Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương V - Sinh 12

Câu 1: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:

   A. 5 đời

   B. 4 đời

   C. 3 đời

   D. 2 đời

Câu 2: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:

   A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố

   B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ

   C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ

   D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24

Câu 3: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

   A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao

   B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

   C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm

   D. Cả A, B và C

Câu 4: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

   A. Không nên kết hôn với nhau

   B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)

   C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc

   D. Cả A, B và C

Câu 5: Tính trạng nào sau đây ở người, do gen trên NST giới tính quy định?

1. Bệnh mù màu.

2. Bệnh bạch tạng.

3. Dị tật dính ngón tay số 2 và 3 bằng màng nối.

4. Bệnh máu khó đông.

5. Bênh đái đường.

Số phương án đúng là:

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 6: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

   A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

   B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau.

   C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

   D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 7: Bệnh, tật di truyền là

   A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

   D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 8: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận

   A. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

   B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.

   C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.

   D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Câu 9: Đồng sinh là hiện tượng:

   A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

   B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

   C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

   D. Chỉ sinh một con.

Câu 10: Ở người, bệnh hoặc hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc NST?

(1) Hội chứng Etuot

(2) Hội chứng tiếng mèo kêu

(3) Bệnh ung thư máu ác tính

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm

(5) Bệnh pheninketo niệu

A.  (1), (2), (3), (4), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4).

D.  (2), (3).

Câu 11: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

(1) Bệnh bạch tạng

(2) Bệnh pheninketo niệu

(3) Bệnh ung thư máu

(4) Hội chứng mèo kêu

(5) Hội chứng Down

(6) Tật đinh ngón tay 2, 3

Có bao nhiêu trường hợp gây ra bởi đột biến nhiễm sắc thể?

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hội chứng Đao ở người?

A. Hội chứng Đao thường gặp ở nữ, ít gặp ở nam

B.  Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường

C. Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21

D. Tuổi mẹ càng cao thì xác suất sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư ở người?

A. Bệnh ung thư thường liên quan đến những đột biến gen và đột biến NST

B. Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính

C.  Trong hệ gen người,các gen tiền ung thư đều là những gen có hại

D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính             

Câu 14: Người mắc hội chứng nào sau đây thuộc thể ba (2n + 1)?

A. Hội chứng HIV/AIDS

B. Hội chứng Đao

C.  Hội chứng Tớcnơ

D. Hội chứng Lao

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người do gen lặn trên NST giới tính quy định

(2) Tật có túm lông ở tai và tật dính ngón tay 2, 3 ở người có hiện tượng di truyền thẳng

(3) Bệnh pheninketo niệu do gen lặn nằm trên NST thường quy định

(4) Hội chứng mèo kêu và hội chứng Đao là do đột biến số lượng NST gây nên

(5) Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn sáng tỏ

Số phát biểu đúng là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16: Khi nói về bệnh di truyền phân tử, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử

B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm liên quan đến đột biến cấu trúc NST

C. Bệnh Phêninkêtô niệu gây ra do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa pheninalanin thành tiroxin

D.  Hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến cấu trúc NST, mất đoạn cánh ngắn NST số 5

Câu 17: cho các phương pháp sau:

(1) Nghiên cứu trẻ đồng sinh

(2) Nghiên cứu tế bào

(3) Lai và gây đột biến

(4) Nghiên cứu phả hệ

Những phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu di truyền học người là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(1) Phương pháp nghiên cứu phả hệ phải nghiên cứu ít nhất 2 đời

(2) Liệu pháp gen mở ra những triển vọng trong nghiên cứu chữa trị bệnh HIV

(3) Di truyền học tư vấn dựa trên cơ sở của kết quả lai phân tích

(4) Liệu pháp gen là kĩ thuật trong tương lai nhằm mục đich phục hồi chức năng của tế bào, khắc phục sai hỏng nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 19: Người đàn ông có nhóm máu AB, lấy vợ nhóm máu A. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Họ có thể sinh con có nhóm máu AB và A

B. Họ không thể sinh con có nhóm máu O

C. Họ có thế sinh con nhóm máu A có kiểu gen \(I^AI^O\) với xác suất 25%

D. Họ có thể sinh con nhóm máu B với xác suất 12,5%

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Vật chất di truyền của virut HIV được cài xen vào hệ gen người

(2) Hệ gen của virut HIV rất dễ bị đột biến

(3) HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người

(4) HIV có khả năng tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu

(5) Virut HIV kí sinh vào trong các tế bào bạch cầu

Có bao nhiêu phát biểu đúng nói về những khó khăn trong công tác tạo vắc xin phòng bệnh AIDS?

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2

Câu 21: Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chỉ số IQ?

(1) Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá sự trưởng thành của con người

(2) Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ của con người

(3) Chỉ số IQ được tính bằng số tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân với 100%100%

(4) Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ và không phụ thuộc vào điều kiện môi trường

A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3, 4

C. 2, 3 

D. 2, 3, 4

Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tư vấn di truyền có vai trò giảm bớt được gánh nặng di truyền cho gia đình và xã hội vì những trẻ tật nguyền.

B. Trong tư vấn di truyền để có kết quả chính xác cần xây dựng phả hệ của người bệnh mà không cần chuẩn đoán bệnh

C. Thời gian thực hiện tư vấn di truyền thích hợp nhất trước khi kết hôn và sau khi có thai

D. Hai kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong sàng lọc trước sinh chính là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai

Câu 23: Để phát hiện sớm bệnh phêninketo niệu người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây?

A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.

B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích protein.

C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.

D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi phân tích ADN.

Câu 24: Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng:

   A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.

   B. Ngoại hình không giống nhau.

   C. Có cùng một giới tính.

   D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 25: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

   A. Thường bị mất trí nhớ

   B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

   C. Thường bị chết sớm

   D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố

Câu 26: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Tơcnơ là:

   A. Các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường

   B. Thường có con bình thường

   C. Thường chết sớm và mất trí nhớ

   D. Có khả năng hoạt động tình dục bình thường

Câu 27: Kí hiệu NST của người bị bệnh Claiphento là:

   A. XXY                              B. XXX                       C. XO                                    D. YO

Câu 28: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do 2 gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định, cách nhau 12cM. Cho phả hệ

 

Trong các người con ở thế hệ thứ III, người nào chắc chắn là kết quả của hoán vị gen? Xác suất để người phụ nữ II -1 sinh con bị 2 bệnh là bao nhiêu? Câu trả lời đúng lần lượt là: 

Câu 29: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu?

A. aa XBXB, Aa XBXB, AA XBXb.                 B. Aa XbXb, aa XbXb.

C. Aa XBXb, aa XBXb.                                   D. AA XbXb, Aa XbXb.

Câu 30: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biếu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

 

(1). Có 12 người trong phả hệ có  thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

(2). Những người không mắc bệnh là những người không mang alen gây bệnh

(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.

(4). Ở thế hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Lời giải

1 2 3 4 5
C C D D B
6 7 8 9 10
D B A B D
11 12 13 14 15
D C A B C
16 17 18 19 20
B B D D D
21 22 23 24 25
D B D C D
26 27 28 29 30
C A D D A

Bài Tập và lời giải

Giải câu 1 trang 19 SBT địa 9

Đề bài

Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới nền kinh tế từ năm

A.1975.                          B. 1985.                    

C. 1986.                         D. 1990.

2. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế

A. APEC, ASEAN, OPEC.                            

B. EEC, OPEC, OEDC.

C. OEDC, WTO, EEC 

D. ASEAN, APEC, WTO

Xem lời giải

Giải câu 2 trang 20 SBT địa 9
Cho biết cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào?

Xem lời giải

Giải câu 4 trang 20 SBT địa 9

Đề bài

Dựa vào hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, tr. 21 SGK, hãy:

a) Kể tên các vùng kinh tế ở nước ta.

b) Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Xem lời giải

Giải câu 5 trang 21 SBT địa 9

Đề bài

Cho bảng 6:

a) Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010.

b) Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta.

Xem lời giải