Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 5 - Hóa học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 : Từ CaC2, nước, các chất vô cơ khác cần cho phản nwgs xem như có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế etyl axetat.

Câu 2: Khi phân tích 9,2 gam một chất hữu cơ, người ta thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O.

a)Lập công thức đơn giản nhất.

b)Lập công thức phân tử, biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít hơi chất này cân nặng 2,054 gam.

c)Viết 2 công thức cấu tạo, trong đó công thức cấu tạo nào là của rượu etylic?

Câu 3 : Đốt a gam C2H5OH thu được 0,1 mol CO2. Đốt b gam CH3COOH thu được 0,1 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) thu được c gam este. Tìm giá trị của c. (Cho H = 1, C = 12, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 : Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O trong đó thành phần phần trăm khối lượng của C là 52,17% và hidro là 13,04%.

a) Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 46 gam

b) Viết các công thức cấc tạo có thể có của A.

Câu 2 : Hãy kể một số hợp chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố cacbon, hidro và việc sử dụng chúng trong đời sống hằng ngày.

Làm thế nào để biết đó là những hợp chất hữu cơ?

Câu 3 : Sản phẩm tạo thành khi phân tích chất X cho qua bình 1 đựng CuSO4 khan, san đó cho qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư). Thu được kết quả sau:

a) Bình 1 một phần màu trắng chuyển sang màu xanh, bình 2 khối lượng tăng lên. Hỏi X là hợp chất hay đơn chất? Chất hữu cơ hay vô cơ? Có thể có mặt những nguyên tố nào?

b) Cho khối lượng chất X là 6 gam, bình 1 tăng 3,6 gam, lọc kết tủa ở bình 2 rồi nhiệt phân hoàn toàn chất kết tủa, thu được 11,2 gam chất rắn.

Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong X.

(Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 3 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1 : Trình bày phương pháp tách hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic.

Câu 2 : Cho 0,1 mol CH3COOH tác dụng với 0,15 mol CH3CH2OH thu được 0,05 mol CH3COOC2H5. Tính hiệu suất phản ứng.

Câu 3 : Phân tích 7,8 gam một hợp chất hữu cơ người ta thu được 13,44 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 5,4 gam nước.

a) Xác định công thức đơn giản nhất.

b) Tìm công thức phân tử biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít hơi chất này cân được 3,482 gam.

(Cho H = 1, C = 12, O = 16)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 4 – Chương 5 – Hóa học 9

Câu 1: Cho các chất sau: K, C2H5OH, CH3COOH, CO2, FeO. Chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Hãy viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện).

Câu 2 : Lấy 10 gam hỗn hợp axit axetic và rượu etylic tác dụng với lượng vừa đủ CaCO3 sinh ra 2,24 lít CO2 đktc).

Câu 3 : Đem 100ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với 6,9 gam CH3CH2OH thu được 6,6 gam CH3COOC2H5. Tính hiệu suất phản ứng.

(Cho H = 1, C = 12, O = 16)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 6 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Rượu etylic tan vô hạn trong nước, trong khi benzen không tan trong nước là do

A.rượu etylic có khối lượng phân tử bé hơn benzen.

B.trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.

C.benzen có mạch vòng.

D.trong phân tử rượu etylic có nhóm – COOH.

Câu 2: Sản phẩm phản ứng khi nung chất béo với dung dịch NaOH là:

A.glixerol và hỗn hợp các muối natri của axir béo.

B.xả phòng và rượu etylic.

C.axit axetic và rượu etylic.

D.glixerol và natri axetat.

Câu 3: CH3COOH tác dụng được với các chất trong dãy:

A.Na2CO3, NaOH, Cu(OH)2, Fe.

B.NaHCO3, CuO, Cu, Zn.

C.NaHCO3, FeSO4, CuO, Zn.

D.AgNO3, CuO, Ag, Zn.

Câu 4: Khối lượng MgO cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 39 gam CH3COOH là (cho Mg = 24, C = 12, O = 16, H = 1)

A.10 gam                                B.13 gam

C.14 gam                                 D.15 gam

Câu 5: Trộn 10ml rượu etylic 100 với V ml rượu etylic 160, thu được rượu etylic 130. Giá trị của V bằng

A.20ml                                    B.30ml

C.40ml                                     D.10ml

Câu 6: Trong phản ứng: X + Na2CO3 \(\to\) Y + NaHCO3. Các chất hữu cơ X, Y tương ứng là:

A.C2H5OH, C2H5ONa

B.CH3COOH, CH3COONa

C.CH3COOH, C2H5ONa.

D.C2H5OH, CH3COONa.

Câu 7: Người ta có thể tách rượu etylic ra khỏi hỗn hợp với etyl axetat bằng cách dùng

A.nước và phễu chiết.

B.dung dịch NaOH

C.phương pháp chưng cất

D.natri

Câu 8: Một chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất là C3H6O2 có cấu tạo gần giống cấu tạo phân tử axit axetic. Số công thức cấu tạo có nhóm – COOH là

A.1                              B.2

C.3                              D.4

Câu 9: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch axit axetic sản phẩm của phản ứng là

A.(CH3COO)2Fe

B.(CH3COO)3Fe

C.(CH3COO)2Fe, H2

D.(CH3COO)2Fe, (CH3COO)3Fe.

Câu 10: Để phân biệt 3 bình đựng một trong các chất sau: dung dịch rượu etylic 900, benzen, nước người ta dùng

A.phenolphtalein.

B.Na2CO3

C.quỳ tím

C.phương pháp đốt cháy trong không khí.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 7 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: \({C_2}{H_4}( + {H_2}O,{H_2}S{O_4}) \)\(\,\to X( + C{H_3}COOH,{H_2}S{O_4}\text{đặc},{t^0})\)\(\, \to Y\)

X và Y lần lượt là:

\(\eqalign{  & A.C{H_3} - CHO,C{H_3}COO - {C_2}{H_5}  \cr  & B.C{H_3} - C{H_2}OH,C{H_3} - COO - {C_2}{H_5}  \cr  & C.C{H_3} - OH,C{H_3} - COO - C{H_3}  \cr  & D.C{H_3} - CHO,C{H_3} - COO - {C_2}{H_5} \cr} \)

Câu 2: Sản phẩm phản ứng khi xà phòng hóa chất béo có dạng (C17H35COO)3C3H5 trong môi trường NaOH có tỉ lệ theo số mol của C3H5(OH)3 và C17H35COONa là

A.1:3                                       B.1:2

C.1:1                                       D.2:1

Câu 3: Đốt cháy một chất có công thức CnH2n+1COOH tỉ lệ số mol H2O và số mol CO2

A.bằng nhau                           

B.bé hơn 1

C.lớn hơn 1                            

D.lớn hơn 1 đơn vị

Câu 4: Tên các hợp chất sau: CH2OH – CHOH – CH2OH, CH3COOK, CH3 – COO – CH2 – CH3 lần lượt là:

A.glixerol, kali axetat, metyl axetat

B.glixerol, kali axetat, etyl axetat.

C.chất béo, kali axetat, etyl axetat.

D.glixerol, natri axetat, etyl axetat.

Câu 5: Khối lượng CH3 – CH2OH có trong 1 lít rượu etylic 120

(biết \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml)\)  là (cho H =1, C = 12, O = 16)

A.46 gam                                B.120 gam

C.96 gam                                 D.80 gam

Câu 6: Một hỗn hợp gồm etanol, axit axetic khi tác dụng với Na (dư) các chất rắn thu được sau phản ứng là:

\(\eqalign{  & A.C{H_3} - C{H_2}ONa,C{H_3}COONa  \cr  & B.C{H_3} - C{H_2}OH,C{H_3}COONa.  \cr  & C.C{H_3} - C{H_2}ONa,C{H_3}COOH  \cr  & D.C{H_3} - C{H_2}ONa,C{H_3}COONa,Na. \cr} \)

Câu 7: Thể tích không khí (đktc, trong không khí O2 chiếm 20% theo thể tích) cần để đốt cháy 4,6 gam C2H5OH là (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.22,4 lít                                 B.33,6 lít

C.44,8 lít                                 D.56 lít

Câu 8: Khi oxi hóa butan (C4H10) có chất xúc tác và nhiệt độ thích hợp người ta thu được

A.H – COOH                        

B.C2H5 – COOH

C.CH3 – COOH                     

D.C3H7 – COOH

Câu 9: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa 25 ,l dung dịch CH3- COOH 1M là

A.10ml                                    B.15ml

C.50ml                                     D.25ml

Câu 10: Khi nung khô dung dịch chứa hỗn hợp các chất: CH3COONa, NaCl, C2H5OH, NaOH số chất rắn thu được là:

A.4                                          B.3

C.2                                          D.1

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 8 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Số công thức cấu tạo có thể có của các chất có cùng công thức phân tử C3H8O

A.3                                          B.1

C.3                                          D.4

Câu 2: Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy hết 3,2 gam CH4O là (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.4,48 lít                                 D.10,08 lít

Câu 3: Trong các chất sau: (1)CH2OH – CHO, (2) CH2OH – CH2OH, (3) CH3 – COOH. Chất có khả năng làm quỳ tím ướt hóa đỏ là:

A.(1), (2), (3)                           B.(1), (2)

C.(1), (3)                                 D.(3)

Câu 4: Cho natri vào dung dịch rượu etylic 500 có pha phenolphtalein.

Hiện tượng quan sát được là:

A.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu hồng.

B.Na chìm trong dung dịch, sủi bọt mạnh, dung dịch có màu hồng.

C.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu xanh.

D.Na cháy cho ngọn lửa màu vàng, dung dịch không màu.

Câu 5: Đốt a mol C2H5OH cần y mol O2, cũng đốt x mol CH3COOH cần z mol O2. Biểu thức liên hệ giữa y và z là:

\(\eqalign{  & A.y = z  \cr  & B.y = 2z  \cr  & C.y = {2 \over 3}z  \cr  & D.y = {3 \over 2}z \cr} \)

Câu 6: Lắc nhẹ một hỗn hợp gồm benzen, rượu etylic, quỳ tím, để yên một thời gian người ta thấy:

A.dung dịch đồng nhất, không màu

B.dung dịch phân lớp, lớp trên không màu, lớp dưới có màu đỏ.

C.dung dịch phân lớp, lớp trên có màu đỏ, lớp dưới không màu.

D.dung dịch đồng nhất, có màu tím.

Câu 7: Số sản phẩm tạo thành (không kể H2O) khi cho dung dịch axit axetic lần lượt tác dụng với: NaOH, CuO, NaHCO3, Ag, Mg là:

A.4                                          B.5

C.6                                          D.7

Câu 8: Biết dung dịch axit axetic có tính aaxxit yếu hơn dung dịch axit clohidric nhưng mạnh hơn axit cacbonic, phản ứng nào sau đây không xảy ra?

\(\eqalign{  & A.C{H_3}COOH + NaCl \to C{H_3}COONa + HCl  \cr  & B.C{H_3}COOH + N{a_2}C{O_3} \to NaHC{O_3} + C{H_3}COONa  \cr  & C.HCl + N{a_2}C{O_3} \to NaHC{O_3} + NaCl  \cr  & D.C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O \cr} \)

Câu 9: Một chất hữu cơ có công thức chung CnH2n+1COOH khi đốt cháy cho sản phẩm là CO2 và H2O. Tỉ lệ số mol của CO2 và H2O lần lượt là:

A.1:1                                       B.1:2

C.1: (2n+1)                              D.(2n + 1) : n

Câu 10: Cho 200 gam dung dịch CH3COOH 6% tác dụng hết với Mg. Thể tích khí H2 thoát ra là (đktc, C = 12, O = 16, H = 1).

A.1,12 lít                                 B.2,24 lít

C.3,36 lít                                 D.4,48 lít.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 9 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Công thức phân tử của glucozo, saccarozo, axit gluconic, tinh bột lần lượt là:

Câu 2: Một chất hữu cơ X khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 0,6 mol CO2. X là

A.C2H6                                 B.C2H5OH

C.CH3COOH                          D.C6H12O6

Câu 3: Cho sơ đồ: Glucozo (1) -> rượu etylic (2) -> axit axetic

Điều kiện ở các quá trình (1), (2) lần lượt là:

A.men rượu, men giấm

B.nước, axit

C.không khí, xúc tác

D.Ag2O/NH3

Câu 4: Để phân biệt glucozo với saccarozo người ta dùng dung dịch

A.NaOH                                 B.C2H5OH

C.Ag2O/NH3                           D.CH3COOH

Câu 5: Khi lên men glucozo, lượng C2H5OH thu được là 4,6 gam thì thể tích khí CO2 thoát ra bằng (đktc, C = 12, O = 16, H = 1)

A.4,28 lít                                 B.2,24 lít

C.5,6 lít                                   D.4,48 lít

Câu 6: Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6, (C17H35COO)3C3H5, CH3 – COO – C2H5. Những chất có phản ứng thủy phân là:

\(\eqalign{  & A.{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COOH,{C_6}{H_{12}}{O_6}  \cr  & B.{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COOH,C{H_3} - COO - {C_2}{H_5}  \cr  & C.{C_2}{H_5}OH,{({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5},{C_6}{H_{12}}{O_6}  \cr  & D.{({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5},C{H_3} - COO - {C_2}{H_5} \cr} \)

Câu 7: Một chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất là CH2O. Khối lượng mol phân tử trong khoảng 175 gam và 190 gam.

Công thức phân tử của chất đó là: (Ch H = 1, C = 12, O = 16)

A.C2H4O2                      B.C5H10O5

C.C6H12O6                     D.(C6H10O5)

Câu 8: Để nhận biết các dung dịch: rượu etylic, axit axetic, glucozo người ta có thể dùng chất nào trong các chất sau?

A.quỳ tím và kẽm

B.CaCO3 và AgNO3 trong NH3

C.AgNO3 trong NH3

D.Bạc và HCl

Câu 9: Lên men 18 gam glucozo với hiệu suất 40%. Thể tích dung dịch rượu etylic 100 thu được là: (biết \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g.ml,\)\(\,H = 1,C = 12,O = 16)\)

A.46ml                                    B.92ml

C.460ml                                  D.23ml

Câu 10: Lượng C6H12O6 có trong 150ml dung dịch glucozo 3% (cho dung dịch glucozo khối lượng riêng = 1g/cm3, H = 1, C = 12, O = 16) là

A.5,0 gam                               B.4,5 gam

C.4 gam                                   D.30 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 10 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Saccarozo và glucozo có một số tính chất giống nhau là:

A.tan trong nước, vị ngọt, dạng kết tinh không màu.

B.tan trong nước, vị ngọt, dạng kết tinh màu trắng.

C.đều có phản ứng tráng gương.

D.bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 2: Để nhận biết dung dịch sacarozo có glucozo người ta dùng

A.dung dịch H2SO4

B.dung dịch phenolphtalein.

C.dung dịch CH3COOH.

D.dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 3: Khi nung nóng dung dịch saccarozo với H2SO4, sau một thời gian, thu được dung dịch có các chất

A.glucozo, fructozo

B.glucozo, fructozo, saccarozo.

C.glucozo, fructozo, saccarozo, H2SO4.

D.fructozo, saccarozo, H2SO4.

Câu 4: Cho chuyển hóa: C12H22O11 (1) \(\to\) C6H12O6 (2) \(\to\) C2H5OH.

Điều kiện thích hợp của các phản ứng (1) và (2) lần lượt là:

A.H2O và axit nung nóng, men rượu.

B.H2O và axit nung nóng, men giấm.

C.H2O và kiềm nung nóng, men rượu.

D.men rượu, men giấm.

Câu 5: Từ saccarozo và các chất vô cơ xem như có đủ, số phương trình tối thiểu để điều chế etyl axetat là:

A.3                                          B.4

C.5                                          D.6

Câu 6: Khối lượng saccarozo thu được từ 1 tạ nước mía loại chứa 12% saccarozo ( biết quá trình và tinh chế hao hụt 15%) sẽ là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.12kg                                    B.10,2 kg

C.1,8 kg                                  D.120kg

Câu 7: Nhỏ H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh có chứa đường saccarozo, sau một thời gian người ta thấy đường chuyển thành một khối màu đen xốp. Hiện tượng này được giải thích theo phương trình:

\(\eqalign{  & A.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to 11{H_2}O + 2C({H_2}S{O_4}\text{đặc})  \cr  & B.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O \to 2{C_6}{H_{12}}{O_6}({H_2}S{O_4})  \cr  & C.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to C{O_2} + {H_2}O({H_2}S{O_4}\text{đặc})  \cr  & D.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to {C_2}{H_5}OH \to C{O_2} \cr} \)

Câu 8: Dung dịch chứa chất nào sau đây có độ pH bé nhất: đường saccarozo, glucozo, rượu etylic, axit axetic, NaOH?

A.Rượu etylic                         B.NaOH

C.Axit axetic                          D.Saccarozo.

Câu 9: Cho sơ đồ (1) C2H4 (H2O, axit) \(\to\) C2H5OH (men) \(\to\) CH3COOH

(2) C4H10 (+O2, xúc tác, t0) \(\to\) CH3COOH

Để thu được cùng một lượng CH3COOH (cùng hiệu suất) chất được sử dụng có lợi nhất về khối lượng là:

A.C2H4                                   

B.C4H10

C.C2H4 và C4H10 được lấy với khối lượng bằng nhau.

D.Không xác định được.

Câu 10: Len men rượu m gam glucozo cho toàn bộ lượng CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) người ta thu được 25 gam kết tủa, hiệu suất phản ứng là 70%.

Giá trị của m là: (Cho H = 1, C = 12, O = 166, Ca = 40)

A.61,07 gam                           B.32,14 gam

C.50,4 gam                             D.65 gam

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 11 – Chương 5 – Hóa học 9


Câu 1: Tinh bột và xenlulozo có đặc điểm là:

A.cùng có công thức phân tử (C6H10O5)n

B.không tan trong nước kể cả khi nóng.

C.cũng được dùng để sản xuất giấy, vải sợi, đồ gỗ.

D.đều làm cho dung dịch iot chuyển sang màu xanh.

Câu 2: Nhóm –C6H10O5- được gọi là:

A.glocozo

B.fructozo

C.mắt xích của phân tử

D.saccarozo.

Câu 3: Một chất hữu cơ có công thức cấu tạo H2N – CH2 – COOH. Tên của chất hữu cơ này là:

A.axit axetic                           

B.amoniac axetic

C.axit amoni axetic                

D.axit aminoaxetic.

Câu 4: Chọn câu đúng trong các câu sau:

(1)Tinh bột, xenlulozo, protein đều bị thủy phân cho cùng một sản phẩm.

(2) Chỉ có tinh bột, xenlulozo bị thủy phân cho cùng một sản phẩm là glucozo.

(3)Protein bị thủy phân trong môi trường axit hay bazo.

A.(2), (3)                                 B.(1), (3)

C.(1), (2)                                 D.(1), (2), (3).

Câu 5: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều …..liên kết với nhau tạo nên. Phải điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp là

A.nguyên tử cacbon, hidro, oxi

B.nhóm –C6H10O5-

C.nhóm –CH2- CH2-

D.mắt xích.

Câu 6: Có thể dùng chất nào trong các chất sau để nhận biết:tinh bột, xenlulozo và saccarozo?

A.Nước và iot              B.Natri

C.Nước, H2SO4           D.Dung dịch NaOH

Câu 7: Một loại tinh bột có khối lượng phân tử trong khoảng: 194400 đvC – 972000 đvC. Số mắt xích sẽ trong khoảng (Cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.1200 – 6000                 B.120 – 600

C.5000 – 30000               D.1000 – 5000

Câu 8: Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là:

A.C, H, O, N                          B.C, H, P, O

C.C, O, N, P                           D.H, O, N, S.

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn xenlulozo, phản ứng xảy ra theo phương trình:

(C6H10O5)n + O2 \(\to\) CO2 + H2O (t0)

Tổng hệ số cân bằng phương trình là:

A.17n                                      B.17n + 1

C.18                                        D.11n

Câu 10: Một chất hữu cơ X, có công thức H2N – CnH2n – COOH. Đem 15 gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16, N = 14)

A.H2N – COOH                    

B.H2N – CH2 – COOH

C.H2N – C2H4 – COOH        

D.H2N – C3H6 – COOH.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”