Câu 1 :
a) Đoạn mạch nối tiếp:
trong đoạn mạch nối tiếp các điện trở mắc nối liên tiếp nhau.
b) Tính chất:
+ cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở là bằng nhau và dòng điện qua mạch:
I = I1 = I2 = I3….
+ hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi điện trở:
U = U1 + U2 + U3…
Điện trở tương đương của mạch nối tiếp bằng bằng tổng các điện trở thành phần.
R= R1 + R2 + R3…
Quan hệ giữa hiệu điện thế, điện trở :
Hiệu điện thế tỷ lệ thuận với điện trở:
\(\dfrac{{{U_1}} }{ {{R_1}}} = \dfrac{{{U_2}} }{{{R_2}}} = \dfrac{{U{}_3} }{ {{R_3}}}\)
Câu 2 :
+ Muốn cho điện trở tương đương của 1 đoạn mạch lớn hơn điện trở thành phần ta phải mắc các điện trở đó nối tiếp.
+ muốn có điện trở tương đương của 1 đoạn mạch nhỏ hơn điện trở thành phần ta phải mắc các điện trở đó song song.
Câu 3 :
Không đúng, vì có thể 1 trong 2 là nam châm còn lại bằng sắt thì vẫn bị hút.
Câu 4 :
a) Vì vì R1 nt R2 nên UAB = U1 = U2 = 36V
điện trở tương đương của đoạn mạch là Rtd = UAB /I = 36/3 = 12Ω
cường độ dòng điện qua R1 là I1 = U1/R1 = 36 / 30 = 1,2A
cường độ dòng điện qua R2 là I2 = I - I1 = 3 – 1,2 = 1,8A
b) Điện trở R2 là R2 = U2/I2 = 36/1,8 = 20Ω
Câu 5 :
Điện năng mà tủ lạnh đã tiêu thụ:
A1 = P1.t = 200.10.3600 = 7200000J
Điện năng mà máy giặt đã tiệu thụ:
A2 = P2.t = 1000.2,5.3600 = 9000000J
Điện năng mà máy giặt và tủ lạnh đã tiệu thụ:
A = A1 + A2 = 7200000 + 9000000 = 162.105 J
Chỉ số của công tơ điện là: \(n = \dfrac{A}{{3,{{6.10}^6}}} = \dfrac{{{{162.10}^5}}}{{3,{{6.10}^6}}} = 4,5\)