Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Chương IV - Sinh 12

Câu 1: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi:

A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit

B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền

D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

Câu 2: Kĩ thuật gen là gì?

A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới. B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng. C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác. D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

Câu 3: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:

A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp. C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

Câu 4: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp:

A. Gây đột biến gen                                                    C. Nhân bản vô tính
B. Gây đột biến dòng tế bào xôma                              D. Sinh sản hữu tính

Câu 5: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

A. Công nghệ chuyển gen B. Công nghệ tế bào C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Câu 6: Trong kỹ thuật cấy gen thông qua sử dụng plasmit làm thể truyền, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là:

  A. Virut         B. Thể thực khuẩn                 C. Vi khuẩn E. Coli                   D. Xạ khuẩn

Câu 7: Plasmit KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?

A. Chứa gen mang thông tin di truyền quy định 1 số tính trạng nào đó.

B. ADN của plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN cuả nhiễm sắc thể. Có khả năng sao mã và điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin

C. Có thể bị đột biến dưới các tác nhân lý, hoá học ở liều lượng và nồng độ thích hợp.

D. Là ADN dạng mạch thẳng trong tế bào vi khuẩn

Câu 8: .Phép lai nào sau đây là lai gần?

A. Tự thụ phấn                                                            B. Giao phối cận huyết          

C. Cho lai giữa các cá thể bất kì                     D. Cả a và b đều đúng

câu 9: Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường dẫn đến hậu quả:

A. Con cháu có sức sống hơn hẳn bố mẹ                  

B. Con cháu thường có biểu hiện thoái hóa

C. Con lai không sinh sản được                                 

D. Con cháu sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu giỏi

câu 10: . Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống:

A. Tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp của các cặp alen của các thế hệ sau

B. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình

C. Duy trì tỉ lệ KG dị hợp tử ở các thế hệ sau

D. Có sự phân tính ở thế hệ sau

câu 12. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

A. Chuyển nhân của TB xoma(2n) vào một TB trứng, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới

B. Chuyển nhân của TB xoma(n) vào một TB trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới

C. Chuyển nhân của TB trứng vào TB xoma, kích thích TB trứng TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

D. Chuyển nhân của TB xoma(2n) vào một TB trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới

câu 13: Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:

A. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp

B. Các cá thể ở thế hệ xuất có KG đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại

C. Không có đột biến xảy ra

D. MT sống luôn luôn ổn định

câu 14: Khi tự thụ phấn các cá thể mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập , số dòng thuần chủng XH theo công thức tổng quát nào sau đây?

A. 2n                            B. 4n                            C. (½)n                         D. 23n

câu 15: Hóa chất  sử dụng để gây ĐB đa bội là:

A. Côsixin                   B. 5 B.U                      C. EMS                       D. NMU

câu 16: Các enzim sử dụng trong tạo AND tái tổ hợp là :

A. ARN – polimeraza và peptidaza                            B. Ligaza và restrictaza

C. ARN – polimeraza và amilaza                                D. amilaza và Ligaza

câu 17: Kĩ thuật cấy gen với mục đích SX các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp , TB nhận dung phổ biến là VK E.coli vì E.coli:

A. Không mẫn cảm với thuốc kháng sinh                  B. Có tốc độ sản sinh nhanh

C. Có tần phát sinh đột biến gây hại cao                    D. Cần MT nuôi dưỡng

câu 18: Nguyên nhân bất thụ của cơ thể lai xa là do:

A. TB cơ thể lai xa chứa bộ NST tăng gấp bội  so với TB của hai loài bố và mẹ

B. TB cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể lai xa sinh trưởng mạnh thích nghi tốt

C. TB cơ thể lai xa không mang các cặp NST tương đồng

D. TB cơ thể lai xa mang đủ bộ NST của hai loài bố và mẹ

câu 19: Thể truyền  là gì?
A. Đoạn AND có khả năng nhân đôi độc lập             B. ADN dạng vòng

C. Đoạn gen cần chuyển                                             D. Plasmit

câu 20: Phát biểu đúng khi nói về plasmid là:

A. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi                 B. Plasmit tồn tại trong nhân TB

C. Plasmit được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen        D. Plasmit là một phân tử ARN

câu 21: . Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường:

A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.

B. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma.

C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.

D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 22: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên tắc bổ sung nhờ enzim:

 A. ADN – pôlimeraza.                                               B. ADN – restrictaza.

C. ADN – ligaza.                                                        D. ARN – pôlimeraza

Câu 23: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?

A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B. Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.

C. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định.

D. Nối đoạn gen cho vào plasmit.

Câu 24: Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen? 

I. Gây đột biến

II. Lai tế bào sinh dưỡng

III. Công nghệ gen

IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa

V. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa

A. 4                             B. 1                             C. 2                             D. 3

Câu 25: Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ tế bào? 

I. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

II. Tạo ra các con đực có kiểu gen giống hệt nhau.

III. Tạo chủng vi khuẩn E.coi sản xuất insulin của người.

IV. Tạo ra cây lai khác loài.

V. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

A. 5                             B.4                              C. 3                             D. 2

Lời giải

1 2 3 4 5
C D B C B
6 7 8 9 10
C D D B B
11 12 13 14 15
  D B C A
16 17 18 19 20
B B C A C
21 22 23 24 25
C C C C C

 


Bài Tập và lời giải

Bài 53.1 Trang 61 SBT hóa học 9

Đề bài

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau :

A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.

C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Xem lời giải

Bài 53.2 Trang 61 SBT Hóa học 9
Giải thích các hiện tượng sau :a) Khi nấu canh cua thấy nổi lên các mảng gạch cua.b) Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính.

Xem lời giải

Bài 53.3 Trang 61 SBT Hóa học 9

Đề bài

Trong các loại lương thực, thực phẩm sau : gạo, kẹo, dầu lạc, trứng, loại nào

a) chứa nhiều chất béo nhất ?

b) chứa nhiều chất đường nhất ?

c) chứa nhiều chất bột nhất ?

d) chứa nhiều protein nhất ?

Xem lời giải

Bài 53.4 Trang 61 SBT Hóa học 9

Đề bài

Khi phân tích chất X được tách ra từ sản phẩm thuỷ phân protein, người ta thấy khối lượng mol phân tử của X là 75 gam/mol.

Đốt cháy 1,5 gam X thấy tạo ra 1,76 gam C02, 0,9 gam H20 và 0,28 gam N2.

a) Hãy xác định công thức phân tử của X.

b) Viết công thức cấu tạo của X.

Xem lời giải