CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: . Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống
B.Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
C.Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
D.Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp
Câu 2: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
C. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
D. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
Câu 3: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng B. Công nghệ gen
C. lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 4: Đặc điểm của SV biến đổi gen:
A. Có hệ gen được con người biến đổi cho phù hợp với lợi ích của minh
B. Có bộ NST gấp bội so với bộ lưỡng bội bình thường
C. Xuất hiện biến dị tổ hợp do sự tổ hợp lại VCDT của bố và mẹ
D. mang hai bộ NST của hai loài bố mẹ
Câu 5: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghê TB ?
A. Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa
B. tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có KG đồng hợp tử về tất cả các gen con
C. tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
D. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp ß – caroten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
câu 6: Tạo giống mới bằng công nghệ TB ở TV không có kĩ thuật nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô B. Dung hợp TB trần C. Nuôi cấy hạt phấn D. cấy truyền phôi
câu 7: Thành tựu nào sau đây không phải của phương pháp gây đột biến?
A. Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp ß – caroten trong hạt
B. tạo chủng VK penicillium có hoạt tính penicillin gấp 200 lần dạng hoang dại
C. tạo giống dâu tằm 4n, sau đó lai với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội có năng suất lá cao
D. tạo giống dưa hấu tam bội không hạt
câu 8: Trong thực tiễn sản xuất, việc sử dụng hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết đem lại nhiều lợi ích nhưng lợi ích nào sau đây là không đúng?
A. nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng
B. tạo ra các dòng thuần có KG đồng hợp
C. giúp phát hiện, đánh giá các gen đột biến lặn, có hại
D. củng cố và duy trì một đặc tính mong muốn ở vật nuôi, cây trồng
câu 9: Quy trình chọn giống gồm các bước:
A. tạo nguồn nguyên liệu à đánh giá chất lượng giống à chọn lọc à đưa giống tốt ra sản xuất đại trà
B. tạo nguồn nguyên liệu à chọn lọc à đánh giá chất lượng giống à đưa giống tốt ra sản xuất đại trà
C. Tạo nguồn nguyên liệu à cho tự thụ phấn à chọn lọc à đưa giống tốt ra sản xuất đại trà
D. Tạo nguồn nguyên liệu à đánh giá chất lượng giống à đưa giống tốt ra sản xuất đại trà
câu 10: . Ở TV, để duy trì ưu thế lai, người ta thường sử dụng phương pháp nào?
A. lai cải tiến với cá thể đực đầu dòng B. lai luân phiên lần lượt với cơ thể bố và cơ thể mẹ
C. cho thế hệ F1 tự thụ phấn D. cho F1 sinh sản sinh dưỡng
câu 11: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong
A: Nhân tế bào các loài sinh vật. B. TBC của TB VK
C. Ti thể, lục lạp D: Nhân tế bào tế bào vi khuẩn.
Câu 12: . Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai tế bào B: Đột biến nhân tạo.
C: Chọn lọc cá thể. D: Kĩ thuật di truyền
Câu 13: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A: Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. B: Nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần D. Cấy truyền phôi
Câu 14: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhân bản vô tính B. Nuôi cấy TB, mô TV
C: Nuôi cấy hạt phấn. D: Dung hợp tế bào trần
Câu 15. Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Dung hợp TB trần B: Cấy truyền phôi.
C: Nuôi cấy tế bào, mô thực vật D: Nuôi cấy hạt phấn
Câu 16: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có KG Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng consixin gây lưỡng bội hoá và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có KG:
A. AAAb; Aaab B. Aabb; abbb C. Abbb ; aaab D. Aabb; aabb
câu 17: Khi tiến hành lai xôma tế bào có 2n1 nhiễm sắc thể với tế vào có 2n2 nhiễm sắc thể, sẽ tạo ra tế bào lai có bộ nhiễm sắc thể là:
Chọn câu trả lời đúng:
A: 4n. B. 2(n1 + n2) C: 2n D: n1 + n2.
Câu 18: Thực chất của kĩ thuật cấy truyền hợp tử là?
A. Tạo nhiều hợp tử từ một hợp tử ban đầu B. Thay đổi môi trường phát triển của thai
C. Trộn được nhiều chất dinh dưỡng của cá thể D. Gây mang thai và đẻ đồng loạt
Câu 19: Kỹ thuật cấy truyền hợp tử thường áp dụng với đối tượng là
A. Các loại rau quả là thực phẩm chủ yếu B. Thường quý hiếm hoặc sinh sản chậm
C. Các vật nuôi lấy thịt làm thực phẩm chính D. Các loại cây cảnh rất quý hiếm, đắt tiền
Câu 20: Quy trình tạo giống bằng đột biến gồm các bước:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Gây đột biến → Chọn lọc giống → Tạo giống thuần
B: Chọn lọc giống → Gây đột biến → Tạo dòng thuần.
C: Gây đột biến → Tạo dòng thuần → Chọn lọc giống.
D: Tạo dòng thuần → Gây đột biến → Chọn lọc giống
Câu 21: Loại biến dị không làm nguồn nguyên liệu cho tạo giống là:
A: ADN tái tổ hợp B: Đột biến. C: Biến dị tổ hợp. D. Thường biến
Câu 22. Ưu thế lai là kết quả của phương pháp:
A: Nhân bản vô tính B: Gây đột biến nhân tạo.
C. Tạo biến dị tổ hợp D. Gây AND tái tổ hợp
Câu 23: Khi nói về ưu thế lai, thì câu sai là:
A. Lai hai dòng thuần luôn cho con có ưu thế lai cao
B. Không dùng cá thể có ưu thế lai cao nhất làm giống
C. Lai 2 dòng thuần xa nhau về địa lý hay có ưu thế lai.
D: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1
Câu 24: Hiện tượng siêu trội trong con lai có ưu thế lai biểu hiện ở:
A: Con lai có số gen trội bằng gen lặn. B: Con lai đồng hợp lặn về nhiều cặp gen.
C. Con lai dị hợp về nhiều cặp gen D. Con lai đồng hợp trội về nhiều cặp gen
Câu 25: Giống lúa MT1 được tạo ra bằng phương pháp:
A. gây ĐB bằng hợp chất 5 – BU B. Gây ĐB bằng tia Gama
C. gây đột biến bằng hợp chất consixin D. nuôi cấy hạt phấn
câu 26: Phép lai kinh tế là:
A. Bò Hoonsten Hà Lan giao phối với nhau
B. Bò vàng thanh hóa x bò Bò Hoonsten Hà Lan
C. Bò vàng thanh hóa giao phối với nhau
D. Lợn móng cái giao phối với nhau
câu 27: Một công ty “ giống vật nuôi và cây trồng” đã sản xuất 1 đàn gồm 30 cừu chuyên cho sữa có chứa protein người vào mục đích chữa bệnh. Công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến nào để có thể tạo ra được các con giống nói trên?
A. Công nghệ gen B. Công nghệ TB
C. Công nghệ gen kết hợp công nghệ TB D. Công nghệ cấy, ghép gen
câu 28: Trong phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen, phương pháp thông dụng nhất trong kĩ thuật chuyển gen ở ĐV là:
A. phương pháp vi tiêm
B. phương pháp cấy truyền phôi
C. phương pháp dùng tinh trùng làm vecto chuyển gen
D. Phương pháp tạo AND tái tổ hợp với plasmid làm thể truyền
câu 29: Cho các bước tạo ĐV chuyển gen :
1. Lấy trứng ra khỏi con vật
2. cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường
3. cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm
4. tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là:
A. 1 à 3 à 4 à 2 B. 3 à 4 à 2 à 1
C. 2 à 3 à 4 à 2 D. 1 à 4 à 3 à 2
Câu 30: Trong kĩ thuật tạo AND tái tổ hợp, để gen từ TB cho kết hợp với plasmid phải cần:
A. Được cắt bởi cùng 1 loại enzim restrictaza B. có sự xúc tác của enzim ligaza
C. có trình tự các nu ở đầu dính phù hợp nhau D. đòi hỏi đủ 3 yếu tố trên