Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 14 - Học kì I - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM : 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Những sinh vật kể tên sau: cây dừa, con gà, con trâu, cây tre.

a. Là những sinh vật có ích cho người

b. Là những sinh vật có hại cho con người

c. Là những sinh vật vừa có hại, vừa có ích

d. Cả a, b và c đều sai.

2. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:

a. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng

di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.

b. Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái Đất

c. Thực vật rất đa dạng, phong phú.

d. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản

3. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có  thân rễ?

a. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây dong ta.

b. Cây dong, cây riềng, cây cải, cây gừng.

c. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.

d. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt.

4. Các loại cây sau, cây nào có rễ bíến dạng là rễ củ ?

a. Cây sắn, cây cà rốt, khoai lang        b. Cây cải củ, trầu không, đậu Hà Lan

c. Cây bụt mọc, tầm gửi, dây tơ hồng d. Cây bần, cây mắm, cây lúa

Câu 2. Hãy dùng các từ (Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, nuôi dưỡng, duy trì và phát triển nòi giống) điền vào chỗ trống phù hợp trong các câu sau:

a. Rễ, thân, lá là......................... '...............................................................

b. Hoa, quả, hạt là...................................................................................

c. Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh dưỡng là......................................

d. Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh sản là....................................

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

Câu 2. Cấu tạo trong của thân non như thế nào và chức năng của từng bộ phận?

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1:     

1

2

3

4

a

a

a

a

 Câu 2. - Cơ quan dinh dưỡng

- Cơ quan sinh sản

- Nuôi dưỡng

- Duy trì và phát triển nòi giống.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

- Rễ cù.Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,... phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, tạo quả.

- Rề móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh….Đó là những rễ phụ mọc ra từ đốt thân giúp cây bám vào trụ để leo lên.

- Rễ thở. Có nhiều ở loại cây sống ở đầm lầy ngập nước như vẹt, sú, mắm, cây bụt mọc….Các rễ  hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.

- Giác mút. Có ở loại cây sổng bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Câu 2. Cấu tạo trong, chức năng từng bộ phận cùa thân non:

Thân non gồm 2 hộ phận là vỏ và trụ giữa: vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột.

- Vỏ gồm :

+ Biểu bì : gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau

 Chức năng: bảo vệ bộ phận bên trong

+ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn, một số tế bào chứa chất diệp lục.

Chức năng: Dự trữ và tham gia quang hợp

- Trụ giữa gồm:

+ Mạch rây: Gồm những tế bào sống, vách mỏng có chức năng vận chuyển chất hữu cơ.

+ Mạch gỗ: Gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

+ Ruột: Gồm những tế bào có vách mỏng, có chức năng chứa chất dự trữ


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”