Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Sinh học 11

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Sinh học 11

A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi

B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp

C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp

D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

Câu 2.  Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm

D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 3 Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành

B. lá, rễ

C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả

D. Thân, cành

Câu 4. Auxin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành

B. lá, rễ

C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả

D. Thân, cành

Câu 5. Cho các loài thực vật sau:

⦁ Thanh Long

⦁ Cà tím

⦁ Cà chua

⦁ Cà phê ngô

⦁ Lạc

⦁ Đậu

⦁ Củ cải đường

⦁ Ngô

⦁ Sen cạn

⦁ Rau diếp

⦁ Hướng dương

Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính?

A. 5       B. 6

C. 7       D. 9

Câu 6. Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

A. sinh lý rất khác với con trưởng thành

B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành,  nhưng khác về sinh lý

C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành

D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 7.  Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là

A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao

B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 8. Êtilen được sinh ra ở

A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh

B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín

C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín

Câu 9.  Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

A. chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém

B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ

D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 10. Tuổi của cây một năm được tính theo số

A. Lóng        

B. Lá

C. Chồi nách        

D. cành

Câu 11.  Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn

A. Phôi      

B. Phôi và hậu phôi

C. Hậu phôi      

D. Phôi thai và sau khi  sinh

Câu 12. Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?

 

⦁ ở hình 1,  ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành ; Ở hình 2,  ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành

⦁ ở hình 1,  ấu trùng trải qua nhiều lần Lột Xác biến đổi thành con trưởng thành ;  ở hình 2,  ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành

⦁ Ở hình 1,  ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành ;  ở hình 2,  ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành

⦁ ở hình 1,  ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành ;  ở hình 2,  ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành

⦁ hình 1 là biến thái hoàn toàn,  hình hay là biến thái không hoàn toàn

⦁ hình 1 là biến thái không hoàn toàn,  hình hay là biến thái hoàn toàn

⦁ loài muỗi có kiểu biến thái như hình 1

⦁ ruồi nhà có kiểu biến thái như hình 2

Phương án trả lời đúng là:

A. 3       B. 4

C. 6       D. 5

Câu 13. Ecđixơn gây

A. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

B. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 14. Xét các đặc điểm sau:

⦁ xảy ra chủ yếu ở thực vật hai lá mầm

⦁ ở thực vật một lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt

⦁ sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra

⦁ sinh trưởng sơ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra

⦁ sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với sinh trưởng ở thực vật?

A. 2       B. 3

C. 5       D. 6

Câu 15. Cho câu sau:

mô phân sinh là nhóm các tế bào …(1)..., duy trì được khả năng …(2)... Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh,...(3)..., đỉnh rễ. Mô phân sinh bên có ở cây …(4)... và mô phân sinh lóng ở cây …(5)... có ở …(6)...

Một bạn học sinh đã điền các từ còn thiếu như sau:

⦁ chưa phân hóa, (2)  giảm phân, (3) chồi nách, (4)  một lá mầm, (5)  hai lá mầm, (6) thân

Em hãy xác định bạn học sinh đó đã làm đúng (Đ)/sai (S) ở mỗi câu

A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S

B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S

C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ

D. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ

B: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(2 điểm): Phân biệt sinh trưởng và phát triển? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật? Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật?

Câu 2 (1 điểm): Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối?

Câu 3 (2 điểm): Thế nào là phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? So sánh giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? Lấy ví dụ về 2 loài động vật phát triển qua 2 hình thức này ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Sinh học 11

A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 2. Cho các nhận định sau:

⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên

⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

⦁ sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) à (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (3), (4) và (6)

D. (1), (5) và (6)

Câu 3.Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA)  và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích

A. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ

B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ

C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ

D. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết,  tăng tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ

Câu 4. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra

A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây

B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây

C. có tác dụng kháng bệnh cho cây

D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây

Câu 5. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ

A. 14       B. 15

C. 12       D. 13

Câu 6. Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở

A. Chồi nách        B. Lá C. Đỉnh thân D. Rễ Câu 7. Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào D. làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào Câu 8. Auxin có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt A. Chồi, ra hoa B. Chồi, ra lá C. Chồi, ra rễ phụ D. Chồi, ra quả Câu 9. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là A. yếu tố di truyền B. hoocmôn C. thức ăn D. nhiệt độ và ánh sáng Câu 10. Ơstrogen được sinh ra ở A. tuyến giáp B. buồng trứng C. tuyến yên D. tinh hoàn Câu 11. Cây trung tính là cây ra hoa ở A. ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô B. cả ngày dài và ngày ngắn C. ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng D. ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng Câu 12. Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là A. hoocmôn sinh trưởng và tirôxin B. hoocmôn sinh trưởng và testosterone C. testosterone và ơstrogen D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và ơstrogen Câu 13. Juvenin gây A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm Câu 14. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là A. sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá B. Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng ( cấu trúc và chức năng sinh lý) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt C. giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập không liên quan với nhau, sinh trưởng luôn diễn ra trước phát triển Câu 15. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm A. không phải qua giai đoạn lột xác B. con non giống con trưởng thành C. phải qia giai đoạn lột xác D. con non các con trưởng thành B: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu các hình thức sinh trưởng sinh trưởng của thực vật? So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Câu 2 (1 điểm): Anh chị hãy cho biết: 2.1. Vì sao khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát triển? 2.2. Sự phát triển ở ếch nhái, tằm, châu chấu, cua là biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn, vì sao? 2 điểm): Sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu các hình thức sinh trưởng sinh trưởng của thực vật? So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Câu 2 (1 điểm): Anh chị hãy cho biết: 2.1.


B. Lá


C. Đỉnh thân       


D. Rễ


Câu 7.  Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và


A. phát triển chồi bên,  làm tăng sự hóa già của tế bào


B. Phát triển chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào


C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào


D. làm chậm sự phát triển của chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào


Câu 8. Auxin có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt


A. Chồi, ra hoa        


B. Chồi, ra lá


C. Chồi, ra rễ phụ        


D. Chồi, ra quả


Câu 9. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là


A. yếu tố di truyền       


B. hoocmôn


C. thức ăn       


D. nhiệt độ và ánh sáng


Câu 10. Ơstrogen được sinh ra ở


A. tuyến giáp      


B. buồng trứng


C. tuyến yên       


D. tinh hoàn


Câu 11. Cây trung tính là cây ra hoa ở


A. ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô


B. cả ngày dài và ngày ngắn


C. ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng


D. ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng


Câu 12. Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là


A. hoocmôn sinh trưởng và tirôxin


B. hoocmôn sinh trưởng và testosterone


C. testosterone và ơstrogen


D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và ơstrogen


Câu 13. Juvenin gây


A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm


B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm


C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm


D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm


Câu 14. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là


A. sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá


B. Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng ( cấu trúc và chức năng sinh lý) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt


C. giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt


D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập không liên quan với nhau, sinh trưởng luôn diễn ra trước phát triển


Câu 15. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm


A. không phải qua giai đoạn lột xác


B. con non giống con trưởng thành


C. phải qia giai đoạn lột xác


D. con non các con trưởng thành


B: TỰ LUẬN (5 điểm)


Câu 1 (2 điểm): Sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu các hình thức sinh trưởng sinh trưởng của thực vật? So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Câu 2 (1 điểm): Anh chị hãy cho biết: 2.1. Vì sao khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát triển? 2.2. Sự phát triển ở ếch nhái, tằm, châu chấu, cua là biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn, vì sao?


2 điểm): Sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu các hình thức sinh trưởng sinh trưởng của thực vật? So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?




Câu 2 (1 điểm): Anh chị hãy cho biết:


   2.1. 


Vì sao khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát Vì sao khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát triển?

   2.2. Sự phát triển ở ếch nhái, tằm, châu chấu, cua là biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn, vì sao?

Câu 3 (2 điểm): Hoocmon thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng? Cho biết tác động của các hocmôn trong nhóm hocmôn kích thích?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.  Cho các bộ phận sau:

⦁ đỉnh dễ

⦁ Thân

⦁ chồi nách

⦁ Chồi đỉnh

⦁ Hoa

⦁ Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)

D. (2), (5) và (6)

Câu 2. Xét  các đặc điểm sau:

⦁ làm tăng kích thước chiều ngang của cây

⦁ Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm

⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch

⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)

⦁ chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A. (1) và (4)        

B. (2) và (5)

C. (1), (3) và (5)        

D. (2), (3) và (5)

Câu 3. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 4.  Gibêrelin có vai trò

A. làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân

D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

Câu 5.Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

A. các hệ cơ quan trong cơ thể

B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào

C. các mô trong cơ thể

D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 6. Biến thái là sự thay đổi

A. đột ngột về hình thái,  cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

B. từ từ về hình thái,  cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

C. đột ngột về hình thái,  cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

D. từ từ về hình thái,  cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

Câu 7.  Tương quan giữa GA/AAB  điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?

A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA

B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau

C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại

D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh

Câu 8. Hoocmôn sinh trưởng (GH)  được sinh sản ra ở

A. tuyến giáp      

B. buồng trứng

C. tuyến yên      

D. tinh hoàn

Câu 9.  Tirôxin được sản sinh ra ở

A. tuyến giáp      

B. buồng trứng

C. tuyến yên      

D. tinh hoàn

Câu 10. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì

A. và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

B. và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

C. và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp

D. nhưng không cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

Câu 11. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn

A. Phôi       

B. Phôi và hậu phôi

C. Hậu phôi      

D. Phôi thai và sau khi sinh

Câu 12. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

A. người nhỏ bé,  ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển

B. người nhỏ bé,  ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ

D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 13. Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

A. FSH       

B. LH

C. HCG       

D. Progesteron

Câu 14. Một chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ

A. khi ra hoa đến lúc cây chết

B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới

C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa

D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm

Câu 15. Hoàn thành câu sau:

Hoocmôn ra hoa là…(1)...  được hình thành trong …(2)...  và được vận chuyển đến các điểm …(3) của …(4)... làm cho cây …(5)...

Phương án trả lời đúng là

A. (1) các chất hữu cơ, (2) lá , (3) sinh trưởng, (4) thân, (5) ra hoa

B. (1) các chất hữu cơ, (2) thân , (3) sinh trưởng, (4) lá, (5) ra hoa

C. (1) các chất hữu cơ, (2) rễ , (3) sinh trưởng, (4) thân, (5) ra hoa

D. (1) các chất hữu cơ, (2) rễ , (3) sinh trưởng, (4) lá, (5) ra hoa

B: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Sinh trưởng và Phát triển của thực vật là gì? Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

Câu 2 (1 điểm): Mô phân sinh là gì? So sánh các nhóm MPS khác nhau?

Câu 3 (1 điểm): Tại sao trong thức ăn, nước uống nếu thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp?

Câu 4 (2 điểm): Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Vì sao đa số cây 1 lá mầm có kích thước bé, cây 2 lá mầm có kích thước lớn hơn?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 3 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 2.  Chọn chú thích đúng cho hình sau :

 

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh

d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d        

B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d

C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d        

D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d

Câu 3. Xét các đặc điểm sau

⦁ Thúc quả chóng chín

⦁ ức chế rụng lá và rụng quả

⦁ kìm hãm rụng lá

⦁ rụng quả

⦁ kìm hãm rụng lá

⦁ kìm hãm rụng quả

Đặc điểm nói về vai trò của etilen là

A. (2), (4) và (5)       

B. (2), (3) và (5)

C. (1), (3) và (4)       

D. (2), (5) và (6)

Câu 4.Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

A. hai quá trình liên quan với nhau:  sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

B. ba quá trình không liên quan với nhau:  sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Câu 5. Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,

A. khí khổng mở,  ức chế hoa nở

B. hoa nở, khí khổng mở

C. hoa nở, khí khổng đóng

D. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở

Câu 6. Cho các hoocmôn sau

⦁ Auxin

⦁ Xitôkinin

⦁ Gibêrelin

⦁ Êtilen

⦁ Axit abxixic

Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là

A. (1) và (2)        

B. (4)

C. (3)        

D. (4) và (5)

Câu 7. Ơstrogen có vai trò

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể

C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 8. Phitôcrôm Pđ và Pđx Có mối liên hệ với nhau như thế nào?

A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng

B. Hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng

C. Dạng Pđ không chuyển hóa được sang dạng Pđx

D. Dạng Pđx không chuyển hóa được sang dạng Pđ

Câu 9. Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này

A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày

B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày

C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh

D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối

Câu 10. Ở động vật đẻ trứng,  sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi

B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan

C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử

D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Câu 11.  Testosterone có vai trò kích thích

A. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở  con đực

B. chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể

C. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy  làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 12. Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tổng hợp protein, kích thích phát triển xương

B. kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì

C. tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp

D. tăng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết để tăng sinh

Câu 13.Cho các ý sau:

⦁ Là sản phẩm của tuyến  trước ngực

⦁ Gây lột xác ở sâu bướm

⦁ Là sản phẩm của thể allata

⦁ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

⦁ Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm

Những đặc điểm trên đúng với hoocmôn ecđixơn là

A. (1), (2) và (3)       

B. (1), (3) và (5)

C. (1), (2) và (4)       

D. (1), (3) và (4)

Câu 14.Hãy ghép các hoocmôn thực vật ở cột A với chức năng chính của nó ở cột B cho phù hợp

A

B

1.Auxin
2.Xitôkinin
3.Gibêrelin
4.Axit abxixic
5.Êtilen

a) thúc đẩy quả xanh chóng chín
b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt
c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá
d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng
e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b

B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a

C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e

D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e

Câu 15. Trong trồng trọt, điều trị hạt nảy mầm và kích thích sự dụng lá, người ta sử dụng

A. AAB       

B. Auxin

C. Gibêrelin       

D. Êtilen

B: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày vai trò của các hoocmon sinh trưởng phát triển?

Câu 2 (2 điểm): Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Nêu ví dụ?

Câu 3 (1 điểm): Nếu người bị lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH vào giai đoạn nào? Tại sao?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 3 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai

 

1 -  gỗ lõi

2 -  tầng phân sinh bên

3 -  gỗ dác

4 -  mạch rây thứ cấp

5 -  bần

6 -  tầng sinh bần

Phương án trả lời đúng là:

A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S

B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S

C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ

D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S

Câu 2. Gibêrelin được dùng để

A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ,  kích thích sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ,  tạo quả không hạt

C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  phát triển bộ lá, tạo quả không hạt

Câu 3.  Vai trò  chủ yếu của axit abxixic (AAB)  là kìm hãm sự sinh trưởng của

A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở

B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng

C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng

D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở

Câu 4. Quang chu kỳ là

A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm

B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày

C. thời gian chiếu sáng trong một ngày

D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa

Câu 5. Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

A. hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành

B. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành

C. chưa hoàn thiện,  qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

D. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 6. Xác định câu đúng (Đ). Sai (S)  ở những nội dung nói về gibêrelin

⦁ gibêrelin kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào

⦁ gibêrelin ngăn chặn sự rụng lá, hoa

⦁ gibêrelin được tổng hợp ở bao lá mầm của phổi hạt

⦁ gibêrelin được vận chuyển trong hệ mạch xilem

⦁ gibêrelin được tổng hợp ở rễ của cây

A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ        

B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ

C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ        

D. 1Đ, 2Đ, 3S, 4S, 5Đ

Câu 7. Xét các đặc điểm sau

⦁ là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng

⦁ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể

⦁ kích thích cây phát triển nhanh

⦁ trong cây,  hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe

⦁ khác biệt về enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hóa, hoocmôn hoạt hóa cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hóa sinh

Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là những đặc điểm

A. (1), (2), (3) và (4)       

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (1), (2), (4) và (5)       

D. (1), (3), (4) và (5)

Câu 8. Testosterone được sinh sản ra ở

A. tuyến giáp       

B. tuyến yên

C. tinh hoàn       

D. buồng trứng

Câu 9.  Tirôxin có tác dụng kích thích

A. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

B. chuyển hóa ở tế bào,  kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

C. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 10. Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là

A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

B. sinh trưởng và phân hóa tế bào

C. sinh trưởng,  phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

Câu 11. Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể

C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 12. Cho các loại hoocmôn sau:

⦁ Testosterone

⦁ Ơstrogen

⦁ Ecđixơn

⦁ Juvenin

⦁ GH

⦁ FSH

Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng lạ

A. ( 3)       

B. (3) và (4)

C. (1), (2) và (4)       

D. (3), (4), (5) và (6)

Câu 13. Đặc điểm không đúng với hoocmôn thực vật là

A. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây

B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

C. tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao

D. tính chuyên hóa rất cao, mỗi loại hoocmôn chỉ có vai trò kích thích hoặc ức chế

Câu 14.Hoàn thành câu sau bằng cách chọn chữ cái tương ứng với thông tin đã cho:

a. sâu bướm       

b. Phôi

c. hợp tử       

d. Trứng

Trong phát triển qua biến thái hoàn toàn, giai đoạn phôi diễn ra trong …(1)... đã thụ tinh. Ở giai đoạn này …(2)... phân chia nhiều lần hình thành …(3)... các tế bào của …(3)... phân hóa tạo thành các cơ quan của …(4)... (4) chui ra tử …(1)...

A. 1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-a      

B. 1-d ; 2-b ; 3-c ; 4-a

C. 1-d ; 2-c ; 3-b ; 4-a      

D. 1-b ; 2-c ; 3-d ; 4-a

Câu 15. Xét các tương quan sau đây:

⦁ trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt chỉ số cực đại

⦁ trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt chỉ số cực đại, còn AAB giảm xuống rất nhanh

⦁ trong hạt khô, GA đạt cực đại, AAB rất thấp

⦁ trong hạt nảy mầm, GA giảm xuống rất nhanh, còn AAB tăng nhanh và đạt trị số cực đại

⦁ trong hạt khô, GA và AAb cân bằng

Những phát biểu đúng về tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế điều tiết trạng thái sinh lý của hạt là:

A. (1) và (2)      

B. (3) và (4)

C. (1) và (5)      

D. (2) và (5)

B: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

Câu 2 (2 điểm): Hoocmon thực vật là gì? Có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và tác dụng của chúng?

Câu 3 (1 điểm): Quang chu kì là gì? Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích trường hợp sau:- Tại sao phải thắp đèn ban đêm vào mùa đông ở các vườn trồng thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc, vào mùa đông ở các vùng trồng mía của Cuba?

Xem lời giải