Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Chương II - Sinh 12

Câu 1: Kiểu gen là tổ hợp các gen

A. trong tế bào của cơ thể sinh vật.

B. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.

C. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào sinh dưỡng.

D. trên nhiễm sắc thể giới tính của tế bào sinh dưỡng.

Câu 2: Kiểu hình là

A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.

B. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.

C. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

D. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.

Câu 3: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen

A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.

B. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.

C. do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.

D. các giao tử là giao tử thuần khiết.

Câu 4:Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện

A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

C. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

Câu 5: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng, tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật

A. phân ly.    

B. di truyền trội không hoàn toàn.

C. tác động cộng gộp.   

D. tác động gen át chế.

Câu 6: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của

A. lai thuận nghịch. 

B. tự thụ phấn ở thực vật.

C. lai phân tích.   

D. lai gần.

câu 7: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 8: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1

A. 2n.   

B. 3n

C. 4n

D. \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\).

Câu 9: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

A. 2n.                           B. 3n .

C. 4n .                          D. \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\).

Câu 10: Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là

A. 2n.                           B. 3n 

C. 4n .                          D. \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\).

Câu 11: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?

A. AaBB x aaBb.        B. AaBb x AaBb.       C. Aabb x AaBB.       D. AaBb x Aabb

Câu 12: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỉ lệ

A. ABD = ABd = 45%. 

B. ABD = ABd = aBD = aBd = 25%

C. ABD = ABd = 30%.     

D. ABD = ABd =20%; aBD = aBd = 30%.

Câu 13: : Ở người,quy định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy chồng không bị bệnh mù màu. Xác suất chị sinh con gái đầu lòng mù màu là

A. 0,20.                               B. 0,25.

C. 0,50.                               D. 0,75.

Câu 14: Phép lai giúp Moocgan phát hiện ra quy luật liên kết gen là lai phân tích

A. ruồi cái F1 của ruồi bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.

B. ruồi đực F1 của ruồi bố mẹ mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.

C. ruồi cái F1 của ruồi bố mẹ  mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.

D. ruồi đực F1 của ruồi bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn

Câu 15: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F2

A. 3 cao đỏ:6 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

B. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 3 thấp đỏ:6 thấp hồng:3 thấp trắng.

C. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

D. 6 cao đỏ:3 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

Câu 16: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb  x  AABb. Tỉ lệ kiểu hình ở F1

A.3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng: 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

B.6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

C.6 cây cao đỏ:3 cây cao trắng: 2 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

D.6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng.

Câu 17: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb  x  Aabb.      B. AaBB  x  aaBb.     

C. Aabb  x  AaBB.     D. AaBb  x  AABB.

Câu 18: Trường hợp các gen không alen (không tương ứng) khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác

A. bổ trợ.                    B.át chế.    

C. cộng gộp                 D. đồng trội.

Câu 19:Trường hợp một gen (trội hoặc lặn) làm cho một gen khác (không alen) không biểu hiện kiểu hình là tương tác

A. bổ trợ.                     B.át chế.

C. cộng gộp                 D. đồng trội.

câu 20: Ở một loài động vật, khi cho lai giữa cá thể có lông trắng với cá thể lông đen đều thần chủng, F1 100% lông đen, F2 thu được 9/16 lông đen: 3 /16 lông nâu:4/16 lông trắng Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. tương tác át chế.                B.tương tác bổ trợ.     C. tương tác cộng gộp.           D.phân tính.

Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.

C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.

D. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới

Câu 22: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số

A. tính trạng của loài.

B. nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.

C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài.

D. giao tử của loài.

Câu 23: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn tự thụ phấn có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21%, hai tính trạng đó di truyền

A. độc lập.   

B. liên kết hoàn toàn.

C. liên kết không hoàn toàn 

D.tương tác gen.

câu 24: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.

B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.

C. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.

D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.

Câu 25: Bệnh mù màu ( không phân biệt màu đỏ, lục) ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), không có alen tương ứng trên Y. Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm  từ

A. bố.                              B. bà nội.

C. mẹ.                             D. ông nội.

Câu 26: cho tần số hoán vị gen: AB = 47%  ; AC = 32% ; BC = 15%. Bản đồ gen là:

A. ACB                             B. BAC

C. ABC                             D.CBA

Câu 27: Cơ thể mang kiểu gen \(\dfrac{{AB}}{{ab}}Dd\), mỗi gen quy định một tính trạng và trôi hoàn toàn. Lai phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỷ lệ KH ở con lai là?

A. 9:9:3:3:1:1             

B. 1:1:1:1:1:1:1:1                   

C. 3:3:3:3:1:1:1:1       

D. 4:4:4:4:1:1:1:1

Câu 28: Một cá thể có KG: \(\dfrac{{AB}}{{aB}}\dfrac{{De}}{{dE}}\dfrac{{gH}}{{gh}}\). Các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình di truyền. Loại giao tử AB dE gh xuất hiện với tỉ lệ?

A. 12,5%                     B. 18,75%

C. 6,25%                     D. 25%

Câu 29: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

 A. XAXA x XaY      

B. XAXa x XAY     

C. XaXa x XAY   

D. XAXa x XaY

Câu 30: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li kiểu gen là: 

A. AaXBXb  x AaXbY     

B. XAXa x XAY  

C. Aabb x aaBb     

D. Ab/ab x AB/ab

Lời giải

1 2 3 4 5
A A A C B
6 7 8 9 10
C A A B A
11 12 13 14 15
B B B D A
16 17 18 19 20
B B A B A
21 22 23 24 25
C C C A C
26 27 28 29 30
A D A B BB

 


Bài Tập và lời giải

Bài 47.1 trang 95 SBT Vật lí 9

Đề bài

Ảnh của một vật trên màn hứng trong máy ảnh bình thường là:

A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Xem lời giải

Bài 47.2 trang 95 SBT Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
a. Nếu lấy thấu kính hội tụ có tiêu cự dài 30 cm làm vật kính của máy ảnh thì
 
b. Nếu buồng tối của máy ảnh không đóng kín thì
 
c. Nếu máy ảnh không được lắp phim thì
 
d. Nếu lấy thấu kính phân kì làm vật kính máy ảnh thì
1. không tạo được ảnh trên phim.
 
2. không ghi lại được hình ảnh muốn chụp.
 
3. máy ảnh sẽ rất cồng kềnh.
 
4. phim sẽ bị lộ sáng và hỏng.
 

Xem lời giải

Bài 47.3 trang 95 SBT Vật lí 9
Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80 cm, đặt cách máy 2 m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2 cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

Xem lời giải

Bài 47.4 trang 95 SBT Vật lí 9

Đề bài

Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3 m.

a. Hãy vẽ ảnh của đỉnh đầu người ấy trên phim (không cần đúng tỉ lệ)

b. Dựa vào hình vẽ, hãy xác định khỏang cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. 

Xem lời giải

Bài 47.5 trang 95 SBT Vật lí 9
Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người cao 1,6 m, đứng cách máy 4 m. Biểu diễn người này bằng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính. Hãy dựng ảnh của người này trên phim, sau đó tính chiều cao của ảnh.

Xem lời giải

Bài 47.6, 47.7, 47.8, 47.9, 47.10 trang 96, 97 SBT Vật lí 9

Bài 47.6

Chỉ ra câu sai. 

Máy ảnh cho phép ta làm được những gì?

A. Tạo ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.

B. Ghi lại ảnh thật đó trên phim hoặc bộ phân ghi ảnh.

C. Tháo phim hoặc bộ phận ghi ảnh ra khỏi máy.

D. Phóng to và in ảnh trong phim hoặc bộ phận ghi ảnh trên giấy.

Xem lời giải

Bài 47.11 trang 97 SBT Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Nhìn chung, máy ảnh là dụng cụ dùng để ghi lại những bức ảnh tĩnh, tức là
 
b. Ngày nay, nhiều máy ảnh kỹ thuật số có khả năng ghi lại những ảnh động như một
 
c. Máy quay phim hay camera cũng phải có một hay nhiều
 
d. Ảnh động (phim) là một chuỗi
1. các ảnh tĩnh ghi ở những thời điểm kế tiếp nhau một cách gần như liên tục.
 
2. vật kính như máy ảnh.
 
3. máy quay phim hay camera.
 
4. các bức ảnh không cử động.
 
 

Xem lời giải

Bài 47.12 trang 97 SBT Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là
 
b. Vật kính là một
 
c. Ảnh của vật qua vật kính là
 
d. Ảnh của vật mà ta thấy được ở trên màn ảnh, sau lưng các máy ảnh kỹ thuật số lại
1. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
 
2. cùng chiều với vật. Đó chắc chắn không phải là ảnh cho trực tiếp bởi vật kính.
 
3. vật kính và buồng tối.
 
4. thấu kính hội tụ có tiêu cự tương đối ngắn.
 

Xem lời giải