Câu 1 :
Định luật: nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỷ lệ thuận với điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua
Q = I2R.t
I đo bằng A, R đo bằng Ω, t đo bằng s, Q đo bằng J.
Nếu Q đo bằng calo thì 1(J) = 0,24 cal
Câu 2 :
1) Mắc sơ đồ mạch đo như hình vẽ. Chú ý mắc đúng chốt dương và chốt âm của vôn kế và ampe kế trong sơ đồ
2) Đóng khóa K đọc giá trị của vôn kế và ampe kế đo được, lặp lại thao tác nhiều lần và ghi vào bảng sau:
Lần đo
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
U (vạch chia)
|
|
|
|
|
|
I (vạch chia)
|
|
|
|
|
|
3) Tính toán các giá trị của R theo các số liệu ghi trên bảng và tính giá trị trung bình của R trong các lần đo.
Câu 3 :
Tỉ số \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \dfrac{1}{8}\)
Câu 4 :
a) Vẽ sơ đồ mạch
b) Vì đoạn mạch mắc nối tiếp ta có I = I1 + I2 = 0,16A
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là : U1 = I1.R1 = 0,16.50 = 8V
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là : U2 = I2.R2 = 0,16.100 = 16V
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = U1 + U2 = 8+16 = 24V
Câu 5 :
a) Công suất điện trung bình của cả khu dân cư:
P = 100.120 = 12000W = 12kW
b) Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng là :
A = P.t = 12.5.30 = 1800kWh
c) Số tiền điện mà khu dân cư phải trả trong 1 tháng với 800 đồng/kWh là
T = 1800.800 = 1440000 đồng