Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 2 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm).

Câu 1: Hiện tượng quan sát được khi cho một ít Na vào nước là:

A.Mẩu Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dun dịch và tan dần.

B.Dung dịch có màu xanh.

C.Mẩu Na chìm trong dung dịch.

D.Không có khí thoát ra.

Câu 2: Để nhận biết các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4 đựng trong các bình riêng rẽ, người ta có thể dùng.

A.dung dịch NaCl

B.dung dịch NaOH

C.quỳ tím

D.Sn.

Câu 3: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3 tạo ra Ag và Cu(NO3)2 được gọi là phản ứng:

A.cộng                                        B.hóa hợp

C.thay thế                                   D.trao đổi.

Câu 4: Tổng hệ số cân bằng nhỏ nhất của phương trình hóa học:

\(Cu + {H_2}S{O_4}dac({t^0}) \to CuS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O\)  là:

A.6                                                      B.7

C.8                                                      D.9

Câu 5: Để phân biệt 3 chất bột màu trắng: CaCO3, nhôm và NaCl người ta có thể chỉ sử dụng:

A.nước và dung dịch NaOH

B.dung dịch HCl

C.dung dịch phenolphtalein

D,dung dịch Na2SO4.

Câu 6: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 loãng có mặt giấy đo độ pH, người ta nhận xét trị số pH như sau:

A.tăng                                                

B.giảm

C.không đổi                                       

D.giảm đến một trị số nào đó rồi tăng.

Câu 7: Trộn V1 ml dung dịch NaOH 1,2M với V2 dung dịch NaOH 1,6M. Để tạo ra dung dịch NaOH 1,5M thì tỉ lệ V1 : V2 sẽ là:

A.1 : 1                                   B.1 : 2

C.1 : 3                                   D.2 : 1

Câu 8: Cho 12 gam Mg tan hết trong 600ml dung dịch H2SO4 1M.

Sau khi kết thúc phản ứng thì (Mg = 24)

A.Mg còn.                                          

B.H2SO4 còn

C.H2SO4 còn 0,1 mol                         

D.Mg còn 0,1 mol.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ sau:

\(Al \to A{l_2}{O_3} \to AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} \to Al\(

Câu 10 (2 điểm): Trình bày phương pháp, viết phương trình hóa học để nhận biết các dung dịch AgNO3, NaCl, HCl, FeCl2 được đựng trong các bình riêng biệt không ghi nhãn.

Câu 11 (2 điểm): Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A hóa trị II tác dụng với H2SO4 loãng dư thì được 2,24 lit khí (đktc) và 12,8 gam chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần chất rắn không tan bằng H2SO4 đặc, đun nóng thì được 12,8 gam khí SO2.

Xác định tên của kim loại A.

(Ca = 40, Fe = 56, Mg = 24, Cu = 64, S = 32, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm :mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Trong một bình kín có chứa khí CO2 và một ít dung dịch HCl, người ta thêm vào bình một lượng bột sắt thì tỉ khối của khí trong bình so với ban đầu là:

A.tăng                                    

B.không đổi

C.giảm                                    

D.không xác định được.

Câu 2: Để điều chế sắt, người ta dùng các cách nào sau đây?

(1). Cho Zn vào dung dịch FeSO4

(2). Cho Cu vào dung dịch FeSO4

(3). Cho Ca vào dung dịch FeSO4

(4). Khử Fe2O3 bằng khí H2 hoặc khí CO.

A.(1), (3), (4).

B.(2), (3), (4).

C.(1), (4).

D.(1), (3).

Câu 3: Một số hiện tượng quan sát được khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4:

(1)Cu màu đỏ bám vào mẩu Na.

(2) Có kết tủa màu xanh lam xuất hiện.

(3) Mẩu Na vo tròn chạy trên bề mặt dung dịch.

(4) Na cháy và nổ mạnh.

Các hiện tượng đúng:

A.(2), (3), (4).

B.(1), (3), (4).

C.(1), (2), (4).

D.(1), (2), (3).

Câu 4: Để bảo vệ kim loại kiềm người ta dùng:

A.nước                                   

B.rượu

C.dầu hỏa                               

D.dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 5: Kim loại nào sau đây được dùng để nhận biết cả 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4 loãng, CuCl2, CuSO4?

A.Ba                                        B.Mg

C.Fe                                        D.Ag.

Câu 6: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với:

A.Al và Fe.                             B.Mg và Cu.

C.Zn và Ag                             D.Cu và Ag.

Câu 7: Cho 2,8 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được (Fe = 56) là:

A.0,56 lít                                 B.1,68 lít.

C.2,24 lít                                 D.3,36 lít.

Câu 8: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng (dư) thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:

A.2,0 gam                               B.2,4 gam

C.3,92 gam.                             D.1,96 gam.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Viết các phương ttrinhf hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ sau:

\(Fe \to F{e_3}{O_4} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}\)\(\, \to F{e_2}{O_3} \to Fe \to Cu.\)

Câu 10 (1,5 điểm): Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học khi tiến hành thí nghiệm rắc nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn còn. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng đó.

Câu 11 (2,5 điểm): Một hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al có khối lượng 10,7 gam cho tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Khi chưng khô dung dịch thu được bao nhiêu gam muối (Cl = 35,5)?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 3 – Chương 2 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là:

A.FeO                                    

B.Fe2O3

C.Fe3O4                                  

D.không xác định được.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:

A.tác dụng với axit.

B.dễ tác dụng với phi kim.

C.thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.

D.tác dụng với dung dịch muối.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa gang và thép là:

A.do có các nguyên tố khác ngoài Fe và C.

B.tỉ lệ của C trong gang từ 2 - 5% còn trong thép tỉ lệ của C dưới 2%.

C.do nguyên liệu để điều chế.

D.do phương pháp điều chế.

Câu 4: Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại tiêu tốn ít nhất (theo số mol) là:

A.Mg                                       B.Fe

C.Mg hay Fe                           D.Al.

Câu 5: Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại

(1)càng về bên trái càng hoạt động (dễ bị oxi hóa).

(2)đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(3)không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(4)đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng.

Những kết luận đúng:

A.(1), (3), (4).

B.(2), (3), (4).

C.(1), (2), (4).

D.(1), (2), (3).

Câu 6: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ:

A.giảm                                               

B.không đổi

C.tăng                                    

D.ban đầu tăng sau đó giảm xuống.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg vào bình đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7 gam. Khối lượng của nhôm là: (H = 1, Mg = 24, Al = 27).

A.5,8 gam                               B.2,4 gam

C.2,7 gam                                D.5,4 gam.

Câu 8: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, su phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 ga,. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là: (Cl = 35,5, Al = 27)

A.1,08 gam                             B.5,34 gam.

C.6,42 gam                              D.5,4 gam.

II.Tự luận (6 điểm).

Câu 9 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ:

\(CaC{O_3} \to CaO \to Ca{(OH)_2} \)\(\,\to CaC{O_3} \to Ca{(HC{O_3})_2} \)\(\,\to NaHC{O_3} \to NaCl.\)

Câu 10 (2 điểm): Bạo ở dạng bột có lẫn đồng và nhôm (cũng ở dạng bột). Bằng phương pháp hóa học hay tinh chế bạc.

Câu 11 (2 điểm): Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 có nồng độ 2M và đã lấy dư 10% so với lượng cần thiết (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Tính nồng độ mol/l của muối trong dung dịch.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 4 – Chương 2 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: 0,5 điểm mỗi câu)

Câu 1: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ở điều kiện thường?

A.Fe, Pb                                       B.Cu, Pb

C.Al, Ag                                       D.Mg, Hg.

Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?

A.Al                                                    B.Ag

C.Cu                                                    D.Zn.

Câu 3: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

A.criolit                               B.quặng bôxit

C.điện                                 D.than chì.

Câu 4: Khi kim loại tác dụng với phi kim thì:

A.Kim loại là chất oxi hóa, còn phi kim là chất khử.

B.không xác định được vì còn phụ thuộc vào các chất cụ thể.

C.kim loại là chất khử, còn phi kim là chất oxi hóa.

D.kim loại bị khử.

Câu 5: Để chống lại sự ăn mòn kim loại người ta thường:

1)để vật nơi khô ráo.

2)sơ hay bôi dầu mỡ.

3)phủ một lớp kim loại bền.

4)chế ra các vật bằng kim loiaj nguyên chất.

Những biện pháp thích hợp:

A.1, 2, 3, 4.

B.1, 2, 3.

C.2, 3, 4.

D.1, 3, 4.

Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 1,3 gam kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là: (S = 32, Zn = 65).

A.2,17 gam Zn và 0,89 gam ZnS.

B.5,76 gam S và 1,94 gam ZnS

C.2,12 gam ZnS.

D.7,7 gam ZnS.

Câu 7: Khi ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO3 0,5M.

Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A.8,8 gam.                            B.13 gam

C.6,5 gam                             D.10,8 gam.

Câu 8: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loiaj ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (ở đktc).

Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba

(Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137).

Hai kim loại đó là:

A.Be và Mg.                         B.Mg và Ca.

C.Ca và Sr                           D.Sr và Ba.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): So sánh tính chất hóa học cơ bản của nhôm và sắt.

Viết phương trình hóa học để minh học.

Câu 10 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ:

\(NaCl \to NaOH \to NaHC{O_3}\)\(\, \to N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \to CaC{l_2} \)\(\,\to AgCl.\)

Câu 11 (2 điểm): Hòa tan kim loại M (hóa trị II) vào nước. Thêm H2SO4 vào dung dịch thu được ở trên, thấy tạo kết tủa A trong đó khối lượng của M bằng 0,588 lần khối lượng của A.

Xác định kim loại M (Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137, Al =27, Na = 23).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”