Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 - Chương 4 – Vật lí 12

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Trong mạch dao động LC, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện và điện tích mỗi bản tụ điện biến thiên.

A. điều hòa cùng tần số, cùng pha.

B. điều hòa cùng tần số, ngược pha.

C. tuần hoàn cùng biên đọ, cùng chu kì.

D. điều hòa cùng pha, khác tần số.

Câu 2: Dao động điện từ trong mạch dao động lí tưởng LC là quá trình

A. biến đổi qua lại giữa điện tích và điện trường.

B. biến đổi của dòng điện trong mạch.

C. chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

D. biến đổi giữa điện trường và từ trường.

Câu 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm \(L = {4.10^{ - 6}}H\)  và tụ điện có điện dung C. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 250m thì điện dung của tụ điện trong mạch phải có giá trị nào sau đây? Lấy \({\pi ^2} = 10.\)

A.4,34 nF                    B.3,44 nF

C.3,44 pF                    D.4,34 pF.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng

Sóng điện từ

A. là sóng dọc có mang theo năng lượng.

B. có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang giống như sóng cơ.

C. luôn là sóng ngang vì nó truyền được trong chân không và vecto cảm ứng từ vuông pha với véc tơ cùng độ điện trường.

D. luôn là sóng ngang vì vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 5: Một mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do. Dòng điện cực đại trong mạch là I0.Tại thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường thì cường độ dòng điện trong mạch là:

\(\begin{array}{l}A.{I_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{{I_0}}}{2}\\C.2{I_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)

Câu 6: Năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên tuần hoàn với chu kì T, dòng điện qua cuộn cảm của mạch biến thiên.

A. điều hòa với chu kì T

B. điều hòa với chu kì 2T

C. điều hòa với chu kì \(\dfrac{T}{2}\)

D. tuần hoàn với chu kì T.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng về mạch dao động

A. Điện dung của tụ điện trong mạch dao động càng nhỏ thì tần số dao động điện từ càng lớn.

B. Độ tự cảm của cuộn dây trong mạch dao động nhỏ thì chu kì dao động điện từ càng lớn.

C. Mạch dao động là một mạch điện gồm có cuộn cảm và tụ điện.

D. Năng lượng điện từ trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 8: Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm 5mH và tụ điện có điện dung \(50\mu F.\)  Chu kì dao động điện từ riêng của mạch dao động là:

\(\begin{array}{l}A.3,{14.10^{ - 4}}s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.99,3s\\C.3,{14.10^{ - 3}}s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,314s\end{array}\)

Câu 9: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, điện tích cực đại trên hai bản tụ là U0. Mạch dao động này có thể thu sóng điện từ có tần số góc được tính bởi biểu thức nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{{I_0}}}{Q}\\C.\dfrac{Q}{{{I_0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{Q}{I}\end{array}\)

Câu 10: Một mạch dao động LC có tần số dao động riêng là f1=90kHz nếu dùng tụ điện C1 có tần số f2=120kHz nếu dùng tụ điện C2. Khi dùng tụ điện có điện dung C = C1+C2 thì tần số dao động riêng của mạch là:

A.210 kHz               B.72 kHz

C.30 kHz                 D.105 kHz

Câu 11: Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch LC lí tưởng là:

\(i = 0,6\sin \left( {{{4.10}^6}t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,(A)\)

Điện tích lớn nhất của tụ điện có giá trị bằng

\(\begin{array}{l}A.0,6C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.2,{4.10^{ - 4}}C\\C{.15.10^{ - 6}}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.2,{4.10^{ - 6}}C\end{array}\)

Câu 12: Trong mạch dao động LC lí tưởng, cứ sau những khoảng thời gian bằng 0,05s thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kì dao động của mạch là:

A.0,2s                          B.0,1s

C.0,05s                        D.0,025s

Câu 13: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tụ cảm L và tụ điện có điện dung C, tần số dao động của mạch là 1 Hz. Nếu mắc thêm một tụ điện có điện dung C0=3C song song với tụ điện C của mạch thì tần số dao động của mạch là

A.2Hz                         B.0,5Hz

C.0,2Hz                       D.5Hz

Câu 14: Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động LC là \(i = 50\sin 2000t\,(mA).\)  Tụ điện có điện dung \(C = 5\mu F.\)  Độ tự cảm của cuộn cảm là

A.50mH                      B.25mH

C.5mH                        D.250mH

Câu 15: Một sóng điện từ có tần số f = 150 MHz và truyền đi với tốc độ \(c = {3.10^8}\,m/s.\)

Bước sóng \(\lambda \)  của sóng điện từ này là

A.0,20m                      B.2m

C.45m                         D.0,5.1016m

Câu 16: Trong một mạch dao động LC lí tưởng, có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \(\dfrac{{{I_0}}}{2}\)  thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là:

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{3}{4}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{U_0}\\C.\dfrac{1}{2}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{\sqrt 3 }}{4}{U_0}\end{array}\)

Câu 17: Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng

A.4C                            B.1C

C.2C                            D.3C

Câu 18: Một mạch dao động khi dùng tụ điện C1 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì tần số riêng của mạch f1=10MHz, khi dùng tụ điện C2 và cuộn cảm L thì tần số riêng của mạch là f2=7,5MHz. Khi mạch dao động dùng hai tụ C1 và C2 ghép nối tiếp với cuộn cảm L nói trên thì tần số dao động riêng của mạch là:

A.12,5MHz                 B.25MHz

C.50kHz                      D.17,5MHz

B.PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19; (2,5 điểm) Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ điện C=2nF và cuộn cảm \(\) \(L = 8,8\mu H.\)

a) (1 điểm) Mạch trên có thể bắt được sóng có bước sóng \({\lambda _0}\)  bằng bao nhiêu? Sóng đó thuộc dải sóng vô tuyến nào? Tính tần số f0 tương ứng.

b) (1,5 điểm) Để bắt được dải sóng ngắn \((10m \div 50m)\)  cần ghép thêm một tụ xoay Cx có giá trị bằng bao nhiêu? Cách ghép như thế nào?

Câu 20: (1,5 điểm) Cho mạch dao động LC có L=50mH và \(C = 5\mu F.\)  Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.

a) Tính chu kì dao động điện từ trong mạch.

b) Tính năng lượng điện từ của mạch dao động khi hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6V.

c) Xác định cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm mà hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ là 4V.

Lời giải

1

2

3

4

5

A

C

A

D

D

6

7

8

9

10

B

A

C

A

B

11

12

13

14

15

C

A

B

A

C

16

17

18

 

B

D

A

 

Giải chi tiết

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: A

\(\lambda  = 2\pi c\sqrt {LC}  \Rightarrow C = \dfrac{{{\lambda ^2}}}{{4{\pi ^2}cL}}\)

Thay số ta có: \(C = 4,{34.10^{ - 9}}F = 4,34nF\)

Câu 4: D

Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: C

\(T = 2\pi \sqrt {LC}  = \sqrt {{{5.10}^{ - 3}}{{.50.10}^{ - 6}}}\)\(\,  = 3,{14.10^{ - 3}}s\)

Câu 9: A

Câu 10: B

Câu 11: C

\(\begin{array}{l}{I_0} = \omega {q_0}.\\ \Rightarrow {q_0} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega } = \dfrac{{0,6}}{{{{4.10}^4}}} = {15.10^{ - 6}}C\end{array}\)

Câu 12: A

Câu 13: B

\({f_1} = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }};{f_2} = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {L{C_b}} }}\)

Với \({C_b} = 4C \Rightarrow {f_2} = \dfrac{{{f_1}}}{2} = 0,5Hz\)

Câu 14: A

Câu 15: C

Câu 16: B

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong mạch ta có:

\(\dfrac{{CU_0^2}}{2} = \dfrac{{C{u^2}}}{2} + \dfrac{{L{i^2}}}{2} = \dfrac{{C{u^2}}}{2} + \dfrac{{LI_0^2}}{{2.4}} \)\(\,= \dfrac{{C{u^2}}}{2} + \dfrac{{CU_0^2}}{{2.4}}\)

\(\Rightarrow u = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{U_0}\)

Câu 17: D

Từ công thức: \(\lambda  = \dfrac{c}{f} = c.2\pi \sqrt {LC}  \Rightarrow C = \dfrac{{{\lambda ^2}}}{{{c^2}.4{\pi ^2}L}}\,\,(1)\)

Do C và C’ mắc song song, ta có điện dụng tương đương của bộ tụ điện:

Cb=C+C’                          (2)

Do đó: \({C_b} = \dfrac{{\lambda {'^2}}}{{{c^2}.4{\pi ^2}L}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)

Từ (1) và (3) \( \Rightarrow \dfrac{{{C_b}}}{C} = {\left( {\dfrac{{\lambda '}}{\lambda }} \right)^2} = {\left( {\dfrac{{40}}{{20}}} \right)^2} = 4\)

Kết hợp (2) và (4), ta được: C’=3C.

Câu 18: A

\(T = 2\pi \sqrt {LC}  = \dfrac{1}{f} \)

\(\Rightarrow C = \dfrac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}} = \dfrac{a}{{{f^2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)

C1 và C2 ghép nối tiếp thì: \(\dfrac{1}{C} = \dfrac{1}{{{C_1}}} = \dfrac{1}{{{C_2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)

Từ (1) và (2) \(\begin{array}{l}4{\pi ^2}{f^2}L = 4{\pi ^2}f_1^2L + 4{\pi ^2}f_2^2L\\ \Rightarrow {f^2} = f_1^2 + f_2^2 \\\Rightarrow f = \sqrt {f_1^2 + f_2^2}  = 12,5\,MHz\end{array}\)

Câu 19:

\(a)f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {L{C_0}} }} = 1,{2.10^6}Hz;\)

\(\lambda  = \dfrac{c}{f} = 250m.\)

Vậy sóng chung.

b) Khi \({\lambda _1} = 10m \Rightarrow {\lambda _1} = 2\pi \sqrt {L{C_1}} \)

\( \Rightarrow {C_1} = \dfrac{{\lambda _1^2}}{{4{\pi ^2}{c^2}L}}\)\(\, = \dfrac{{{{10}^2}}}{{4{\pi ^2}{{.3}^2}{{.10}^{16}}.8,{{8.10}^{ - 6}}}} = 3,{2.10^{ - 13}}F\)

Do \({C_1} < {C_0} \Rightarrow \) ghép Cx nối tiếp C0:

\(\dfrac{1}{{{C_1}}} = \dfrac{1}{{{C_x}}} + \dfrac{1}{{{C_0}}}\)\(\, \Rightarrow {C_x} = 0,32pF\)

\(\begin{array}{l}Khi\,{\lambda _2} = 50m\\ \Rightarrow {C_2} = \dfrac{{\lambda _2^2}}{{4{\pi ^2}{c^2}L}}\\\;\;\;\;\;\;\;\;\; = \dfrac{{{{50}^2}}}{{4{\pi ^2}{{.3}^2}{{.10}^{16}}.8,{{8.10}^{ - 6}}}}\\ \;\;\;\;\;\;\;\;\;= 1,{6.10^{ - 12}}F = 1,6pF\end{array}\)

Do C2

Câu 20:

\(\begin{array}{l}a)T = 2\pi \sqrt {LC}  = 31,{4.10^{ - 4}}(s)\\b){\rm{W}} = \dfrac{1}{2}CU_0^2 = {9.10^{ - 5}}J\\c){\rm{W}} = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2}\\\dfrac{1}{2}CU_0^2 = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2}\\ \Rightarrow i = \sqrt {\dfrac{{C(U_0^2 - {u^2})}}{L}} .\end{array}\)

Thay số ta có: \(i=0,045\,A.\)


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1.Trên tia Ox lấy các điểm A, B, C, M sao cho OA = 4cm, OB = 6cm, OC = 8cm, OM = 5cm. Hãy kết hợp một phương án ở cột 1 với một phương án ở cột 2 để được khẳng định đúng.

Cột 1

Cột 2

a.Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng

b. Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng

c. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng

d. Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng

1. AB

2. BC

3. OC

4. OA

5. AC

Câu 2. Điền vào chỗ “…” để được mệnh đề đúng :

a) Nếu điểm E nằm giữa 2 điểm M, N và……………………..thì điểm E là trung điểm của đoạn thẳng MN.

b) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB thì CA = CB = ……………….

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1. Cho hình 1, hãy kể tên :

 

a) Các tia đối nhau.

b) Các tia trùng nhau.

c) Các tia không có điểm chung.

d) Các tia có chung hai điểm A và B.

Câu 2.  Trên đường thẳng d lấy bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự ấy.

Hãy vẽ hình và cho biết :

a) Các tia trùng nhau gốc A.

b) Các tia đối nhau gốc C.

c) Hai tian AB và BA có đồi nhau không ? Vì sao ?

d) Hai tia AD và CD có trùng nhau không ? Vì sao ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1. Cho hình vẽ 1, trả lời các câu hỏi sau và ghi lại bằng kí hiệu :

a) Điểm D thuộc những đường thẳng nào ? Các đường thẳngđó còn đi qua những điểm nào?

b) Những đường thẳng nào đi qua điểm A ?

c) Đường thẳng nào đi qua điểm A và điểm B ?

d) Điểm E nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào ?

e) Ba điểm nào thẳng hàng ?

Câu 2.Vẽ bốn điểm C, D, M, N sao cho điểm C nằm giữa hai điểm M và D, điểm N nằm giữa hai điểm C và D.

a) Điểm C còn nằm giữa hai điểm nào ? Vì sao ?

b) Tìm các điểm nằm khác phía đối với điểm C. Giải thích ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 6

Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.

a) Chứng tỏ rằng điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

b) Tính độ dài đoạn CB.

c)  Lấy điểm D thuộc đường thẳng AB sao cho BD = 2cm. Tính độ dài đoạn CD.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1.  Điền vào chố “…” để được mệnh đề đúng :

a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm ……………………………

b) ba điểm không thẳng hàng là ba điểm …………………

c) Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là ……………

d) Có………………………………………… đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

e) Nếu ……………………………….. thì \(AM + MB = AB.\)

Câu 2.Cho 3 điểm M, O, N cùng thuộc đường thẳng a theo thứ tự trên. Hãy kết hợp một phương án ở cột 1 với một phương án ở cột 2 để được khẳng định đúng.

Cột 1

Cột 2

a.Điểm O thuộc

1. nằm cùng phía với điểm M.

b. Hai điểm O và N

2. đối nhau.

c. Hai điểm O và M

3. đoạn thẳng MN.

d. Hai điểm M và N

4. nằm cùng phía với điểm N.

e. Hai tia ON và OM

5. nằm khác phía với điểm O.

 

6. trùng nhau.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1. Chứng tỏ rằng \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy} = \dfrac{{\widehat {xOy}} }{ 2}\) thì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}.\)

Câu 2.Trên đường thẳng a lấy các điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó. Gọi O là điểm nằm ngoài đường thẳng a. Biết \(\widehat {MON} = {40^o},\widehat {POQ} = {20^o},\)\(\,\widehat {MOP} = {90^o}.\) Tính \(\widehat {NOP},\widehat {NOQ},\widehat {MOQ}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1.  Cho hai góc kề bù \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {BOC}.\)

a) Biết \(\widehat {AOB} = {60^o}.\) Tính \(\widehat {BOC}.\)

b) Biết \(\widehat {AOB} - \widehat {BOC} = {36^o}.\) Tính \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {BOC}.\)

Câu 2. Trên đường thẳng a lấy điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó. Gọi O là điểm nằm ngoài đường thẳng a. Biết \(\widehat {MON} = {30^o},\)\(\widehat {POQ} = {20^o},\) \(\widehat {MOP} = {90^o}.\) Tính \(\widehat {NOP},\widehat {NOQ},\widehat {MOQ}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1.  Cho tia OA. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia OA, vẽ các tia OB, OC, OD sao cho \(\widehat {AOB} = {35^o},\widehat {AOC} = {75^o},\widehat {AOD} = {125^o}.\)

a) Tính số đo góc \(\widehat {BOC},\widehat {BOD},\widehat {COD}.\)

b) Giải thích vì sao tia OC nằm giữa hai tia OB và OD ?

Câu 2. Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ot, vẽ các tia Om, On sao cho \(\widehat {tOm} = {80^o},\widehat {mOn} = {30^o}.\)Tính số đo \(\widehat {tOn}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1. Điền vào chỗ trống để được phát biểu đúng :

a)Hình gồm hai tia chung gốc Ax, Ay là ………………………………

Điểm A là ……………………

Hai tia Ax, Ay là ……………………………………….

b) Góc CDE có đỉnh là …………………, có hai cạnh là …………………..

c) Góc bẹt là ………………………………

d) Nếu hai tia Cm và Cn không đối nhau, điểm O nằm trong góc mCn nếu tia ………………………………

Câu 2.Quan sát các hình sau rồi điền vào bảng dưới đây :

 

Hình

Tên góc (cách viết thông thường)

Tên đỉnh

Tên cạnh

Tên góc (cách viết thông thường)

Hình 1

 

 

 

 

Hình 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 10 - Chương 2 - Hình học 6

Câu 1. Số đo của góc bẹt là

A.90o ; B. 180o ;C.80o; D.100o.

Câu 2. Hai góc có tổng số đo bằng 90o là hai góc

A.Kề nhau ; B. bù nhau ; C.kề bù ; D. phụ nhau

Câu 3. Cho hai góc \(\widehat {xOy},\widehat {zOt}\) bù nhau, biết \(\widehat {xOy}\)= 50o. Số đo \(\widehat {zOt}\) bằng

A.40o ; B. 130o ; C. 140o ; D. 30o.

Câu 4. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chưa Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho \(\widehat {xOy} = {70^o}\); \(\widehat {zOx} = {100^o}\). Số đo \(\widehat {zOy}\) bằng

A.170o ; B. 80o ;C. 110o ; D.30o.

Câu 5. Cho hai góc \(\widehat {AOB},\widehat {BOC}\) kề bù, biết \(\widehat {AOB} = 2\widehat {BOC}\). Số đo \(\widehat {BOC}\) bằng

A.120o ; B. 90o ; C. 60o ; D. 45o.

Câu 6. Cho hai góc \(\widehat {mOn},\widehat {pOq}\) phụ nhau, biết \(\widehat {mOn} = \widehat {pOq} + {10^o}\). Số đo \(\widehat {pOq}\) bằng

A.40o ; B. 85o ; C. 50o ; D. 95o.

Câu 7. Cho Oa nằm giữa hai tia Ob, Oc. Biết \(\widehat {aOb} = {40^o}\); \(\widehat {bOc} = {90^o}\). Số do góc \(\widehat {aOc}\) bằng

A.130o ; B. 50o ; C. 25o ; D. 65o.

Câu 8. Cho \(\widehat {aOb}\) là góc nhọn, góc kề bù với \(\widehat {aOb}\) là

A.góc nhọn ; B. góc vuông ; C. góc tù ; D. góc bẹt.

Câu 9. Vẽ bốn tia chung gốc Oa, Ob, Oc, Od. Trên hình vẽ có bao nhiêu góc đỉnh O được tạo thành ?

A.3 ; B. 5 ; C. 6 ; D. 8.

Câu 10. Chọn câu trả lời sai :

A.Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

B. Góc lớn hơn góc vuông là gốc bù.

C. Góc có số đo bằng 90o là góc vuông.

D. Góc có số đo bằng 180o là góc bẹt.

Xem lời giải