Câu 1. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi cưa thép, cơ năng đã chuyển hóa nhiệt năng làm nóng lưỡi cưa và miếng thép.
Câu 2. Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận đuợc và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.
Câu 3. Thể tích của quả cầu \(V =\dfrac {Q }{{c\Delta t.D}} = 2.10^{ - 5}\) m3 \(= 20\) cm3.
Câu 4. Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào : Q1 = 28 160J.
Nhiệt lượng nuớc thu vào : Q2 = 336 000J.
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này : Q = Q1 + Q2 = 364 160J.
Câu 5. Đổi V = 5\(l\) = 0,005m3; s = 100km = 100 000m
Khối lượng xăng tiêu thụ là : m = D.V = 700.0,005 = 3,5kg.
Nhiệt lượng toàn phần do xăng bị đốt cháy trong động cơ tỏa ra là:
Q = m.q = 3,5.4,6.107 = 16,1.107 J
Công mà động cơ ô tô thực hiện là: A = F.s = 700.100 000 = 7.107 J
Hiệu suất của động cơ ô tô là:
\(H = \dfrac{A }{ V}.100\% = \dfrac{{{{7.10}^7}}}{{16,{{1.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 43,5\%\)