Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 5 - Chương III - Sinh 12

Câu 1: ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định màu hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sâu đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 

A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây hoa màu hồng. B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ. C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng. D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

Câu 2: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0.5A : 0.5a. 

Đột ngột biến đổi thành 0.7A : 0.3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Giao phối không ngẫu nhiên diễn ra trong quần thể. B. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới. C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

Câu 3: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0.36BB + 0.48Bb + 0.16 bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì               

A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi. C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Câu 4: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể:

A. 154.                      B. 184.

C. 138.                      D. 214.

Câu 5: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 là            

A. 0.20AA + 0.40Aa +  0.40aa  = 1.    

B. 0.4375AA + 0.1250Aa + 0.4375aa = 1

C. 0.625AA + 0.125Aa +  0.25 aa = 1.

D. 0.375AA +  0.250Aa + 0.375aa = 1

Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0.6AA : 0.4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là              

A. 96%.                      B. 90%. 

C. 64%.                      D. 32%.

Câu 7: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?               

A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.

B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.

C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.

D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

Câu 8: Quân thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0.3 BB + 0.4 Bb + 0.3 bb = 1.

Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0.95 ?             

A. n = 1.                     B. n = 2.

C. n = 3.                     D. n =  4.

Câu 9: hế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là               

A. 1- (1/2)4.                  B. (1/2)4.

C. 1/8.                          D. 7/8.

Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa : 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1 là                   

A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 

C. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 

D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

Câu 11: Cho cấu trúc di truyền của một quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O:

0.25 IA IA  + 0.20 IA IO  +  0.09 IB IB  +  0.12 IB IO  +  0.30 IA IB  +  0.04IO IO = 1.

Tần số tương đối mỗi alen  IA  , IB , IO    là:              

A. 0.3  :  0.5 :  0.2.

B. 0.5  :  0.2 :  0.3.            

C. 0.5  :  0.3 :  0.2. 

D. 0.2  :  0.5 :  0.3.

Câu 12: Việt Nam, tỉ lệ nhóm máu O chiếm 48.30%, máu A chiếm 19.40%, máu B chiếm 27.90%, máu AB chiếm 4,4%. Tần số tương đối của IA là bao nhiêu?             

A. 0.128.                    B. 0.287.

C. 0.504.                    D. 0.209.

Câu 13: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:      

A. 48.4375%.                    B. 46.8750%. 

C. 43.75%.                        D. 37.5%.

Câu 14: Cho biết gen A: hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a: hoa trắng. Quần thể ban đầu có 0,4375AA + 0,5625aa = 1, trải qua 6 thế hệ tự phối thì tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau quá trình này là  

A. 5% hoa đỏ : 25% hoa trắng  

B. 43,75% hoa đỏ : 56,25% hoa trắng  

C. 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng

D. 87,5% hoa đỏ : 12,5% hoa trắng

Câu 15: Cho 1 quần  thể có cấu trúc di truyền như sau: P: 0,1 AA : 0,7 Aa : 0,2 aa. Cấu trúc

quần thể ở thế hệ F3 nếu quần thể xảy ra quá trình nội phối là  

A.36,25% AA : 17,5% Aa : 46,25% aa

B. 46,25% AA : 17,5% Aa : 36,25% aa        

C. 40,625% AA : 8,75% Aa : 50,625% aa

D. 50,625% AA : 8,75% Aa : 40,625% aa.

Câu 16: Cho biết: D: lông dài, d: lông ngắn. Tần số của D = 0,75. Khi quần thể cân bằng thì tỉ lệ KH của quần thể là:   

A. 75% lông dài : 25% lông ngắn   

B. 25% lông dài : 75% lông ngắn  

C. 6,25% lông dài : 93,75% lông ngắn  

D. 93,75% lông dài : 6,25% lông ngắn.

Câu 17: : Một nhóm quần thể người, nhóm máu O chiểm tỉ lệ 48,35 %, nhóm máu B chiển tỉ lệ 27,49 %, nhóm máu A có tỉ lệ 19,46 %. Tần số tương đối các allele IA, IB, IO trong quần thể là   

A. IA = 0.13, IB = 0.18 , IO = 0.69

B. IA = 0.18, IB = 0.13 , IO = 0.69        

C. IA = 0.26, IB = 0.17 , IO = 0.57     

D. IA = 0.17, IB = 0.26 , IO = 0.57

Câu 18: Gene D: quả dài, trội hoàn toàn so với gene d: quả ngắn; Gene N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gene n: hạt trắng. Hai cặp gene nói trên nằm cùng một cặp NST tương đồng. Số kiểu gene dị hợp về hai cặp gene là:    

A. 2 kiểu                      B. 4 kiểu 

C. 1 kiểu                      D. 8 kiểu

Câu 19: Một quần tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát 0.25AA + 0.50Aa + 0.25aa  = 1. Khi quần thể trên tiến hành tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở F3 là

A. 0.4375AA +  0.0625Aa + 0.4375aa = 1. 

B. 0.625AA + 0.1250Aa + 0.25aa = 1.

C. 0.4375AA + 0.125Aa +  0.4375 aa = 1.   

D. 0.46875AA +  0.0625Aa + 0.46875aa = 1

Câu 20: Ở  một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0.2; tần số của alen B là 0.4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là

A. 1.92%.                      B. 0.96%.

C. 3.25%.                      D. 0.04%.

Câu 21: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8Aa: 0,2aa. Qua chọn lọc, người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau là

A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa 

B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa

C. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa  

D. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa

Câu 22: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là:

A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa 

B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa

C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa   

D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa

Câu 23: Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,7 AA: 0,2 Aa: 0,1 aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là:

A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa   

B. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa.

C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa      

D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

Câu 24: Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IoIo quy định máu O, IAIB quy định máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng có số người mang máu B (kiểu gen IBIB và IBIo) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIo) chiếm tỉ lệ 45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, Io trong quần thể này là:

A. IA = 0.5 , IB = 0.3 , Io = 0.2 

B. IA = 0.6 , IB = 0.1 , Io = 0.3

C. IA = 0.4 , IB = 0.2 , Io = 0.4   

D. IA = 0.2 , IB = 0.7 , Io = 0.1

Câu 25: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:

A. A = 0,25 ; a = 0,75   

B. A = 0,50 ; a = 0,50

C. A = 0,30 ; a = 0,70   

D. A = 0,35 ; a = 0,65

Lời giải

1 2 3 4 5
B B C C B
6 7 8 9 10
B C C B C
11 12 13 14 15
C C A B C
16 17 18 19 20
D A A B A
21 22 23 24 25
D C D A C

 


Bài Tập và lời giải

Bài 22.1 Trang 27 SBT Hóa học 9

Đề bài

Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.

Xem lời giải

Bài 22.2 Trang 27 SBT Hóa học 9
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.

Xem lời giải

Bài 22.3 Trang 27 SBT Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc.  

Natri

Đồng

Sắt

Nhôm

Bạc

a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl

 

 

 

 

 

b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ

 

 

  

 

 

c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối

 

 

 

 

 

d) Tác dụng mãnh liệt với H2O

 

 

 

 

 

Xem lời giải

Bài 22.4 Trang 27 SBT Hóa học 9

Đề bài

Một phần dãy hoạt động hoá học của kim loại được viết như sau :

Mg Zn Fe Pb Cu Ag

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Kim loại magie có thể thế chỗ kim loại kẽm trong dung dịch muối.

B. Kim loại sắt có thể thế chỗ kim loại kẽm trong dung dịch muối.

C. Kim loại chì có thể thế chỗ kim loại sắt trong dung dịch muối.

D. Kim loại bạc có thể thế chỗ kim loại đồng trong dung dịch muối.

Xem lời giải

Bài 22.5 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.

a)  Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.

b)  Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.

Xem lời giải

Bài 22.6 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :

\(Fe\buildrel {(1)} \over\longrightarrow FeC{l_3}\buildrel {(2)} \over\longrightarrow Fe{(OH)_3}\buildrel {(3)} \over\longrightarrow F{e_2}{O_3}\buildrel {(4)} \over\longrightarrow Fe\)

Xem lời giải

Bài 22.7* Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a)  Viết phương trình hoá học.

b)  Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

Xem lời giải

Bài 22.8 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là

A. 35% và 65% ;              B. 40% và 60% ;

C. 70% và 30% ;              D. 50% và 50%.

Xem lời giải

Bài 22.9 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgN03 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối sắt clorua là công thức nào dưới đây ? (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).

A. FeCl2 ;                 B. FeCl3 ;

C. FeCl ;                  D. FeCl4.

Xem lời giải

Bài 22.10 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.

Xem lời giải

Bài 22.11 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.

Xem lời giải

Bài 22.12 Trang 28 SBT Hóa học 9

Đề bài

Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và Al trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.

a)  Viết các phương trình hoá học.

b)  Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.

Xem lời giải

Bài 22.13 Trang 29 SBT Hóa học 9

Đề bài

Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.

a)  Viết các phương trình hoá học.

b)  Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.

Xem lời giải

Bài 22.14 Trang 29 SBT Hóa học 9

Đề bài

Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.

Xem lời giải

Bài 22.15 Trang 29 SBT Hóa học 9

Đề bài

Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HCl 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dung dịch Y.

Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 gam. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?

Xem lời giải

Bài 22.16* Trang 29 SBT Hóa học 9

Đề bài

Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.

Xem lời giải