Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Hóa học 11

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 1 - Chương II - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?

\(\begin{array}{l}A.NO < {N_2}O < N{H_3} < NO_3^ -  < N{O_2}\\B.NH_4^ +  < {N_2} < {N_2}O < NO < N{O_2}\\C.N{H_3} < {N_2} < N{O_2} < NO < {N_2}O\\D.N{H_3} < NO < {N_2}O < N{O_2} < {N_2}{O_5}\end{array}\)

Câu 2. Một bình kín dung tích 0,5 lít có chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thấy có 0,02 mol NH3. Hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp NH3 là:

A.0,00197            B.0,00170

C.0,00500            D.0,00350

Câu 3. Trong số các phân tử sau: NCl3, NO, NF3 và NH3 phân tử phân cực mạnh nhất là:

A.NCl3                  B.NO

C.NH3                   D.NF3

Câu 4. Cộng hóa trị của nitơ trong các hợp chất nào sau đây lớn nhất?

A.NH4Cl         B.HNO2

C.HNO3         D.NH4Cl và HNO3

Câu 5. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất nào sau đây là đúng?

A.RH3 và R2O3       B.RH3 và R2O5

C.RH4 và RO2         D.RH2 và RO

Câu 6. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là gì?

A.KNO2 và O2         B.K2O, NO2 và O2

C.K2O và N2            D.K, NO2 và O2

Câu 7. Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3?

A.H2SO4 đặc      B.CuSO4 khan

C.HCl                 D.CaO

Câu 8. Cho hỗn hợp bột kim loại gồm Cu và Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng, nguội được dung dịch (X) . Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (X) thu được kết tủa (Y). Kết tủa (Y) gồm những chất nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.Fe{\left( {OH} \right)_3};Cu{\left( {OH} \right)_2}\\B.Fe{\left( {OH} \right)_2};Cu{\left( {OH} \right)_2}\\C.Fe{\left( {OH} \right)_2}\\D.Fe{\left( {OH} \right)_2};Fe{\left( {OH} \right)_3}\end{array}\)

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Hỗn hợp X gồm 2 khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol là 1 : 4. Nung nóng X với xúc tác thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Tính hiệu suất của phản ứng trên.

Câu 10. Tiến hành nung 6,06 gam muối nitrat của một kim loại kiềm thu được 5,1 gam muối nitrit. Hỏi muối nitrat đem phân hủy của kim loại là gì?

Câu 11. Nén hỗn hợp gồm 4 lít khí nitơ và 14 lít hiđro trong bình phản ứng ở nhiệt độ và xúc tác thích hợp. Sau phản ứng, thu được 16,4 lít hỗn hợp khí. Hãy tính thể tích khí amoniac thu được. Biết các thể tích được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 2 - Chương II - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho 3,06 gam một oxit có dạng RxOy tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 5,22 gam muối. Công thức oxit là:

A.BaO                  B.ZnO

C.MgO                 D.FeO

Câu 2. Cho các phân tử: N2, NH3, NH4Cl, HNO3, KNO3. Trong phân tử nào, nitơ có hóa trị và trị số tuyệt đối của số oxit hóa bằng nhau?

A.NH4Cl                 B.N2

C.NH3                     D.KNO3

Câu 3. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền nhiệt các hợp chất hiđrua của các nguyên tố trong nhóm nitơ?

\(\begin{array}{l}A.N{H_3} > P{H_3} > As{H_3} > Sb{H_3} > Bi{H_3}\\B.Sb{H_3} > P{H_3} > Bi{H_3} > As{H_3} > N{H_3}\\C.P{H_3} > As{H_3} > N{H_3} > Bi{H_3} > Sb{H_3}\\D.Bi{H_3} > Sb{H_3} > As{H_3} > P{H_3} > N{H_3}\end{array}\)

Câu 4. Hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ NH3 bằng 1 phản ứng?

A.NH4Cl        B.Ca3N2

C.Li3N           D.Cả A, B và C đều đúng

Câu 5. Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng với NH3 ở điều kiện thích hợp?

\(\begin{array}{l}A.{H_2}S{O_4};CaO;CuC{l_2};PbO\\B.HCl;{O_2};C{l_2};CuO\\C.HCl;KOH;FeC{l_3};{O_2}\\D.NaOH;{O_2};HCl;NaCl\end{array}\)

Câu 6. Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 8. Dẫn hỗn hợp khí đi qua H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

\(\begin{array}{l}A.25\% ;25\% ;50\% \\B.20\% ;30\% ;50\% \\C.37\% ;20\% ;43\% \\D.20\% ;50\% ;30\% \end{array}\)

Câu 7. Tiến hành trộn 100ml dung dịch NaNO2 3M với 200ml dung dịch NH4Cl 2M rồi nung nóng thì thu được V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là:

A.4,48 lít          B.5,40 lít

C.6,72 lít          D.2,24 lít

Câu 8. Axit HNO3 có những tính chất hóa học nào sau đây?

A.tính khử mạnh và tính axit mạnh

B.tính axit yếu và tính oxi hóa mạnh

C.tính oxi hóa mạnh và tính khử yếu

D.tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Cần hòa tan 213 gam anhiđrit photphoric vào bao nhiêu gam nước để có dung dịch axit photphoric 49%?

Câu 10. Khi cân bằng \({N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\) được thiết lập, nồng độ các chất như sau: \(\left[ {{N_2}} \right] = 3M;\left[ {{H_2}} \right] = 9M;\left[ {N{H_3}} \right] = 1M.\) Tính nồng độ ban đầu của N2.

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HNO3, thu được 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2. Biết tỉ khối hơi của X so với oxi bằng 0,9. Xác định tên kim loại đem dùng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 3 - Chương II - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hỗn hơp X gồm 2 khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol là 1 : 4. Nung X với xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Hiệu suất phản ứng trên là:

A. 41,67%             B. 45,00%

C. 35,67%              D. 50,60%

Câu 2. Cho phản ứng oxi hóa – khử sau:

\(Al + HN{O_3} \to Al{\left( {N{O_3}} \right)_3} + {N_2}O \uparrow \)\(\, + {N_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Nếu tỉ lệ giữa N2O và N2 là 2 : 3 thì sau khi cân bằng tỉ lệ số mol \({n_{Al}}:{n_{{N_2}O}}:{n_{{N_2}}}\)là dãy nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.23:4:6\\B.46:2:3\end{array}\)              \(\begin{array}{l}C.46:6:9\\D.20:5:4\end{array}\)

Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch Y và chất rắn Z gồm 3 kim loại. Thành phần của chất rắn Z là:

\(\begin{array}{l}A.Al;Fe;Cu\\B.Al;Cu;Ag\end{array}\)          \(\begin{array}{l}C.Al;Fe\\D.Fe;Cu;Ag\end{array}\)

Câu 4. Cho FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo ra khí NO2. Tổng hệ số của các chất sau khi phản ứng thu được cân bằng là:

A.44                        B.43

C.42                        D.41

Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VA có dạng tổng quát là:

A.ns2np3                     B.ns1np4

C.ns2nd2np1                D.ns2np5

Câu 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố Y là 21. Tổng số obitan nguyên tử (có chứa electron) của nguyên tố đó là:

A.3 obitan             C.4 obitan

C.5 obitan             D.2 obitan.

Câu 7. Dãy nào sau đây biểu thị đầy đủ các số oxi hóa cơ bản của nitơ?

\(\begin{array}{l}A. - 1;0; + 4; + 5; + 6\\B. - 4; - 3;0; + 2\\C. - 3;0; + 1; + 2; + 3; + 4; + 5\\D. + 1; + 2; + 3; + 4; + 5\end{array}\)

Câu 8. Để phân biệt 4 lọ không dán nhãn được đựng riêng biệt từng khí sau: O2; N2; H2S; và Cl2 người ta có thể chọn trình tự tiến hành nào sau đây?

A. Dùng đốm lửa đỏ, dùng giấy tẩm Pb(NO3)2, dùng giấy màu ẩm.

B. Đốt các khí, dùng giấy quỳ ẩm

C. Dùng tàn đóm đỏ, đốt các khí

D. Dùng tàn đóm đỏ, dùng giấy tẩm NaOH, dùng giấy màu ẩm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Một hỗn hợp X chứa 100 mol gồm N2 và H2 tỉ lệ 1: 3. Áp suất ban đầu là 300 atm. Sau phản ứng tạo amoniac, áp suất giảm còn 285 atm, nếu nhiệt độ phản ứng được giữ không đổi thì hiệu suất phản ứng là bao nhiêu?

Câu 10. Đồng nitrat bị phân hủy khi nung theo phản ứng:   \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to CuO + 2N{O_2} \uparrow  + \frac{1}{2}{O_2} \uparrow \)

Khi nung 15,04 gam đồng nitrat thấy còn lại 8,56 gam chất rắn. Hãy xác định phần trăm đồng nitrat bị phân hủy và thành phần chất rắn còn lại.

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hợp kim Sắt – Đồng bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 20,16 lít khí NO2 (đktc). Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 4 - Chương II - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nén hỗn hợp gồm 4 lít khí nitơ và 14 lít khí hiđro (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) trong bình phản ứng ở nhiệt độ và xúc tac thích hợp. Sau phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu đưọc 16,4 lít hỗn hợp khí. Thể tích khí amoniac thu được là:

A.2,00 lít                 B.1,75 lít

C.1,60 lít                 D.2,25 lít

Câu 2. Dẫn 4 lít khí NO và 4 lít O2, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí thu được là bao nhiêu? Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

A.3 lít                     B.4 lít

C.5 lít                     D. 6 lít

Câu 3. Amoniac phản ứng được với nhóm các chất nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.C{l_2},CuO,Ca{\left( {OH} \right)_2},HN{O_3},{\rm{dd FeC}}{{\rm{l}}_2}\\B.C{l_2},HN{O_3},CuO,{O_2},{\rm{dd FeC}}{{\rm{l}}_3}\\C.C{l_2},HN{O_3},KOH,{O_2},CuO\\D.CuO,Fe{\left( {OH} \right)_3},{O_2},C{l_2}\end{array}\)

Câu 4. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra “khói” trắng. Hợp chất tạo thành có công thức hóa học là:

A. N2                      B. NH3

C. NH4Cl                D.HCl

Câu 5. Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Do Zn(OH)2 là một bazơ ít tan

B. Do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan

C. Do Zn(OH)2 là một bazơ lưỡng tính

D. Do NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu

Câu 6. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách nào cho nó tác dụng với kiềm mạnh, vì lí do nào sau đây?

A. Muối amoni sẽ chuyển hóa thành màu đỏ

B. Có giải phóng một chất khí không màu có mùi khai

C. Có giải phóng một chất khí màu nâu đỏ

D. Giải phóng một chất không màu, không mùi

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48 lít         B. 14,40 lít

C. 13,44 lít       D. 6,72 lít

Câu 8. Khi cân bằng: \({N_2} + 3{H_2} \to 2N{H_3}\) được thiết lập, nồng độ cácchất như sau: \(\left[ {{N_2}} \right] = 3M;\left[ {{H_2}} \right] = 9M;\left[ {N{H_3}} \right] = 1M.\) Nồng độ ban đầu của N2 là:

A.3,9M                     B.3,7M

 C.3,6M                    D.3,5M

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít (đktc) NO bay ra. Tính phần trăm theo khôi lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Câu 10. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được khi thủy phân 4,54 gam một photpho trihalogenua cần 55 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định công thức photpho trihalogenua đem dùng ở trên?

Câu 11. Hòa tan hết x gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí gồm 1,008 lít N2O và 3,36 lít NO2 (các khí đo ở đktc ). Xác định giá trị của x.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 5 - Chương II - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nitơ mang số oxi hóa âm trong chất nào sau đây?

A.NH4NO3          B.N2

C.N2O                  C.KNO3

Câu 2. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích Y (đktc) thu được là:

A.3,36 lít                 B.5,40 lít

C.6,72 lít                 D.1,12 lít

Câu 3. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với không khí là 0,293. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 30% và 70%

B. 40% và 60%

C. 33,33% và 66,67%

D. 25% và 75%

Câu 4. Một hỗn hợp X chứa 100 mol gồm N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1 : 3. Áp suất ban đầu là 300atm. Sau phản ứng tạo amoniac, áp suất giảm còn 285atm. Nếu nhiệt độ giữ không đổi thì hiệu suất phản ứng là:

A.12%                         B.13%

C.11%                         D.10%

Câu 5. Cho phản ứng:                   \(KCl{O_3} + N{H_3} \to KN{O_3} + KCl + C{l_2} + {H_2}O\)

Hệ số của các chất sau khi phản ứng trên được cân bằng lần lượt là:

\(\begin{array}{l}A.3;2;1;2;1;3\\B.3;2;2;1;1;3\\C.3;2;3;1;1;3\\D.2;3;2;2;3;4\end{array}\)

Câu 6. Để điều chế axit HNO3 trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng những hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch KNO3 và dung dịch H2SO4 loãng.

B. Tinh thể NaNO3 và HCl đặc.

C. Tinh thể KNO3 hoặc tinh thể NaNO3 và H2SO4 đặc, nóng.

D. Dung dịch NaNO3 và axit H2SO4 đặc.

Câu 7. Cho phản ứng: \(M + HN{O_3} \to M{\left( {N{O_3}} \right)_n} + N{H_4}N{O_3} + {H_2}O\)

Hệ số của các chất sau khi phản ứng trên được cân bằng lần lượt là:

\(\begin{array}{l}A.8;10n;8;n;3n\\B.8;10;n;8;3n\end{array}\)

\(\begin{array}{l}C.8;10n;8;3n;n\\D.4;16n;8;n;4n\end{array}\)

Câu 8. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo thành khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?

A.NO                           B.N2O5

C.NH4NO3                   D.NO2

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Hòa tan 24 gam oxit của một kim loại có hóa trị cao nhất là III vào dung dịch HNO3 dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 72,6 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của oxit đem dùng.

Câu 10. Có một hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Sau khi nung nóng để phản ứng xảy ra, thu được hỗn hợp sản phẩm khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,5. Tính phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí trước và sau phản ứng.

Câu 11. Cho dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Xác định muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”