Câu 1: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là:
A. Di truyền B. Di truyền y học tư vấn
C. Giải phẫu học D. Di truyền và sinh lí học
Câu 2: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Câu dưới đây có nội dung đúng là:
A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ
C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn
Câu 4: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là:
A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao
B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng
C. Bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng
D. Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao
Câu 5: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh bạch tạng thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
Câu 6: Bệnh mù màu xanh lục do gene lặn a trên NST X quy định, gene A quy định màu mắt bình thườngbình thường, NST Y không mang gene tương ứng. Trong một gia đình, P bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là: 1049
A. 12,5% B. 6,25% C. 50% D. 25%
Câu 7: Ở người do các gene quy định tính trạng hình dạng tóc và màu da phân li độc lập và nằm trên NST thường. Bố và mẹ đều có KH tóc xoăn, da bình thường sinh được đứa con có KH tóc thẳng, da bạch tạng. Kết luận nào sau đây đúng? Biết quá trình giảm phân và thụ tinh ở P đều bình thường.
A. P đều dị hợp về 2 cặp gene.
B. P đều có KG đồng hợp.
C. Đều có dị hợp 1 cặp gene.
D. Một người dị hợp 2 cặp gene, người còn lại mang gene đồng hợp.
Câu 8: : U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
B. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
C. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u.
Câu 9: Dạng ĐB cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là:
A. Lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 B. Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
C. Chuyển đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 D. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
Câu 10: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. trẻ đồng sinh. B. phả hệ.
C. di truyền học phân tử. D. di truyền quần thể.
Câu 11: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông. (6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là :
A. (1), (2), (6). B. (1), (3), (5). C.(3), (4), (7). D. (2), (6), (7).
Câu 12: : Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh ?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do KG quy định là chủ yếu.
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Câu 13: : Ở người, bệnh mù màu xanh lục (Xm), mắt bình thường (XM). P sinh được các con, có con gái và con trai bình thường, có con gái, con trai mù màu. KG của bố và mẹ là
A. XMY, XMXm. B. XMY, XmXm.
C. XmY, XMXm. D. XmY, XMXM.
Câu 14: Ở người, bệnh máu khó đông do ĐB gene lặn trên NST giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh kết hôn với người bình thường thì khả năng sinh con trai đầu lòng bị bệnh là
A..0% B. 50%. C. 75%. D..25%
Câu 15: : Cặp P sau đây có thể sinh được con có nhóm máu AB là:
A. P: IAIB x IOIO B. P: IBIB x IBIO C. P: IAIA x IAIO D. P: IAIO x IBIO
Câu 16: Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:
A. bệnh do ĐB gene trội nằm trên NST Y B. bệnh do ĐB gene lặn nằm trên NST Y
C. bệnh do ĐB gene trội nằm trên NST X D. bệnh do ĐB gene lặn nằm trên NST X
Câu 17: Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi
A. cấu trúc của NST. B. cấu trúc của ADN. C. số lượng NST. D. môi trường sống.
Câu 18: Bệnh máu khó đông ở người do gene ĐB lặn a nằm trên NST giới tính X qui định. Gene A qui định máu đông bình thường. KG và KH của P là trường hợp nào sau đây để tất cả con trai và con gái đều có KH máu đông bình thường ?
A. XAXa (bình thường) x XaY (bệnh). B. XAXa (bình thường) x XAY (bình thường).
C. XaXa (bệnh) x XAY (bình thường). D. XAXA (bình thường) x XaY (bệnh).
Câu 19: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường?
A. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt.
B. Hội chứng Down và hội chứng Klinefelter
C. Hội chứng Etuôt và hội chứng Klinefelter
D. Hội chứng Down và hội chứng Turner
Câu 20: Ở người bệnh mù màu là do gene lặn m nằm trên NST X quy định, gene này không có allele tương ứng trên Y. Người vợ có P đều mù màu. Người chồng có bố mù màu, mẹ không mang gene gây bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh
B. Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh
C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù màu
D. Tất cả con trai mù màu, 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu.
Câu 21: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 22: Biểu hiện của các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như:
(1) Bệnh mù màu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Được phát hiện bằng phương pháp:
A. Nghiên cứu di truyền quần thể. B. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
C. Phả hệ. D. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến.
Câu 23:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
A. 1/3 B. 1/8 C. 1/6 D. 1/4
Câu 24: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có allele trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ có em trai bị máu khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con mang hai bệnh trên là
A. 1/16 B. 1/8 C. 1/32 D. 1/64
Câu 25: Ở người, gene quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gene trên là
A. 4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3