Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 6

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước sau đây để đo các số đo của cơ thể?

A .Thước kẻ.

B. Thước kẹp.

C. Thước dây.

D . Cả ba thước trên.

Câu 2. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là:

A . độ dài giừa hai vạch chia trên thước.

B . độ dài giừa hai vạch chia liên tiếp trên thước

C. độ dài của thước.

D. tẩt cả đều đúng.

Câu 3. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây?

A . Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm.

B . Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm.

C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm.

D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5cm.

Câu 4. Thả một quả bóng bàng nhựa vào bình nước, quả bóng nổi trên mặt nước. Kết luận nào sau đây là đúng?

A . Thể tích nước dâng lên bằng thể tích quả bóng.

B . Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng

C . Thể tích nước dâng lên lớn hơn thể tích quả bóng.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 5. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích cùa một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là

A . 45cm\(^3\)

B. 55cm\(^3\)        

C. 100cm\(^3\)

D. 155cm\(^3\)

Câu 6. Đơn vị nào dùng để đo lực?

A. m.  

B. kg  

C. N.  

D. ml.

Câu 7. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một vật không chuyển động chỉ khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

B. Một vật đứng yên thì vật đó chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng có cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau.

D. Hai lực cân bằng có thể đặt vào hai vật khác nhau.

Câu 9. Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên .Chọn câu trả lời đúng.

A . Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng.

B . Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.

C. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng.

D. Các câu A. B, c đều đúng.

Câu 10. Trọng lực của một quyển sách đặt trên bàn là

A . lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.

B . lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách

C. lượng chất chứa trong quyển sách.

D. khối lượng của quyển sách

B . TỰ LUẬN

Câu 11. Hãy nêu 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

Vật bị biến dạng.

Chuyển động của vật bị thay đổi.

Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 12. Để đo diện tích của một sân chơi có kích thước khoảng 12 x 17 (m), bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai?

Câu 13. Hãy tìm cách đo thể tích một giọt nước.

Câu 14. Người ta tiến hành 3 phép cân như sau bằng cân Rôbecvan:

Phép cân 1:

Đĩa cân bên trái: Lọ có 250cm\(^3\) chất lỏng + vật Đĩa cân bên phải: quả cân 500g

Phép cân 2:

Đĩa cân bcn trái: Lợ trống + vật. Đĩa cân bên phải: Quả cân 300g Phép cân 3

Đĩa cân bên trái: Lọ trống. Đĩa cân bên phải: Quả cân 230 g

Tính khối lượng của vật.

Khối lượng riêng chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là chất gì?

Lời giải

Câu 1. Chọn C

Bác thợ may thường dùng thước dây để đo các số đo của cơ thể.

Câu 2: Chọn B

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là độ dài của hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 3: Chọn C

Để đo chiều dài của một vật ước lượng khoảng hơn 30cm, nên chọn thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất lmm.

Câu 4: Chọn B

Kết luận đúng: Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng.

Câu 5 . Chọn A

Thể tích hòn sỏi là V = 100 - 55 = 45cm

Câu 6 .Chọn C

N (niu tơn) là đơn vị dùng để đo lực.

Câu 7. Chọn D

Hai lực được gọi là cân bằng là: Hai lực có phương trên cùng một đười thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 8. Chọn C

Hai lực cân bằng có cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau.

Câu 9. Chọn B

Khi hai em học sinh A và B chơi kéo co, sợi dâv đứng yên thì lực hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.

Câu 10. Chọn B

Trọng lực của một quyển sách đặt trên bàn là lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.

Câu 11.

3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

Vật bị biến dạng: Lò xo bị kéo thì dãn ra.

Chuyển động của vật bị thay đổi: Chiếc xe bị đẩy mạnh đi chạy nhanh

Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động: Quả bóng bị  vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 12.

Để đo diện tích của một sân chơi có kích thước khoảng 12 X 17 (m).  dùng thước B chọn là phù hợp vì chỉ cần ít lần đo nhất

Câu 13.

Ta khó đo thể tích 1 giọt nước, nhưng ta có thả cho móc giọt 100 giọt (vào bình chia độ rôi đo thể tích cùa 100 giọt. Sau chia cho 100  để tính thể tích 1 giọt.

Câu 14.

a. Tính khối lượng của vật

+ Từ phép cân 2 và 3 ta suy ra khối lượng vật: m = 300 - 230 = 70g

+ Từ phép cân 1 và 2 ta suy ra khối lượng chất lỏng m' = 500 - 300 = 200g

+ Khối lượng riêng chất lỏng D = 0,8 g/cm

Chất lỏng có D = 800 kg/m\(^3\) có thể là rượu.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”