Câu 1.
+ Để nhận biết một ôtô chuyển động trên đường, có thể làm như sau: Chọn một vật cố định trên mặt đường làm mốc rồi kiểm tra xem vị trí của xe ô tô có thay đổi so với vật mốc đó hay không.
+ Ví dụ để chứng tỏ trạng thái chuyển động và đứng yên của xe là tương đối là: So với cột điện ven đường thì xe chuyển động nhưng so với một hành khách trong xe thì xe đứng yên.
Câu 2.
+ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đât với phản lực N của mặt bàn.
Câu 3.
a) Tính vân tốc ra m/s và km/h: \(v = \dfrac{{180}}{{60}} = 3m/s = 10,8 km/h\)
b) Thời gian đê tàu đi được 2,7 km: \(t = \dfrac{{2700} }{ 3} = 900s = 15 \) phút
c) Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s: \(s = v.t = 3.10 = 30m\)
Câu 4.
Lưc kéo cần thiết là: \(F =\dfrac{A }{ S} = \dfrac{{15000}}{ {15}} = 1000\,N\)
Khối lương vật \(m = \dfrac{P }{ {10}} = \dfrac{F }{ {10}} = 100\) kg \( = 1\) tạ
Câu 5.
Trọng lượng P của hòn đá bằng: \(P = 10.m = 10.4,8 = 48 (N)\)
Thể tích hòn đá bằng: \(P = d.V\)
\(\Rightarrow V = \dfrac{P }{ d} = \dfrac{{48} }{ {2,{{4.10}^4}}} = 2.10^{ - 3} (m^3)\)
Lực đẩy \(F_A\) tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước bằng \(F_A= d_n V = 1.10^4 .2.10^{ - 3} =20 \;(N)\)