Hỏi trong bốn điểm sau điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng trục qua đường thẳng d: x –y = 0?

A. (3;2)                         B. (2;-3)
C. (3;-2)                        D. (-2;3)

Câu 6: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho phép đối xứng trục Ox . Phép đối xứng trục Ox biến đường thẳng d: x + y -  2= 0 thành đường thẳng \(d'\) có phương trình là:

A. \(x - y - 2 = 0\)          B. \(x + y + 2 = 0\)

C. \( - x + y - 2 = 0\)      D. \(x - y + 2 = 0\)

Câu 7: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A.Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng.

B. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình tròn.

C. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm những đường tròn đồng tâm.

D. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm hai đường thẳng vuông góc.

Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn ( C): \({x^2} + {y^2} + 2x - 4y - 4 = 0\). Tìm ảnh của (C ) qua phép đối xứng trục Ox?

A. \((C'):{(x + 2)^2} + {(y + 2)^2} = 9\)

B. \((C'):{(x + 1)^2} + {(y + 1)^2} = 9\)

C. \((C'):{(x + 3)^2} + {(y + 2)^2} = 9\)

D. \((C'):{(x + 1)^2} + {(y + 2)^2} = 9\)

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M (2;3). Hỏi M là ảnh của điểm nào trong các điểm sau qua phép đối xứng trục Oy?

A. (3;2)                         B. (2;-3)

C. (3;-2)                        D. (-2;3)

Câu 10: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M ( 1;5). Tìm ảnh của M qua phép đối xứng qua đường thẳng \(d:x + 2y + 4 = 0\):

A. \(M'( - 5; - 7)\)          B. \(M'(5;7)\)

C. \(M'( - 5;7)\)              D. \(M'(5; - 7)\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 1 - Hình học 11

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Phép đối xứng tâm không có điểm nào biến thành chính nó .

B. Phép đối xứng tâm có đúng 1 điểm biến thành chính nó

C. Có phép đối xứng tâm có 2 điểm biến thành chính nó.

D. Có phép đối xứng tâm có vô số điểm biến thành chính nó.

Câu 2: Hình nào sau đây không có tâm đối xứng ?

A. Hình vuông              B. Hình tròn

C. Hình tam giác đều    D. Hình thoi

Câu 3: Khẳng định nào sau đây đúng về phép đối xứng tâm:

A. Nếu \(OM = OM'\) thì \(M'\)là ảnh của M qua phép đối xứng tâm O.

B. Nếu \(\overrightarrow {OM}  =  - \overrightarrow {OM'} \) thì \(M'\) là ảnh của M qua phép đối xứng tâm O.

C. Phép quay là phép đối xứng tâm.

D. Phép đối xứng tâm không phải là một phép quay.

Câu 4: Ảnh của điểm M ( 3;-1) qua phép đối xứng tâm I ( 1;2) là:

A. (2;1)                          B. ( -1;5)

C. (-1;3)                        D. (5;-4)

Câu 5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(d:x = 2\). Trong các đường thẳng sau đường thẳng nào là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O?

A. x = -2                        B. y = 2

C. x = 2                         D. y = -2

Câu 6: Cho điểm I (1;1) và đường thẳng \(d:x + 2y + 3 = 0\). Tìm ảnh của d qua phép đối xứng tâm I.

A. \(d':x + y - 3 = 0\)    

B. \(d':x + 2y - 7 = 0\)

C. \(d':2x + 2y - 3 = 0\)

D. \(d':x + 2y - 3 = 0\)

Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của điểm A ( 5;3) qua phép đối xứng tâm I (4;1) là:

A. \(A'(5;3).\)                B. \(A'( - 5; - 3).\)

C. \(A'(3; - 1).\)             D. \(A'(\dfrac{9}{2};2).\)

Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của đường tròn \((C):{(x - 3)^2} + {(y + 1)^2} = 9\) qua phép đối xứng tâm O (0;0) là đường tròn :

A. \((C'):{(x - 3)^2} + {(y + 1)^2} = 9\)

B. \((C'):{(x + 3)^2} + {(y + 1)^2} = 9\)

C. \((C'):{(x - 3)^2} + {(y - 1)^2} = 9\)

D. \((C'):{(x + 3)^2} + {(y - 1)^2} = 9\)

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của đường tròn \((C):{x^2} + {y^2} = 1\) qua phép đối xứng tâm I ( 1;0).

A. \((C'):{(x - 2)^2} + {y^2} = 1\)

B. \((C'):{(x + 2)^2} + {y^2} = 1\)

C. \((C'):{x^2} + {(y + 2)^2} = 1\)

D. \((C'):{x^2} + {(y - 2)^2} = 1\)

Câu 10: Tìm tâm đối xứng của đường cong ( C ) có phương trình \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3\).

A. I ( 2;1)                       B. I ( 2;2)

C. I (1;1)                        D. I(1;2)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 1 - Hình học 11

Câu 1: Cho tam giác đều tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc quay \(\alpha ,0 < \alpha  \le 2\pi \) biến tam giác trên thành chính nó?

A.Một                           B.Hai

C.Ba                              D.Bốn

Câu 2: Cho tam giác đều ABC. Hãy xác định góc quay của phép quay tâm A biến B thành điểm C.

A. \(\varphi  = {30^0}\)                                              

B. \(\varphi  = {90^0}\)

C. \(\varphi  =  - {120^0}\)                                         

D. \(\varphi  =  - {60^0}\) hoặc \(\varphi  = {60^0}\)

Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A ( 3;0). Tìm tọa độ ảnh \(A'\)của điểm A qua phép quay \({Q{\left( {0;\dfrac{\pi }{2}} \right)}}\).                                   

A. \(A'(0; - 3).\)             B. \(A'(0;3).\)

C. \(A'( - 3;0).\)             D. \(A'(2\sqrt 3 ;2\sqrt 3 ).\)

Câu 4: Tìm ảnh của đường thẳng  \(d:5x - 3y + 15 = 0\) qua phép quay \({Q_{\left( {0;{{90}^0}} \right)}}\)

A. \(d':x + y + 15 = 0\) 

B. \(d':3x + 5y + 5 = 0\)

C. \(d':3x + y + 5 = 0\) 

D. \(d':3x + 5y + 15 = 0\)

Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M (2;1). Hỏi phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm O và phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (2;3)\) biến điểm M thành điểm nào trong các điểm sau?

A.(1;3)                          B. (2;0)

C. (0;2)                          D.(4;4)

Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C ) có phương trình \({(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} = 4\). Hỏi phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua trục Oy và phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (2;3)\) biến (C ) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau ?

A. \({x^2} + {y^2} = 4\)                                            

B. \({(x - 2)^2} + {(y - 6)^2} = 4\)

C. \({(x - 2)^2} + {(y - 3)^2} = 4\)

D. \({(x - 1)^2} + {(y - 1)^2} = 4\)

Câu 7: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A.Có một phép tịnh tiến theo vectơ khác không biến mọi điểm thành chính nó.

B. Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó.

C. Có một phép đối xứng tâm biến mọi điểm thành chính nó.

D. Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó.

Câu 8: Tìm khẳng định sai?

A.Phép tịnh tiến là phép dời hình

B. Phép đồng nhất là phép dời hình

C. Phép quay là phép dời hình

D. Phép vị tự là phép dời hình

Câu 9: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(d:x = 2\). Trong các đường thẳng sau đường thẳng nào là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O?

A.x = -2                        B. y = 2

C. x = 2                        D. y = -2

Câu 10: Trong mặt phẳng Oxy. Phép đối xứng tâm I (-1;2) biến đường tròn \((C):{(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} = 4\) thành đường tròn nào sau đây:

A. \((C'):{(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} = 4\)

B. \((C):{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} = 4\)

C. \((C):{(x + 1)^2} + {(y + 2)^2} = 4\)

D. \((C):{(x - 2)^2} + {(y - 2)^2} = 4\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 1 - Hình học 11

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A.Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó

B.Có vô số phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó

C. Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự sẽ được một phép vị tự

D. Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự tâm I sẽ được một phép vị tự tâm I.

Câu 2: Cho tam giác ABC, với G là trọng tâm tam giác , D là trung điểm của BC. Gọi V là phép vị tự tâm G biến điểm A thành điểm D. Khi đó V có tỷ số k là:

A. \(k = \dfrac{3}{2}\) B. \(k =  - \dfrac{3}{2}\)

C. \(k = \dfrac{1}{2}\) D. \(k =  - \dfrac{1}{2}\)

Câu 3: Phép vị tự tâm O tỉ số \(k(k \ne 0)\) biến mỗi điểm M thành \(M'\) sao cho:

A. \(\overrightarrow {OM}  = \dfrac{1}{k}\overrightarrow {OM'} .\)

B. \(\overrightarrow {OM}  = k\overrightarrow {OM'} .\)

C. \(\overrightarrow {OM}  =  - k\overrightarrow {OM'} .\)

D. \(\overrightarrow {OM}  =  - \overrightarrow {OM'} .\)

Câu 4: Chọn câu sai:

A.Qua phép vị tự có tỉ số \(k \ne 1\), đường thẳng đi qua tâm vị tự sẽ biến thành chính nó.

B. Qua phép vị tự có tỉ số \(k \ne 0\), đường tròn đi qua tâm vị tự sẽ biến thành chính nó.

C. Qua phép vị tự có tỉ số \(k \ne 1\), không có đường tròn nào biến thành chính nó.

D. Qua phép vị tự \({V_{(0;1)}}\)đường tròn tâm O sẽ biến thành chính nó.

Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M (-2;4) . Phép vị tự tâm O tỉ số k = -2 biến điểm M thành điểm nào trong các điểm sau?

A.(-3;4)                         B. (-4;-8)

C. (4;-8)                        D. (4;8)

Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình \(2x + y - 3 = 0\). Phép vị tự tâm O tỉ số k = 2 biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

A. \(2x + y + 3 = 0\)     

B. \(2x + y - 6 = 0\)

C. \(4x + 2y - 3 = 0\)    

D. \(4x + 2y - 5 = 0\)

Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình \({(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} = 4\). Phép vị tự tâm O tỉ số k = -2 biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau ?

A. \({(x - 2)^2} + {(y - 4)^2} = 16\)

B. \({(x - 4)^2} + {(y - 2)^2} = 4\)

C. \({(x - 4)^2} + {(y - 2)^2} = 16\)

D. \({(x + 2)^2} + {(y + 4)^2} = 16\)

Câu 8: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Cho phép vị tự tâm I (2;3) tỉ số k = -2 biến điểm M (-7;2) thành \(M'\) có tọa độ là:

A.(-10;2)                       B. (20;5)

C. (18;2)                        D. (-10;5)

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M (2;4). Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số \(k = \dfrac{1}{2}\) và phép đối xứng qua trục Oy sẽ biến M thành điểm nào trong các điểm sau :

A.(1;2)                          B. (-2;4)

C. (-1;2)                        D. (1;-2)

Câu 10: Trong măt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho A (1;2), B (-3;1). Phép vị tự tâm I (2;-1) tỉ số k = 2 biến điểm A thành \(A'\), phép đối xứng tâm B biến \(A'\) thành \(B'\). Tọa độ điểm \(B'\) là:

A.(0;5)                          B. (5;0)

C. (-6;-3)                      D. (-3;-6)

Xem lời giải