Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Phần Lá - Sinh 6

Đề bài

Phần t luận 

Câu 1. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?

Câu 2. Lớp tế bào thịt lá phía trên và lớp tế bào thịt lá phía dưới khác nhau ở những điểm nào ?

Câu 3  Quang hợp là gì ?

Phần trắc nghiệm 

Câu 4 . Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Có các kiểu gân lá sau

A. hình mạng, hình song song, hình cung.

B. hình mạng, hình song song, hình dải.

C. hình mạng, hình cung, hình dải.

D. hình song song, hình cung, hình dải.

2. Lá xếp trên cây theo những kiểu nào ?

A. Mọc cách, mọc so le, mọc vòng.

B. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng,

C. Mọc cách, mọc so le, mọc đối.

D. Mọc so le, mọc đối, mọc vòng.

3. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ?

A. Biểu bì, khoang trống, các bó mạch.

B. Biểu bì, gân lá gồm các bó mạch,

C. Biểu bì, thịt lá, gân lá.

D. Biểu bì, lỗ khí, khoang trống.

4. Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?

A. Cây rong quang hợp nhả khí ôxi, góp phần cung cấp ôxi cho cá.

B. Cây rong làm đẹp bể cá.

C. Cây rong làm thức ăn cho cá.

D. Cây rong làm sạch nước ở bể cá.

Lời giải

I. Phần tự luận

Câu 1 

Lá rất đa dạng thể hiện ở cấu tạo phiến lá, gân lá, các dạng lá, cách xếp lá trên cây :

- Phiến lá : có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước phiến lá của các loại lá khác nhau thì khác nhau.

-  Gân lá : Có 3 kiểu gân chính : gân hình mạng, gân song song và gân hình cung...

- Các dạng lá : 2 loại : lá đơn và lá kép.

- Các kiểu xếp lá trên thân và cành theo 3 kiểu : mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mẩu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

Câu 2

Những điểm khác nhau giữa các lớp tế bào thịt lá :

Các đặc điểm so sánh

Tế bào thịt lá phía trên

Tế bào thịt lá phía dưới

Hình dạng tế bào

Những tế bào dạng dài.

Những tế bào dạng tròn.

Cách xếp của tế bào

Xếp rất sát nhau.

Xếp không sát nhau.

Lục lạp

Nhiều lục lạp hơn, xếp theo chiều thẳng đứng.

Ít lục lạp hơn.

Câu 3 

Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.

Có thể tóm tắt bằng sơ đồ :

Nước     +    Khí cacbônic          Tinh bột + Khí ôxi

(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục    (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường)

 Từ tinh bột cùng với các muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được nhiều loại chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.

II. Phần trắc nghiệm

Câu 4 

1

2

3

4

A

B

C

A